Soạn bài Xe đêm lớp 8 siêu hay

Xe đêm là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Nga Côn-xtan-tin Pau-xtốp-ki kể về An-đéc-xen (Andersen) cùng hai hành khách khác là một nhà tu hành, một thiếu phụ cùng đi trên chuyến xe đêm từ Vơ-ni-dơ (Venice) đến Vê-rô-na (Verona). Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn bài Xe đêm ngắn gọn xúc tích giúp các em nhanh chóng nắm được nội dung của bài cũng như trả lời các câu hỏi trong SGK.

Soạn bài Xe đêm

1. Soạn bài Xe đêm tác giả tác phẩm

1. Tác giả

- Côn-xtan-tin Pau-xtốp-ki (1892-1968) là nhà văn Nga nổi tiếng.

- Truyện ngắn của ông mang chất thơ nhẹ nhàng, tinh tế, khơi dậy ở người đọc sự rung cảm trước những vẻ đẹp bình dị, khuất lấp, dễ bị lãng quên trong đời sống

- Một số tác phẩm của ông đã được dịch ra bằng tiếng Việt: Cô gái làm ren (1958), Chiếc nhẫn bằng thép (1973), Một mình với mùa thu (1980), …

2. Tác phẩm

- Chủ đề: Truyện gửi gắm thông điệp về sức mạnh của trí tưởng tượng và ảnh hưởng của nó trong văn chương cũng như trong đời sống

- Thể loại: Truyện ngắn.

- Ngôi kể: Ngôi thứ 3.

- Nhân vật chính: An-đéc-xen.

- PTBĐ: Tự sự.

- Các sự việc chính:

+An-đéc-xen (Andersen) cùng hai hành khách khác là một nhà tu hành, một thiếu phụ cùng đi trên chuyến xe đêm từ Vơ-ni-dơ (Venice) đến Vê-rô-na (Verona).

+ Trên đường đi, họ gặp ba cô gái muốn lên xe nhưng không có tiền, An-đéc-xen đã giúp trả tiền cho họ

+ Trên chuyến xe ấy, để góp vui, An-đéc-xen đã trò chuyện cùng các cô gái, thử tưởng tượng về cuộc sống, tiên đoán về hạnh phúc và tương lai của họ,… Các cô gái say sưa lắng nghe.

-> Cốt truyện đa tuyến.

2. Trả lời câu hỏi bài Xe đêm trang 76

Câu 1. Chân dung nhân vật An-đéc-xen hiện lên qua những chi tiết nào? Hãy nêu nhận xét của em về nhân vật.

- Chân dung An-đéc-xen trong thực tế và trong tưởng tượng của ông:

+ Trong thực tế, An-đéc-xen là người xấu trai, cao kều, nhút nhát.

+ Trong tưởng tượng, ông luôn hình dung mình là người đẹp trai, trẻ trung, hoạt bát, tự nhận mình “có mái tóc rậm, lượn sóng”, gương mặt “rám nắng”, đôi mắt xanh “lúc nào cũng ánh cười”, …

+ Ông tự nhận mình là một nhà tiên tri, đoán được tương lai và nhìn thấu được bóng tối, cũng xem mình là một hoàng tử bất hạnh như Hăm-lét -> Chi tiết này cho thấy An-đéc-xen có phần tự ti với ngoại hình và thực tế của bản thân, luôn khát khao hướng đến những điều tốt đẹp, theo đuổi sự hoàn mĩ và lãng mạn.

Câu 2. An-đéc-xen đã tiên đoán như thế nào về tương lai của các cô gái mới quen? Qua đó, em nhận ra mong ước, tình cảm gì của ông dành cho những cô gái ấy?

Đối với Ni-cô-li-na:

An-đéc-xen tiên đoán “nếu chẳng may có chuyện gì không lành xảy ra với người yêu của cô, cô sẽ chẳng đắn đo suy nghĩ, lên đường, vượt qua ngàn dặm, qua núi tuyết và sa mạc khô cằn để gặp chàng, cứu chàng khỏi cơn nguy khốn”.

Với Ma-ri-a:

+ An-đéc-xen tiên đoán cô sẽ “gặp được một người xứng đáng với trái tim nhiều mong muốn của cô”, và người đó “tất nhiên phải là một người tuyệt vời”, “có một tâm hồn lớn lao”

Với An-na:

+ An-đéc-xen tiên đoán cô sẽ hạnh phúc với sự bận bịu khi chăm sóc những đứa con và chồng tương lai sẽ “đỡ cô một tay trong việc đó”

-> Có thể thấy trong lời tiên tri, An-đéc-xen đã gửi gắm tình cảm đôn hậu, dịu dàng, mong muốn các cô gái đều có tương lai tốt đẹp. Ông mong ước các cô gái mới quen có một cuộc đời hạnh phúc, đặt niềm tin vào cuộc sống, tình cảm mà ông dành cho các cô là sự mến mộ đầy chân thành, tha thiết. Những cô gái xinh đẹp có thể tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình, bởi vẻ đẹp của họ đủ để họ có được hạnh phúc.

Câu 3. Theo An-đéc-xen kể lại, ông đã mang đến niềm vui cho cháu bé trong gia đình kiểm lâm xứ Giuýt-len. Em có đồng tình với ý kiến “trái tim bé sẽ không dễ bị trơ lì như với những người chưa từng chứng kiến chuyện cổ tích như thế” không? Vì sao?

Câu trả lời của An-đéc-xen: “trái tim bé sẽ không dễ bị trơ lì như với những người chưa từng chứng kiến truyện cổ tích như thế” đầy sức thuyết phục. Ông đã hiểu được ý nghĩa của những câu chuyện cổ tích trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, sự ngây thơ của trẻ và chắp cánh cho trí tưởng tượng của các em, giúp các em thoát khỏi sự “trơ lì” vô cảm trước những vui buồn của cuộc đời.

=> An-đéc-xen là người yêu mến trẻ thơ, biết đem đến niềm vui và hạnh phúc cho trẻ thơ bằng những hành động đầy sáng tạo.

Câu 4. Truyện cổ An-đéc-xen đã chinh phục hàng triệu trái tim độc giả. Theo em, trí tưởng tượng đã giúp ích như thế nào cho An-đéc-xen trong việc viết truyện cổ tích?

Mọi người đều biết đến tài năng của An-đéc-xen là ở những pho truyện cổ tích do ông kể. Truyện cổ tích của ông bộc lộ một khả năng kì lạ của trí tưởng tượng. Thế giới xung quanh bước vào truyện kể của ông thật sinh động. Từ một chiếc lá rơi, một con kiến tha mồi, một con chim gõ kiến…đều biết nói năng, đi lại, có hồn, thậm chí cả chiếc bình mực cạn cũng trở thành câu chuyện say đắm lòng người. Có thể nói, trí tưởng tượng của Andersen khó có ai sánh nổi. Nhờ trí tưởng tượng phong phú kì diệu hòa quyện với một trái tim nhân hậu, ông đã sáng tạo ra những câu chuyện hấp dẫn, có ý nghĩa sâu xa và sức cuốn hút kì lạ. Nhà văn Nguyễn Tuân đã có nhận định về truyện An-đéc-xen: “Một em nhỏ nào đã đọc qua truyện ngắn An-đéc-xen thì trọn đời không khi nào quên và dửng dưng với thơ ca, mộng ước, tình yêu thương và lòng công bằng…”.

Câu 5. Qua đoạn trích, em nhận ra tình cảm, thái độ gì của nhà văn Pau-xtốp-xki đối với nhà văn An-đéc-xen?

Pau-tốp-xki có sự hiểu biết sâu sắc về cuộc đời An-đéc-xen, đồng điệu, hiểu An-đéc-xen. Nhân vật trong câu chuyện thấp thoáng bóng dáng của An-đéc-xen ngoài đời: từ ngoại hình, tính cách đến những tưởng tượng, suy tư.

- Nhân vật An-đéc-xen trong câu chuyện mang vẻ đẹp lãng mạn, nhân hậu với trái tim trong sáng, đầy ắp tình thương yêu con người, đặc biệt là với trẻ thơ. Điều này cho thấy thái độ trân trọng, yêu mến, ngợi ca của Pau-tốp-xki dành cho An-đéc-xen.

Câu 6. Theo em, nghệ thuật của đoạn trích có gì nổi bật?

Xây dựng cốt truyện hấp dẫn, sáng tạo được tình huống hợp lý để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật (tình huống ba cô gái đi nhờ xe; tình huống đem đến niềm vui cho con gái người gác rừng xứ Giuýt-len)

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Kết hợp hiện thực và tưởng tượng, hư cấu khi xây dựng nhân vật An-đéc-xen.

+ Nhân vật được khắc họa sinh động qua lời đối thoại kết hợp với lời người kể chuyện.

- Ngôn ngữ kể chuyện trong sáng, đầy chất thơ.

- Nghệ thuật tạo dựng không gian, thời gian truyện độc đáo: Một chuyến xe đêm. Sự tĩnh lặng của màn đêm và không gian của những hạt mưa lất phất, tiếng thì thầm của cỏ cây... chắp cánh cho trí tưởng tượng của con người.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 1.531
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trần Viết Hoàng
    Trần Viết Hoàng

    ko hay lắm :))

    Thích Phản hồi 19:56 31/03