Phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của bà huyện Thanh Quan
Phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật Chiều hôm nhớ nhà
- 1. Dàn ý phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà
- 2. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài Chiều hôm nhớ nhà
- 3. Phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà ngắn nhất
- 4. Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Chiều hôm nhớ nhà
- 5. Phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà hay
- 6. Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà ngắn gọn
Chiều hôm nhớ nhà là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của nữ sĩ Bà huyện Thanh Quan. Là bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, Chiều hôm nhớ nhà là một áng văn đậm ân tình và cảm xúc của tác giả đối với quê hương của mình. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà cùng với một số bài văn mẫu phân tích Chiều hôm nhớ nhà để các em có thêm gợi ý hoàn thành bài viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật lớp 8.
1. Dàn ý phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà
1. Mở bài:
Chiều hôm nhớ nhà Bà Huyện Thanh Quan đã khẳng định tài hoa thơ phú của mình.
Nội dung: Bài thơ chứa một niềm tâm sự hoài cổ, nuối tiếc thời xưa được thể hiện qua nghệ thuật miêu tả cảnh để bộc lộ tình của tác giả.
2. Thân bài:
Giới thiệu: Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng trong thời kỳ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Bà sáng tác thơ rất ít nhưng hầu hết những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn.
=> bộc lộ tài năng độc đáo của mình: sâu lắng, hoài cổ, buồn nhớ trong nỗi niềm tâm sự cùng với nghệ thuật đặc sắc "tức cảnh sinh tình" thật trang nhã, đầy hình tượng.
Đặc sắc:
Ở bài thơ, ta đều bắt gặp một quang cảnh buồn, hoang vắng, cô tịch. Đó là cảnh buổi hoàng hôn tím sẫm, cái khoảng không gian và thời gian buồn, gợi nhớ nhất trong một ngày.
Cả hai bài thơ đều có hình ảnh con người nhưng chỉ thoáng bóng thôi, và quang cảnh chỉ có thế. Đó là những người dân lao động nghèo, vất vả làm ăn, sinh hoạt của họ thật tẻ nhạt, thiếu sinh động.
Bà luôn hoài cổ để chối bỏ thực tại và bày tỏ sự chán ghét thực tại. Đó là nỗi nhớ nước, nhớ nhà bà luôn giấu kín trong lòng
Trước cảnh, bà bộc lộ được niềm tâm sự của mình, một tâm sự hoài cổ, đầy nuối tiếc, muốn níu giữ những kỉ niệm xa xưa.
=> Chính nét đặc sắc đó về nội dung cũng như nghệ thuật "tức cảnh sinh tình" trong thơ bà đã nâng bà vượt lên, có một phong cách riêng, không thể lẫn vào đâu được với những Hồ Xuân Hương đầy trần tục mà rất Việt Nam, Nguyễn Du mang tư tưởng định mệnh... Tóm lại bà có một phong cách thơ rất đặc biệt.
3. Kết bài:
Qua Chiều hôm nhớ nhà Bà Huyện Thanh Quan đã khẳng định tài hoa thơ phú của mình. Hai bài thơ chứa một niềm tâm sự hoài cổ, nuối tiếc thời xưa được thể hiện qua nghệ thuật miêu tả cảnh để bộc lộ tình của tác giả. Cả hai mặt nội dung và nghệ thuật hoà quyện vào nhau thật nhuần nhuyễn, điêu luyện, mang một sắc thái riêng biệt, đặc sắc.
2. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài Chiều hôm nhớ nhà
Thơ của Bà Huyện Thanh Quan phảng phất niềm hoài cổ hoặc nỗi buồn li biệt. Bài Chiều hôm nhớ nhà nằm trong chùm thơ mà Bà Huyện Thanh Quan sáng tác trong những tháng ngày nữ sĩ vào kinh đô Huế nhận chức nữ quan trong triều Nguyễn. Xa quê hương, xa gia đình, nỗi nhớ nhà da diết khiến bà không yên lòng khi nghe tiếng tù và gọi hoàng hôn về. Buổi chiều thường gợi thương gợi nhớ. Cảnh hoàng hôn đất khách đã gieo khơi sâu thêm nỗi nhớ ấy. Nhất là khi chứng kiến cảnh lão ngư gác mái chèo xuôi về bến xa, chú bé chăn trâu gõ sừng trở về thôn vắng. Nhịp sinh hoạt thường nhật cuối ngày với các hoạt động “về”, “lại” khiến nữ sĩ cảm thấy chạnh lòng. Ai cũng đang mải miết trở về, còn mình thì quê nhà mỗi lúc một cách xa.. Cảm giác cô đơn nhuốm cả vào những câu thơ tả cảnh cánh chim, dặm liễu. Chúng cũng như mỏi mệt, hiu hắt bởi mang tâm trạng của con người. Cảm xúc như vỡ òa trong hai câu kết. Phép tiểu đối trong câu thứ bảy và sử dụng câu hỏi tu từ trong câu cuối nhấn mạnh hoàn cảnh li biệt và nỗi cô đơn, trống vắng đến tận cùng trong lòng người lữ khách.
3. Phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà ngắn nhất
Cùng với Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan là một trong số những nữ thi sĩ hiếm hoi của nền văn học trung đại đã để lại cho hậu thế những thi phẩm xuất sắc. Trong số 6 bài thơ Đường luật bà để lại, tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà như một cơn gió mang hơi thở của quê hương, nơi mà mỗi từ ngữ là hình ảnh sâu lắng về nỗi nhớ, về sự gắn bó chặt chẽ với đất đai và con người.
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
(Qua Đèo Ngang)
Còn trong bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà”, cảnh chiều được miêu tả như sau:
Trời chiều băng lảng bóng hoàng hôn
(Chiều hôm nhớ nhà)
Trước khung cảnh này, những ai không cảm xúc cũng phải cảm thấy buồn, chứ không nói gì đến người nhạy cảm như nữ sĩ. Trong bài “Qua Đèo Ngang”, hình ảnh nghệ thuật đầu tiên là bóng xế tà, thì trong “Chiều hôm nhớ nhà”, đó cũng là bóng hoàng hôn. Trong thơ cổ, hình ảnh bóng chiều thường được dùng để diễn tả tâm trạng và nỗi buồn. Buổi chiều gợi nhớ về quê hương và gia đình, đặc biệt là khi là người lữ thứ xa quê, trên đỉnh Đèo Ngang chỉ có:
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa thì ở
Trong “Chiều hôm nhớ nhà”, không khí cũng vắng vẻ và lạnh lùng:
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn
Đây là âm thanh làm ta cảm nhận rõ nhất nỗi buồn. Tiếng ốc xa xăm, lúc đều lúc nhặt, càng làm nổi bật nỗi buồn của nhà thơ. Cả hai bài thơ đều phản ánh nỗi buồn sâu thẳm. Từ cuộc sống náo nhiệt ở kinh đô Thăng Long, chuyển đến Đèo Ngang, nữ sĩ cảm thấy nỗi buồn chất chứa. Hình ảnh con người trong cả hai bài thơ chỉ là những bóng dáng mờ nhạt của những người lao động nghèo khổ, cuộc sống đơn sơ và tẻ nhạt:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
(Qua Đèo Ngang)
Và
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
(Chiều hôm nhớ nhà)
Thủ pháp đảo ngữ trong thơ tạo nên hình ảnh cuộc sống thưa thớt và vắng vẻ. Vì vậy, Bà Huyện Thanh Quan không thể vui vẻ, càng không thể thờ ơ trước cảnh buồn man mác. Nỗi niềm u hoài là nỗi lòng của nữ sĩ, nhớ về một thời vàng son đã qua. Trước cảnh vật hiện tại, lòng bà cháy bỏng với nỗi nhớ quê và thương nước, hòa cùng âm thanh của tiếng cuốc và gia gia.
Nghệ thuật chơi chữ quốc (nước) và gia (nhà) làm nổi bật nỗi nhớ nước, nhớ quê của nhà thơ. Tiếng cuốc kêu như một tiếng gọi thiết tha trong tâm tư bà, gửi gắm nỗi nhớ quê hương và đất nước:
Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi
Răm liễu sương sa khách bước dồn
(Chiều hôm nhớ nhà)
Chiều tà, mặt trời sắp tắt, bóng đêm bao phủ, chim tìm nơi ngủ, lữ khách tìm chốn nghỉ. Bà Huyện Thanh Quan rất nhớ quê, muốn trở về nhưng lại bất lực:
Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn
(Chiều hôm nhớ nhà)
Ở đây, tác giả sử dụng điển cổ “Chương Đài” để thể hiện sự xa cách giữa bà và quê hương. Bà tìm kiếm ai để chia sẻ nỗi buồn, nỗi cô đơn. Đối diện với cảnh Đèo Ngang, nữ sĩ như gặp lại chính mình:
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
Mảnh tình riêng đó là tâm sự cô đơn trước mây trời và sông nước. Bà và cảnh hòa quyện trong một tâm trạng chung. Dù cảnh vật bao la, rộng lớn, nhưng tâm trạng của nhà thơ lại u hoài. Cảnh và tình hòa quyện trong những vần thơ buồn bã, cô đơn.
Hai bài thơ trên là minh chứng rõ ràng cho phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan. Sự kết hợp giữa chất cổ điển và trữ tình tạo nên thành công nổi bật cho hai bài thơ. Dù đã gấp sách lại, chúng ta vẫn không thể quên những vần thơ tuyệt vời như vậy.
4. Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Chiều hôm nhớ nhà
Trong làng thơ Việt Nam, có những nữ sĩ để lại cho thơ ca dân tộc những dấu ấn đẹp. Nếu thơ Hồ Xuân Hương tài ba, ngạo mạn thì thơ bà Huyện Thanh Quan lại trang nhã, trữ tình và duyên dáng. Đọc thơ bà, ta thấy nỗi buồn man mác, tâm trạng hoài cổ thật thanh cao đượm sự cô đơn, trống vắng. Một trong những bài thơ đó là tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà. Tìm hiểu bài thơ ta sẽ thấy tài thơ điêu luyện của Bà:
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn
Ở hai câu đề, khoảng thời gian là trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn. Ánh sáng vẫn còn đó, nhưng chỉ còn là ánh lờ mờ của ngày tàn và đêm sắp tới. Câu thơ chỉ giới thiệu thời gian mà người đọc như cảm thấy cả không gian một vùng quê rộng lớn. Trước thiên nhiên ấy, giữa trời và đất, có một cái gì đó tràn ngập con người nhạy cảm. Buổi chiều là thời gian dễ buồn nhất và đó cũng là khoảng thời gian thường xuất hiện trong thơ của bà Huyện Thanh Quan. Con người trong cuộc sống hỗn độn, ồn ào vẫn có một lúc nào đó trở về với cái bình yên muôn thuở của thiên nhiên, về với chính lòng mình. Và lúc này chính là khoảnh khắc đó của nữ sĩ.
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn
Âm thanh từ xa vẳng đến như thúc giục, nhưng vẫn có cái trầm lặng trong đó báo hiệu cho mọi người: ngày sắp hết. Ta như gặp một nét thân quen, man mác của câu ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Tâm trạng của tác giả đã phần nào được ngầm hiểu trong cách lựa chọn thời gian, không khí và thanh âm. Trong cảnh chiều, trong tiếng gọi tàn ngày đó, con người hiện ra:
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Câu thơ với nhịp 2/5 làm cho ta có cảm giác hoạt động con người đang giảm dần, đang đi tới kết thúc. Phép đối rất chuẩn cùng với những từ Hán Việt đã góp phần tạo nên vẻ trang nhã, cổ kính của hai câu thơ gợi tả này. Trước cảnh thiên nhiên to lớn, con người thật nhỏ, yếu thế và có phần đơn độc. Đó cũng là đặc điểm của thơ Thanh Quan. Gặp cảnh và người ở đây ta không thể không liên tưởng đến cảnh và người.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Trong Qua đèo Ngang của cùng tác giả, cảnh và người đều vậy: lặng lẽ, đượm buồn. Ta có cảm giác nhà thơ cũng đang lặng lẽ, thẩn thờ. Và con đường trước mắt bà thì sao, hai câu luận đã vẽ ra khung cảnh:
Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Khoảng đường trước mắt như vô tận. Chim bay mỏi mà chưa tới nơi, khách bước dồn mà chưa tới chốn. Con đường đi hay con đường đời đang dàn trải? Phép đối từng cặp hình ảnh ngàn mây dặm liễu, gió cuốn - sương sa, chim bay mỏi - khách bước dồn làm ý thêm nhấn mạnh. Những từ ngữ bước dồn, bay mỏi cho thấy tâm trạng chán chường, mỏi mệt của nhà thơ. Tâm trạng ấy tất dẫn đến hai câu thơ kết thúc:
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn
Không có ai để tâm sự, trời đất thì bao la, vắng lặng, trống trải, khiến tác giả quay về với nội tâm, với lòng buồn sẵn có của mình. Câu thơ cuối, vừa như một câu cảm, vừa như một câu hỏi. Ta đã từng bắt gặp những câu thơ tài ba đó trong thơ bà:
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
(Qua đèo Ngang)
Và
Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường
(Thăng Long hoài cổ)
Qua đó, ta càng hiểu được nỗi niềm tâm sự của tác giả. Mang tiếng nói của tầng lớp quý tộc phong kiến đang trên đường suy thoái, thơ Thanh Quan biểu hiện một khía cạnh tư tưởng của văn chương thế kỉ 18 - 19, phản ánh tâm tư của lớp nho sĩ chán nản bế tắc. Tiếng thơ đó cũng biểu hiện tâm trạng hoài cổ, thiết tha nhớ nhà Lê đã suy vi. Phải chăng đó cũng là tâm tình của tập đoàn phong kiến đã hết thời vàng son, hết vai trò lịch sử? Đặt bài thơ của nữ sĩ vào bối cảnh lịch sử như thế, ta có biểu hiện sâu thêm cái buồn trong lòng bà: cái buồn thời đại.
Thơ bà buồn, nhưng không vì thế mà mất vẻ đẹp gợi cảm. Trái lại, nhờ vậy càng tăng thêm phần đặc sắc. Thơ bà đẹp một cách trầm lặng như chính tâm hồn bà.
Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan mãi mãi đưa đến cho chúng ta những cảm xúc chân thành, đậm đà trước nét buồn thanh tao, đưa đến những suy nghĩa sâu xa hơn về con người và xã hội. Một bài thơ đóng lại nhưng còn mở ra, tạo nên một dư âm trong lòng người đọc.
5. Phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà hay
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
(Qua đèo Ngang)
“Nhớ nước” - “thương nhà” là hai dòng tình cảm sâu sắc của Bà Huyện Thanh Quan. “Nhớ nước”, bà có bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ”, “thương nhà”, bà có bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà”. Dưới triều Tự Đức, bà được mời về kinh nhậm chức Cung trung giáo tập để dạy các công chúa, cung phi. Sống trong cung đình, nhưng bà tự coi mình như kẻ “lữ thứ”, tấm lòng của bà luôn luôn hướng về chốn “Chương Đài”. Tâm sự “thương nhà” của bà được diễn tả một cách tài hoa trong bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà”:
“Chiều trời hảng lảng hóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim hay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn,
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?”.
Bà Huyện Thanh Quan đã chọn luật bằng vần bằng cho bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” (Bài “Thăng Long thành hoài cổ” là luật trắc vần bằng) hợp với điệu hoài cảm của tâm hồn thi nhân. Mở đầu bài thơ là hình ảnh buổi hoàng hôn với điệu nhạc chiều êm ái, thổn thức:
“Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa dưa vẳng trống dồn”
Trong cả ba bài thơ nổi tiếng, Bà Huyện Thanh Quan đều nói đến chiều tà.
“Bước tới đèo Ngang bóng xé tà”
(Qua đèo Ngang)
“Nền củ lâu đài bóng tịch dương”
(Thăng Long thành hoài cổ)
“Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn”
Từ “bảng lảng” tả ánh sáng buổi hoàng hôn thật là đặc sắc. Cảm nhận về ánh sáng như vậy thật là thi sĩ. “Bảng lảng” là ánh nắng đã nhạt, loãng, yếu ớt của buổi chiều tàn. Ánh nắng hạ xuống thì nhạc chiều nổi lên. Điệu nhạc trầm buồn của tiếng ốc từ xa đưa lại, tiếng trống cũng xa, chỉ nghe văng vẳng nhưng dồn dập thổn thức. Cái tôi trữ tình của thi nhân lặng phía sau hình ảnh và âm thanh. Cái gì nữ sĩ nhìn thấy, gần gũi thì nhạt nhòa, tàn phai. Nữ sĩ lắng nghe, đón nhận những âm vang từ xa, cho nên khúc nhạc chiều trầm buồn đó cũng là khúc nhạc lòng của thi nhân.
Nhà thơ mở rộng không gian của buổi hoàng hôn, trở về với những hình ảnh gần gũi thân quen của những người lao động:
“Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn”
Bà Huyện Thanh Quan vẫn không thoát khỏi những đề tài “ngư, tiều, canh, mục” quen thuộc trong thơ cổ điển. Nhưng bà vẫn có sáng tạo riêng. Bà chỉ chọn hai nhân vật cho buổi “chiều hôm” là “ngư ông” và “mục tử’. Nét linh hoạt của câu thơ là ở những cử chỉ của nhân vật. Hai cử chỉ nghịch nhau mà lại cùng diễn tả một ý tưởng. “Gác mái” là ngư ông nghỉ ngơi, đảo vị ngữ “Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhân mạnh cử động của mục tử (người chăn trâu) nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi. Nhưng cả ngư ông và mục tử trên đường trở về đều có khoảng cách “ngư ông về viễn phố”, ngư ông về bến xa, “mục tử lại cô thôn”, người chăn trâu về xóm lẻ loi. Khoảng cách ấy cũng là khoảng cách trong lòng thi nhân với quê hương xứ sở của mình, thành ra có ba con người, ngư ông, mục tử và nữ sĩ chẳng gắn bó gì với nhau cả lại cùng giông nhau ở một điểm là chiều hôm, mỗi người đều hướng về nơi chôn thân yêu của mình. Tóm lại, hai câu thực đã thể hiện một cách tài hoa chủ đề chiều hôm nhớ nhà.
Chuyển sang hai câu luận, không gian thơ được mở lên chiều cao với những hoạt động của thiên nhiên trong buổi chiều hôm:
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn”
Hình ảnh thật đẹp, thật gợi cảm. Nhà thơ đã chọn được những tín hiệu thẩm mĩ có khả năng diễn tả tâm tình của thi nhân. Hình ảnh “ngàn mai gió cuốn” vừa rộng lớn, thoáng, vừa sôi động. Rừng mai bạt ngàn càng thấy sự lẻ loi đơn chiếc của thi nhân, hình ảnh “gió cuốn” gợi sự xao động bên trong của nữ sĩ. Hình ảnh cánh chim chiều “bay mỏi” cũng gợi tâm trạng của thi nhân. Làm sao giữa không gian bạt ngàn của rừng mai mà nhận ra “chim bay mỏi”? Phải có con mắt rất tinh, nhưng như thế vẫn chưa đủ, phải là con mắt của tấm lòng. Còn “dặm liễu” thì thơ mộng mà “dặm liễu sương sa” thì vừa thơ mộng vừa lạnh lẽo. Cái lạnh của sương chiều đã thúc bước chân của người đi đường “khách bước dồn”. Cái hay của hai câu luận là không gian được mở ra với những hình ảnh đẹp, thơ mộng, gợi cảm và chủ đề Chiều hôm nhớ nhà cũng mở ra đến chiều sâu thẳm. Chỉ tiếc là từ “dồn” (bước dồn) trong câu luận đã lặp lại từ “dồn” (trông dồn) trong câu thừa đề khiến cho bài thơ nghèo đi một chút.
Dòng tình cảm ngầm chảy suốt qua các hình ảnh và nhạc điệu đến đây lộ ra tha thiết, nồng nàn:
“Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?”
Nữ sĩ dùng những từ phiếm chỉ như “kẻ”, “người”, “ai” vừa thuận với thi pháp “phi ngã” (không có cái tôi) thời bấy giờ mà cũng vừa hợp với tâm tình của thi nhân, tha thiết nhưng không ủy mị (người trí mài), nồng nàn nhưng vẫn e ấp. “Kẻ chốn Chương Đài” là tác giả dùng điển cố. Xưa có người gửi thư về cho vợ là Liễu Thị hỏi: “Cây liễu Chương Đài xanh xanh trước kia nay còn không?”. Và từ đó “Chương Đài” thành ước lệ quê nhà trong văn chương. “Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ” là kẻ ở quê nhà, người ở quán trọ (lữ thứ) xa xôi cách trở. Nữ sĩ dùng chữ “lữ thứ” thật bất ngờ. Bà đang dạy học cho các công chúa và cung phi trong cung vua, còn đâu hoa lệ và sang trọng hơn? Vậy mà nữ sĩ coi đấy cũng chẳng qua là quán trọ. Tác giả dùng từ Hán Việt “lữ thứ” phần nào trung hòa được tinh thần ngạo mạn của bà. Cho nên trong sâu thẳm tình cảm nhớ nhà của bà là tình nhớ nước. Bà chẳng tha thiết, chẳng gắn bó gì với triều đại đương thời, nữ sĩ cảm thấy như bị lưu đày nơi đất khách quê người. Và câu hỏi tu từ “Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” càng trào dâng lên nỗi nhớ nhà của kẻ “lữ thứ”.
Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” được Bà Huyện Thanh Quan viết theo bút pháp tả cảnh gợi tình quen thuộc trong thơ cổ điển. Từng bình ảnh, từng âm thanh đều gợi đến tâm trạng nhớ nhà của nữ sĩ. Nỗi nhớ nhà của nữ sĩ thật là thâm trầm, sâu sắc, nhân bản. Trong quan hệ xã hội, bà không được chia sẻ, sốhg với một triều đại mà bà chỉ hướng về ánh hào quang của quá khứ, “một mảnh tình riêng ta với ta” (Qua đèo Ngang) nên bà dồn tình cảm nhớ thương cho gia đình, cho những người thân yêu. Trước tình trạng lỏng lẻo của những môi quan hệ gia đình hiện nay thì một tiếng thơ (cũng là tiếng lòng) của Bà Huyện Thanh Quan cũng có giá trị tinh thần nhân bản, cao quý của gia đình.
6. Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà ngắn gọn
Nhớ nước” – “thương nhà” là hai dòng tình cảm sâu sắc của Bà Huyện Thanh Quan. “Nhớ nước”, bà có bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ”, “thương nhà”, bà có bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà”.
Dưới triều Tự Đức, bà được mời về kinh nhậm chức Cung trung giáo tập để dạy các công chúa, cung phi. Sống trong cung đình, nhưng bà tự coi mình như kẻ “lữ thứ”, tấm lòng của bà luôn luôn hướng về chốn “Chương Đài”. Tâm sự “thương nhà” của bà được diễn tả một cách tài hoa trong bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà”:
“Chiều trời bảng lảng hóng hoàng hôn
…..
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?”.
Bà Huyện Thanh Quan đã chọn luật bằng vần bằng cho bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” (Bài “Thăng Long thành hoài cổ” là luật trắc vần bằng) hợp với điệu hoài cảm của tâm hồn thi nhân. Mở đầu bài thơ là hình ảnh buổi hoàng hôn với điệu nhạc chiều êm ái, thổn thức:
“Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa dưa vẳng trống dồn”
Trong cả ba bài thơ nổi tiếng, Bà Huyện Thanh Quan đều nói đến chiều tà.
“Bước tới đèo Ngang bóng xé tà”
(Qua đèo Ngang)
“Nền củ lâu đài bóng tịch dương”
(Thăng Long thành hoài cổ)
“Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn”
Từ “bảng lảng” tả ánh sáng buổi hoàng hôn thật là đặc sắc. Cảm nhận về ánh sáng như vậy thật là thi sĩ. “Bảng lảng” là ánh nắng đã nhạt, loãng, yếu ớt của buổi chiều tàn. Ánh nắng hạ xuống thì nhạc chiều nổi lên. Điệu nhạc trầm buồn của tiếng ốc từ xa đưa lại, tiếng trống cũng xa, chỉ nghe văng vẳng nhưng dồn dập thổn thức.
Cái tôi trữ tình của thi nhân lặng phía sau hình ảnh và âm thanh. Cái gì nữ sĩ nhìn thấy, gần gũi thì nhạt nhòa, tàn phai. Nữ sĩ lắng nghe, đón nhận những âm vang từ xa, cho nên khúc nhạc chiều trầm buồn đó cũng là khúc nhạc lòng của thi nhân.
Nhà thơ mở rộng không gian của buổi hoàng hôn, trở về với những hình ảnh gần gũi thân quen của những người lao động:
“Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn”
Bà Huyện Thanh Quan vẫn không thoát khỏi những đề tài “ngư, tiều, canh, mục” quen thuộc trong thơ cổ điển nhưng bà vẫn có sáng tạo riêng. Bà chỉ chọn hai nhân vật cho buổi “chiều hôm” là “ngư ông” và “mục tử’.
Nét linh hoạt của câu thơ là ở những cử chỉ của nhân vật. Hai cử chỉ nghịch nhau mà lại cùng diễn tả một ý tưởng. “Gác mái” là ngư ông nghỉ ngơi, đảo vị ngữ “Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhân mạnh cử động của mục tử (người chăn trâu) nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi. Nhưng cả ngư ông và mục tử trên đường trở về đều có khoảng cách “ngư ông về viễn phố”, ngư ông về bến xa, “mục tử lại cô thôn”, người chăn trâu về xóm lẻ loi.
Khoảng cách ấy cũng là khoảng cách trong lòng thi nhân với quê hương xứ sở của mình, thành ra có ba con người, ngư ông, mục tử và nữ sĩ chẳng gắn bó gì với nhau cả lại cùng giông nhau ở một điểm là chiều hôm, mỗi người đều hướng về nơi chôn thân yêu của mình. Tóm lại, hai câu thực đã thể hiện một cách tài hoa chủ đề chiều hôm nhớ nhà.
Chuyển sang hai câu luận, không gian thơ được mở lên chiều cao với những hoạt động của thiên nhiên trong buổi chiều hôm:
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn”
Hình ảnh thật đẹp, thật gợi cảm. Nhà thơ đã chọn được những tín hiệu thẩm mĩ có khả năng diễn tả tâm tình của thi nhân. Hình ảnh “ngàn mai gió cuốn” vừa rộng lớn, thoáng, vừa sôi động. Rừng mai bạt ngàn càng thấy sự lẻ loi đơn chiếc của thi nhân, hình ảnh “gió cuốn” gợi sự xao động bên trong của nữ sĩ. Hình ảnh cánh chim chiều “bay mỏi” cũng gợi tâm trạng của thi nhân.
Làm sao giữa không gian bạt ngàn của rừng mai mà nhận ra “chim bay mỏi”? Phải có con mắt rất tinh, nhưng như thế vẫn chưa đủ, phải là con mắt của tấm lòng. Còn “dặm liễu” thì thơ mộng mà “dặm liễu sương sa” thì vừa thơ mộng vừa lạnh lẽo. Cái lạnh của sương chiều đã thúc bước chân của người đi đường “khách bước dồn”.
Cái hay của hai câu luận là không gian được mở ra với những hình ảnh đẹp, thơ mộng, gợi cảm và chủ đề Chiều hôm nhớ nhà cũng mở ra đến chiều sâu thẳm. Chỉ tiếc là từ “dồn” (bước dồn) trong câu luận đã lặp lại từ “dồn” (trông dồn) trong câu thừa đề khiến cho bài thơ nghèo đi một chút.
Dòng tình cảm ngầm chảy suốt qua các hình ảnh và nhạc điệu đến đây lộ ra tha thiết, nồng nàn:
“Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?”
Nữ sĩ dùng những từ phiếm chỉ như “kẻ”, “người”, “ai” vừa thuận với thi pháp “phi ngã” (không có cái tôi) thời bấy giờ mà cũng vừa hợp với tâm tình của thi nhân, tha thiết nhưng không ủy mị (người trí mài), nồng nàn nhưng vẫn e ấp.
“Kẻ chốn Chương Đài” là tác giả dùng điển cố. Xưa có người gửi thư về cho vợ là Liễu Thị hỏi: “Cây liễu Chương Đài xanh xanh trước kia nay còn không?”. Và từ đó “Chương Đài” thành ước lệ quê nhà trong văn chương. “Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ” là kẻ ở quê nhà, người ở quán trọ (lữ thứ) xa xôi cách trở.
Nữ sĩ dùng chữ “lữ thứ” thật bất ngờ. Bà đang dạy học cho các công chúa và cung phi trong cung vua, còn đâu hoa lệ và sang trọng hơn? Vậy mà nữ sĩ coi đấy cũng chẳng qua là quán trọ.
Tác giả dùng từ Hán Việt “lữ thứ” phần nào trung hòa được tinh thần ngạo mạn của bà. Cho nên trong sâu thẳm tình cảm nhớ nhà của bà là tình nhớ nước. Bà chẳng tha thiết, chẳng gắn bó gì với triều đại đương thời, nữ sĩ cảm thấy như bị lưu đày nơi đất khách quê người. Và câu hỏi tu từ “Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” càng trào dâng lên nỗi nhớ nhà của kẻ “lữ thứ”.
Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” được Bà Huyện Thanh Quan viết theo bút pháp tả cảnh gợi tình quen thuộc trong thơ cổ điển. Từng bình ảnh, từng âm thanh đều gợi đến tâm trạng nhớ nhà của nữ sĩ. Nỗi nhớ nhà của nữ sĩ thật là thâm trầm, sâu sắc, nhân bản.
Trong quan hệ xã hội, bà không được chia sẻ, sống với một triều đại mà bà chỉ hướng về ánh hào quang của quá khứ, “một mảnh tình riêng ta với ta” (Qua đèo Ngang) nên bà dồn tình cảm nhớ thương cho gia đình, cho những người thân yêu. Trước tình trạng lỏng lẻo của những môi quan hệ gia đình hiện nay thì một tiếng thơ (cũng là tiếng lòng) của Bà Huyện Thanh Quan cũng có giá trị tinh thần nhân bản, cao quý của gia đình.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Câu kết trong Thiên Trường vãn vọng gợi cho em cảm xúc gì?
Soạn Thực hành tiếng Việt 8 trang 45 tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Ca Huế trên sông Hương lớp 8 siêu ngắn
Đêm ca Huế có gì đặc về thời gian, không gian?
Theo văn bản, ca Huế được hình thành từ đâu?
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) lớp 8
Nêu chủ đề của bài thơ Thu điếu
Các điệu hò xứ Huế gắn bó như thế nào với cuộc sống của con người?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng lớp 8 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt trang 16 Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh lớp 8 KNTT
- Viết đoạn văn cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc
- Đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh có thể chia thành mấy phần?
- Liệt kê những nhân vật và sự kiện trong bài Quang Trung đại phá quân Thanh
- Tóm tắt bài Quang trung đại phá quân Thanh ngắn gọn dễ nhớ
- Thực hành tiếng Việt 8 Từ ngữ địa phương
- Soạn bài Ta đi tới lớp 8
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa lớp 8
- Trình bày bài giới thiệu ngắn về 1 cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) lớp 8
- Củng cố mở rộng trang 34 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài thực hành đọc Minh sư trang 35
- Soạn bài Thu điếu Kết nối tri thức ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt từ tượng hình và từ tượng thanh lớp 8
- Soạn bài Thiên trường vãn vọng lớp 8 ngắn nhất
- Soạn Thực hành tiếng Việt 8 trang 45 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Ca Huế trên sông Hương lớp 8 siêu ngắn
- Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật lớp 8
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) lớp 8
- Củng cố và mở rộng trang 55 Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Qua đèo ngang lớp 8 trang 56
- Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 Kết nối tri thức siêu ngắn
- Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam
- Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?
- Xác định bố cục bài Hịch tướng sĩ lớp 8 KNTT
- Từ bài hịch, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?
- Em hãy nêu nhận xét của mình về vị tướng già Trần Quốc Tuấn
- Thực hành tiếng Việt 8 Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8: Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp
- Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 trang 69
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)
- Nghị luận Học sinh với vấn đề xây dựng trường học thân thiện lớp 8 (chuẩn)
- Nghị luận Học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lớp 8 (chuẩn cấu trức)
- Nghị luận về trách nhiệm của con người với nơi mình sinh sống siêu hay
- Nghị luận giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em
- Phân tích bài viết tham khảo Hiểu biết về lịch sử
- Nói và nghe trang 75 Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 77 lớp 8 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Chiếu dời đô trang 78
- Soạn bài Đọc mở rộng trang 79 Văn 8 Kết nối tri thức
- Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu lớp 8 siêu ngắn
- Thực hành tiếng Việt 8 Nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 siêu ngắn
- Thực hành tiếng Việt 8 - Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ
- Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng lớp 8
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống
- Củng cố và mở rộng lớp 8 trang 97 tập 1 Kết nối
- Soạn bài Vịnh cây vông siêu ngắn
- Soạn bài Trưởng giả học làm sang lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 107 Kết nối
- Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam ngắn gọn
- Soạn bài Chùm ca dao trào phúng lớp 8
- Thực hành tiếng Việt Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
- Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 8 trang 120 Kết nối tri thức tập 1
- Thực hành đọc Giá không có ruồi
- Soạn bài Ôn tập học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức (chuẩn)
- Soạn bài Mắt sói lớp 8
- Thực hành tiếng Việt lớp 8 Kết nối tri thức Trợ từ
- Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa lớp 8 Kết nối
- Nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm
- Tưởng tượng em là nhân vật ông họa sĩ ghi lại cảm nghĩ về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên
- 15+ mẫu tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Phân tích Lặng lẽ Sa Pa hay nhất (7 mẫu)
- Thực hành tiếng Việt 8 Kết nối tri thức thán từ
- Soạn bài Bếp lửa lớp 8 ngắn gọn
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện lớp 8 trang 26
- Nói và nghe Giới thiệu về một cuốn sách truyện trang 31
- Củng cố mở rộng trang 32 ngữ văn 8 tập 2 KNTT
- Thực hành đọc Chiếc lá cuối cùng
- Soạn bài Đồng chí lớp 8 ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 8 KNTT tập 2 trang 40
- Soạn bài Lá đỏ lớp 8 ngắn gọn dễ hiểu
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 48 tập 2
- Soạn Tập làm một bài thơ tự do lớp 8
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do trang 51
- Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ngắn nhất lớp 8
- Củng cố mở rộng trang 56 lớp 8 tập 2
- Soạn Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 8 KNTT
- Soạn bài Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 66
- Soạn Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa lớp 8 tập 2
- Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 69 - Thành phần gọi đáp
- Soạn bài Xe đêm lớp 8 siêu ngắn
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) Kết nối tri thức
- Soạn Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống hiện nay lớp 8 KNTT
- Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 8 trang 82 tập 2
- Thực hành đọc: Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng
- (Chuẩn) Soạn Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
- Thực hành tiếng Việt 8 Các kiểu câu chia theo mục đích nói
- Soạn bài Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta
- Soạn bài Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn
- Thực hành tiếng Việt 8 KNTT Câu phủ định và câu khẳng định
- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8 KNTT
- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng địa chất, thủy văn lớp 8 KNTT
- (Chuẩn) Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng thiên văn thường gặp lớp 8 KNTT
- (Không chép mạng) Thuyết minh về hiện tượng trái đất nóng lên
- (Cực hay) Thuyết minh về hiện tượng động đất lớp 8
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lũ lụt
- Thuyết minh về hiện tượng biến đổi khí hậu
- Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống lớp 8 Kết nối
- Thảo luận về một vấn đề đời sống tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân
- Củng cố, mở rộng lớp 8 trang 111 tập 2
- (Chuẩn) Soạn bài Đọc như một hành trình lớp 8
- Soạn bài Đọc như một cuộc thám hiểm lớp 8
- Soạn bài Đọc để đồng hành và chia sẻ lớp 8
- Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích lớp 8
- Nói và nghe Ngày hội với sách lớp 8
- Phiếu học tập số 1 Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
- Phiếu học tập số 2 Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
- Soạn Ôn tập học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức
Bài viết hay Văn mẫu 8
Em thích nhất hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ Đường về quê mẹ
Đoạn văn trình bày quan niệm của em về tình bạn chân chính
Viết một đoạn văn nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ lớp 8
Thực hành tiếng Việt 8 Thành phần biệt lập trang 66
Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ngắn nhất lớp 8
Tưởng tượng em là nhân vật ông họa sĩ ghi lại cảm nghĩ về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên