Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) là nội dung bài học trang 114 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được các yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận về một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại. Sau đây là gợi ý soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống trang 114 Ngữ văn 8 KNTT, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Phân tích bài viết tham khảo Hiện tượng học đòi trong giới trẻ hiện nay

1. MB Nêu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng học đòi trong giới trẻ hiện nay

2. TB

- Làm rõ vấn đề nghị luận: học đòi là thế nào? Học đòi khác học hỏi như thế nào?

- Trình bày ý kiến phê phán: Tuy không phải là điều gì quá tai hại, nhưng học đòi cũng mang đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng không tốt đến lối sống của thanh thiếu niên

- Nêu rõ lí lẽ, bằng chứng để chứng minh sự phê phán là có cơ sở:

+ Lý lẽ:

++ Học đòi “chạy theo bề ngoài của người khác cho dù là đẹp đối với họ thì cũng không phù hợp với mình, nó không làm tăng giá trị của mình lên trong mắt bạn bè”

++ Học đòi, bắt chước người khác để cho bằng bạn bằng bè khiến “chúng ta sai lầm trong cách xác lập giá trị con người”, không định hình được “điều làm cho một con người được coi trọng là khả năng, trí tuệ, tâm hồn, nhân cách chứ không phải cái bề ngoài màu mè, phô trương”

+ Bằng chứng:

++ Trong thực tế

++ Trong sách báo

++ Trải nghiệm của bản thân

- Đối thoại với ý kiến không đồng tình (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết: “Có thể bạn cho rằng bắt chước người khác không phải là điều xấu. Bắt chước, làm theo người khác vốn là bản tính tự nhiên của con người. Từ khi là đứa trẻ cho đến khi trưởng thành, con người luôn có xu hướng bắt chước người khác. Học hỏi người khác cũng là một cách bắt chước. Tuy nhiên, khi bắt chước mà không suy nghĩ đến việc bản thân có phù hợp không, việc bắt chước có gây trò cười cho mọi người không, có gây hậu quả gì không, … thì sự bắt chước đó trở thành học đòi”

3. KB

Khẳng định lại ý kiến phê phán và rút ra bài học.

2. Thực hành Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống lớp 8 KNTT trang 116

Thực hành viết theo các bước

Đề bài:

Em hãy suy ngẫm về chính mình và quan sát hành vi, lối sống của những người xung quanh hoặc tìm hiểu trên sách báo, phương tiện truyền thông để nhận ra những thói xấu của con người, từ đó chọn được vấn đề để bàn luận.

Sau đây là một số đề tài gợi ý để em lựa chọn:

- Sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân.

- Thói lười nhác, hay than vãn.

- Sự ba phải, thiếu chủ kiến khi làm việc nhóm.

- Thói ích kỉ.

- Lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi.

Bài viết tham khảo

Dàn ý nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân

Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề:

+ Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm, một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.

- Giới thiệu và đánh giá khái quát vấn đề:

+ Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tai nạn giao thông chính là sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân.

Thân bài

1. Sự tùy tiện khi tham gia giao thông là gì?

- Giao thông là gì?

+ Giao thông là hệ thống di chuyển, đi lại của mọi người, bao gồm những người tham gia giao thông dưới các hình thức đi bộ, cưỡi động vật hoặc chăn gia súc, sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô hay các phương tiện giao thông khác, một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau. Giao thông thường có tổ chức và được kiểm soát bởi cơ quan.

+ Tùy tiện: Tự ý, không tuân theo quy tắc nào cả

=> Sự tùy tiện khi tham gia giao thông là không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của luật giao thông khi lưu thông trên đường mà tham gia giao thông theo ý mưốn riêng của mình, không kể tình hình khách quan và chủ quan ra sao.

2. Biểu hiện - thực trạng của sự tùy tiện khi tham gia giao thông

- Thực trạng giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Bởi ý thức tham gia giao thông quá tùy tiện của một số người dân.

- Khi đi đường bộ dùng đèn xi nhan chưa đúng với ý nghĩa của nó. Có trường hợp rẽ trái, rẽ phải nhưng không bật đèn xi nhan để xin đường, đôi khi bật đèn xin rẽ trái nhưng lại rẽ phải, sau khi rẽ lại quên tắt xi nhan...

- Đi xe máy điện, xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, không giấy tờ xe, lạng lách, phóng nhanh, đua xe,...

- Khi tham gia giao thông người đi bộ, người bán hàng rong nhưng lại ngang nhiên lấn chiếm lòng đường, giờ tan làm nhiều phương tiện chen lấn làn để mong vượt qua mau về nhà thật nhanh , giờ đêm vắng đi nhanh, vượt ẩu...

- Một bộ phận thanh niên trẻ có lối sống buông thả, thích thử thách, đam mê tốc độ đua xe..

=> Đây chính là những biểu hiện tùy tiện khi tham gia giao thông, là những hành vi thiếu văn hóa trong quá trình tham gia giao thông.

3. Hậu quả- minh chứng về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người

a. Hậu quả

- Sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người là thói quen xấu, đem lại hậu quả nghiêm trọng. Hiện nay, các vụ tai nạn giao thông luôn diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng lên.

- Sự tùy tiện của một số người khi tham gia giao thông sẽ làm mất an toàn giao thông nghiêm trọng gây tổn thất kinh tế cá nhân và đất nước

- Làm ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta.

- Gây mất an toàn xã hội

- Làm mất hình ảnh trước bạn bè quốc tế.

b. Dẫn chứng về sự tùy tiện khi tham gia giao thông.

- Theo thống kê của Cục CSGT thì năm năm 2016, số vụ tai nạn giao thông xảy ra ở nước là hơn 21.000 vụ tai nạn giao thông, cướp đi sinh mạng gần 9.000 người, cùng nhiều thiệt hại về tài sản khác.

- Quý I của năm 2021 Thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trên cả nước đã xảy ra 3.206 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.672 người, bị thương 2.386 người. Đây hoàn toàn là những con số biết nói, khiến chúng không khỏi rùng mình.

- Theo ngành du lịch thống kê thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ.

4. Nguyên nhân về sự tùy tiện khi tham gia giao thông

- Nguyên nhân do ý thức của người tham gia giao thông. Nhiều người nắm rõ luật nhưng lại không tuân thủ theo luật: Hàng ngày, khi lưu thông trên đường đơn giản việc nhỏ là việc dừng đèn đỏ nhưng nhiều người vì muốn nhanh hơn một chút nên thường xuyên vượt đèn đỏ.

- Nhiều người đã uống rượu bia rồi nhưng vẫn lái xe máy, ô tô-> Những con người đó, họ không chỉ xem thường tính mạng của bản thân mình mà còn làm ảnh hưởng đến sự an nguy của người khác.

- Một số người sử dụng phương tiện thô sơ, tự chế khi tham gia giao thông không đảm bảo được sự an toàn. Cùng với đó là người điều khiển đi nhanh, ẩu một cách tùy tiện nên gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.

5. Giải pháp hạn chế tình trạng tùy tiện khi tham gia giao thông

- Mỗi chúng ta là những người trực tiếp tham gia lưu thông trên đường phải ý thức tầm quan trọng việc chấp hành đúng quy định an toàn giao thông, tự giác và có tinh thần trách nhiệm và bổn phận để bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình và những người cùng tham gia lưu thông giống mình.

- Tham gia giao thông phải hiểu luật an toàn giao thông

- Nhà nước cần có những biện pháp khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông kém chất lượng để nâng cao an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông. Có những khung hình phạt nghiêm khắc với tình trạng không chấp hành an toàn giao thông, tùy tiện khi tham gia giao thông.

- Các ban ngành cần phối họp chú trọng, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, giúp cán mọi người ý thức rõ để có hành vi đúng đắn trong tham gia giao thông.

- Gia đình cần quản lí con em, giáo dục nhắc nhở con em thực hiên tốt an toàn luật khi tham gia giao thông.

- Nhà trường cần tăng cường đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn giao thông cho học sinh qua bài học ngoại khóa, chủ đề về trật tự an toàn khi tham gia giao thông.

Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề: An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội.

- Liên hệ bản thân/Mở rộng kêu gọi:

+ Bản thân em là học sinh với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức thì cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện tốt an toàn giao thông.

Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân

Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm, một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Và một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tai nạn giao thông chính là sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân. Vậy sự tùy tiện tham gia giao thông có nguyên nhân, hậu quả là gì? Bài viết dưới đây sẽ bàn luận cụ thể về vấn đề này!

Để hiểu thế nào là sự tùy tiện khi tham gia giao thông thì đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu “Giao thông” có nghĩa là gì? Giao thông được hiểu là hệ thống di chuyển, đi lại của mọi người, bao gồm những người tham gia giao thông dưới các hình thức đi bộ, cưỡi động vật hoặc chăn gia súc, sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô hay các phương tiện giao thông khác, một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau. Giao thông thường có tổ chức và được kiểm soát bởi cơ quan. Còn “tùy tiện” là tự ý, tùy theo ý của mình, không tuân theo quy định nào. Vậy Sự tùy tiện khi tham gia giao thông là không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của luật giao thông khi lưu thông trên đường mà tham gia giao thông theo ý mưốn riêng của mình, không kể tình hình khách quan và chủ quan ra sao.

Thực trạng giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Bởi ý thức tham gia giao thông quá tùy tiện của một số người dân. Đơn giản như việc sử dụng đèn xi nhan của nhiều người tham gia giao thông đôi lúc chưa đúng với ý nghĩa của nó. Có trường hợp rẽ trái, rẽ phải nhưng không bật đèn xi nhan để xin đường, đôi khi bật đèn xin rẽ trái nhưng lại rẽ phải, sau khi rẽ lại quên tắt xi nhan, hoặc vừa bật đèn nhan liền điều khiển phương tiện qua lộ làm cho người tham gia giao thông cùng chiều phía sau rất khó xử lý, đôi khi xảy ra va quệt, tai nạn. Hay khi đi xe máy điện, xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, không giấy tờ xe, lạng lách, phóng nhanh, đua xe,... Một biểu hiện khác của sự tùy tiện khi tham gia giao thông người đi bộ, người bán hàng rong nhưng lại ngang nhiên lấn chiếm lòng đường.…Đặc biệt, giờ tan làm nhiều phương tiện chen lấn làn để mong vượt qua mau về nhà thật nhanh không có tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ. Ngược lại, giờ ban đêm vắng vẻ, không có công an giao thông thì tình trạng thanh niên phóng nhanh vượt ẩu, tổ chức các trận đua xe tốc độ gây cản trở người thi hành công vụ. Một bộ phận thanh niên trẻ có lối sống buông thả, thích thử thách, đam mê tốc độ mà coi thường mạng sống chỉ thích thể hiện bản thân mà quên đi hậu quả mà tai nạn giao thông mang lại. Đây chính là những biểu hiện tùy tiện khi tham gia giao thông, là những hành vi thiếu văn hóa trong quá trình tham gia giao thông.

Sự Sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người đem lại hậu quả nghiêm trọng. Thật đáng buồn khi hiện trạng các vụ tai nạn giao thông luôn phức tạp và tăng lên. Chúng xảy ra với tần suất cao và mức độ nghiêm trọng, nhất là trong dịp lế, Tết. khi mà số lượng các phương tiện tham gia giao thông nhiều hơn. Số người bị thương, người chết sau mỗi vụ tai nạn tăng lên. Theo thống kê của Cục CSGT thì năm năm 2016, số vụ tai nạn giao thông xảy ra ở nước là hơn 21.000 vụ tai nạn giao thông, cướp đi sinh mạng gần 9.000 người, cùng nhiều thiệt hại về tài sản khác. Cho tới quý I của năm 2021 Thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trên cả nước đã xảy ra 3.206 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.672 người, bị thương 2.386 người. Đây hoàn toàn là những con số biết nói, khiến chúng không khỏi rùng mình. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội.

Bên cạnh đó, chính sự tùy tiện khi tham gia giao thông đã gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông, làm mất an toàn giao thông nghiêm trọng gây tổn thất kinh tế cá nhân và đất nước. Đồng thời làm ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận về hình ảnh Việt Nam, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Theo ngành du lịch thống kê thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, mất trạt tự an toàn xã hội. Đồng thời làm mất đi hình ảnh Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.

Nguyên nhân dẫn đến sự tùy tiện khi tham gia giao thông có rất nhiều. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do ý thức của người tham gia giao thông. Nhiều người nắm rõ luật nhưng lại không tuân thủ theo luật. Hàng ngày, khi lưu thông trên đường đơn giản việc nhỏ là việc dừng đèn đỏ nhưng nhiều người vì muốn nhanh hơn một chút nên thường xuyên vượt đèn đỏ. Cũng có không ít người trong số đó nhanh một phút nhưng chậm cả đời. Có người ra đi vĩnh viễn, có người trở thành người tàn phế. Bên cạnh đó có những người khi tham gia giao thông lại không hiểu về luật an toàn giao thông như có người đi xe máy lại đi vào làn đường ô tô, trong khu vực đông dân lại đi với tốc độ cao,...Hoặc còn nhiều người đã uống rượu bia rồi nhưng vẫn lái xe máy, ô tô. Những con người đó, họ không chỉ xem thường tính mạng của bản thân mình mà còn làm ảnh hưởng đến sự an nguy của người khác. Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân nữa là một số người sử dụng phương tiện thô sơ, tự chế khi tham gia giao thông không đảm bảo được sự an toàn. Cùng với đó là người điều khiển đi nhanh, ẩu một cách tùy tiện nên gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Để khắc phục tình trạng tùy tiện khi tham gia giao thông, để đảm bảo an toàn giao thông trật tự xã hội đi. Mỗi chúng ta là những người trực tiếp tham gia lưu thông trên đường phải ý thức tầm quan trọng việc chấp hành đúng quy định an toàn giao thông, tự giác và có tinh thần trách nhiệm và bổn phận để bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình và những người cùng tham gia lưu thông giống mình. Khi đi trên đường phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức giao thông, là người làm chủ tay lái phải làm chủ được bản thân không được nghe lời dụ dỗ uống quá nhiều rượu bia khi đi ăn uống, tụ tập ăn nhậu cùng bạn bè hay những bữa tiệc vui như đám cưới, tất niên cuối năm, lễ tết. Bên cạnh đó, thì nhà nước cần có những biện pháp khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông kém chất lượng để nâng cao an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông. Có những khung hình phạt nghiêm khắc với tình trạng không chấp hành an toàn giao thông, tùy tiện khi tham gia giao thông. Mặt khác các ban ngành cần phối họp chú trọng, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, giúp cán mọi người ý thức rõ để có hành vi đúng đắn trong tham gia giao thông, ngăn ngừa hiểm sự tùy tiện khi tham gia giao thông vì ẩn chứa nhiều tai họa tai nạn giao thông.

Hơn nữa về phía gia đình cần quản lí con em, giáo dục nhắc nhở con em thực hiên tốt an toàn luật khi tham gia giao thông. Còn về phía nhà trường cần tăng cường đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn giao thông cho học sinh qua bài học ngoại khóa, chủ đề về trật tự an toàn khi tham gia giao thông, những hậu quả nghiêm trọng về tai nạn giao thông gây ra. Chính vì thế, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên để các em thức hiện tốt an toàn giao thông, không tùy tiện khi tham gia giao thông.

Như vậy, an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Bản thân em là học sinh với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức thì cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện tốt an toàn giao thông, tuyên truyền để mọi người hiểu và không tùy tiện khi tham gia giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại, tiến bộ hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
22 28.865
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm