Soạn bài Bếp lửa lớp 8 ngắn gọn

Bếp lửa là một bài thơ hay của tác giả Bằng Việt. Bài thơ Bếp lửa hiện được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 8 tập 2 bộ Kết nối tri thức. Bài thơ là hình ảnh người bà kiên cường, tần tảo, giàu đức hi sinh. Tình bà mênh mông là điểm tựa tinh thần cho cháu trải qua bao khó khăn, thử thách, nuôi dưỡng cháu trưởng thành. Sau đây là mẫu soạn bài Bếp lửa lớp 8 KNTT ngắn gọn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh trước khi học tác phẩm.

1. Soạn bài Bếp lửa tác giả tác phẩm

1. Tác giả

- Bằng Việt là bút danh của Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại Huế nhưng quê gốc ở huyện Thạch Thất, Hà Nội.

- Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 1960 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì KCC Mĩ .

- Thơ Bằng Việt cảm xúc tinh tế, giọng điệu tâm tình trầm lắng, giàu suy tư, triết luận.

2. Tác phẩm

* Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài (Trường Đại học Tổng hợp Ki-ép thuộc Liên Xô cũ).

* Xuất xứ: Bài thơ được đưa vào tập "Hương cây- bếp lửa"(1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

* Thể thơ: Thơ tám chữ.

* Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và bình luận.

2. Trả lời câu hỏi bài Bếp lửa trang 25, 26

Câu 1 trang 25 SGK văn 8, tập 2 KNTT

Bài thơ là lời của nhân vật nào, thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc đó được gợi lên từ điều gì?

Trả lời

Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ với người bà. Cảm xúc đó được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân thương: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.

Câu 2 trang 25 SGK văn 8, tập 2 KNTT

Hãy xác định bố cục của bài thơ.

Trả lời

Bố cục: 4 phần :

P1- Ba dòng thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.

P2- Bốn khổ thơ tiếp: Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

P3 - Khổ thơ thứ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

P4: Còn lại: Người cháu đã trưởng thành đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.

Câu 3 trang 25 SGK văn 8, tập 2 KNTT

Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm người cháu dành cho bà. Những dòng thơ nào giúp em có cảm nhận như vậy?

Trả lời

- Bà tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh; yêu thương và hết mực chăm sóc cháu; mạnh mẽ, vững tin, là chỗ dựa vững vàng cho cháu. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện hình ảnh người bà: Bà cùng cháu nhóm lửa suốt tám năm ròng; bà hay kể chuyện; bà nuôi dạy, bảo ban cháu; trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bà vẫn “vững lòng”; “lận đận đời bà”; đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa,… Hình ảnh bà cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – tảo tần sớm hôm, chịu thương, chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

- Tình cảm người cháu dành cho bà là tình yêu thương, sự biết ơn, lòng kính yêu, nỗi niềm mong nhớ. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm đó: “cháu thương bà”; cháu cùng bà nhóm lửa suốt tám năm ròng; “nghĩ thương bà khó nhọc”; “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”; người cháu dù đã đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa,…

Câu 4 trang 26 SGK văn 8, tập 2 KNTT

Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều lần. Theo em, việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

Trả lời

Hình ảnh bếp lửa được lặp lại trực tiếp 7 lần trong bài thơ. Ngoài ra, hình ảnh bếp lửa còn xuất hiện gián tiếp qua hình ảnh khói, hành động nhóm lửa và hình ảnh ngọn lửa (mùi khói, khói hun nhèm mắt cháu, cháu cùng bà nhóm lửa, một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng,…). Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ gắn liền với hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ của người cháu. Bếp lửa là tình yêu thương ấm áp của bà dành cho cháu. Hằng ngày, bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên tình yêu, niềm vui, niềm hi vọng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Bà chính là người thắp lửa, chắt chiu gìn giữ ngọn lửa ấm áp của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau. Như vậy, hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Vì thế, với người cháu, bếp lửa quen thuộc, gắn bó suốt tám năm ròng của tuổi thơ nhưng lại mang ý nghĩa về sự kì diệu, thiêng liêng: Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Câu 5 trang 26 SGK văn 8, tập 2 KNTT

Bài thơ đã “vẽ” nên bức “chân dung cuộc sống” nào? Điều gì trong bức chân dung ấy gây ấn tượng sâu sắc nhất với em? Vì sao?

Trả lời

Chân dung người bà tần tảo, nhẫn nại, giàu yêu thương; chân dung người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng vẫn luôn nhớ vẽ bà, yêu thương và biết ơn bà; chân dung về kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhọc nhằn: năm 1945 đói mòn đói mỏi, hoàn cảnh khó khăn trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (mẹ cùng cha công tác bận không về, cháu lớn lên trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà, giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi); chân dung về tình cảm bà cháu ấm nồng, sâu sắc.

Tình cảm yêu thương của người bà là điều em thấy ân tượng nhất. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.519
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm