Phân tích bài thơ Vịnh cây vông

Vịnh cây vông là một bài thơ của tác giả Nguyễn Công Trứ. Bài thơ đã mượn hình ảnh cây vông mang ý nghĩa biểu tượng, là hình ảnh ẩn dụ cho Quan lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng. Đó là bộ máy quan lại bất tài, vô dụng. Sau đây là một số thông tin tìm hiểu về tác phẩm Vịnh cây vông cùng với dàn ý phân tích bài thơ Vịnh cây vông, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tác giả tác phẩm Vịnh cây vông

1. Tác giả

- Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn, sinh ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tức ngày 19 tháng 12 năm 1778; người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Nhắc đến Nguyễn Công Trứ là nhắc đến một phong cách phóng khoáng, ngang tàng, tự do tự tại.

2. Tác phẩm

Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Đối tượng của tiếng cười trào phúng trong Vịnh cây vông

- Quan lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820-1840).

- Cùng, thông, đắc, táng, bỉ thương mặc phó kì quyền.

Nghĩa là: Cùng,thông, thua, được, trời xanh giao phó quyền hành.

Câu này cũng có chữ “quyền” ở sau cùng, và cũng để thách thức Hà Tôn Quyền đối lại, nhưng Nguyễn Công Trứ còn có thâm ý nói rằng Hà Tôn Quyền khéo nịnh nên mới được nhà vua giao phó cho quyền hành.

Nhân có con vừa thi đậu Cử nhân, Hà Tôn Quyền mở tiệc ăn mừng, có mời cả Nguyễn Công Trứ cùng dự. Giữa bữa tiệc, mượn hơi rượu, Hà Tôn Quyền chỉ ra cây vông đang nở hoa ngoài sân, ra một đề thơ “Vịnh cây vông” yêu cầu các quan khách cùng vịnh chơi, tất nhiên người mà ông chủ nhắm vào đầu tiên là Cụ Trứ. Để bắt bí, ông ta lại hạn bài thơ phải lấy vần “ông/bông”.

Trong số quan khách không thiếu những người hay chữ, nhiều người đã tham gia cuộc chơi, nhưng rốt cuộc bài của Nguyễn Công Trứ được mọi người công nhận là hay nhất.

Hai câu luận 5 và câu 6 chỉ rõ Hà Tôn Quyền không phải là lương đống quốc gia mà chỉ là hạng người nương tựa uy thế nhà vua mà thôi. Nhưng đặc biệt nặng đòn và hợp cảnh là hai câu kết “Đã biết nòi nào thì giống nấy / Khen cho rứa cũng trổ ra bông!”

2. Dàn ý phân tích tác phẩm Vịnh cây vông

A. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ mượn hình ảnh cây vông để tạo ra một hình ảnh biểu tượng và từ đó châm biếm, đả kích bộ máy quan lại trong triều đình. Bài thơ “Vịnh cây vông” không chỉ đơn thuần là sự khen ngợi cây vông mà thực chất là một biểu tượng sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa ẩn.

B. Thân bài

- Tác phẩm tương truyền bài này làm để nhạo quan Lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820-1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu.

- Hai câu đề:

+ Đặt vấn đề về giá trị kém cỏi của cây vông so với những loài cây khác như biển, nam, khởi, tử. Cây vông được miêu tả là to lớn nhưng gỗ của nó lại xốp và mềm yếu. Trong khi đó, biển, nam, khởi, tử đều là những loài cây gỗ tốt. Cho thấy sự kém cỏi của cây vông.

- Hai câu thực:

+ Nói về công việc rào và giậu đây là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo người làm phải có tài năng và trách nhiệm với công việc đó.

+ Vì tính tài năng và trách nhiệm với công việc mà tác giả nhắc khéo những người làm việc đó không nên tự cao, tự phụ.

- Hai câu luận:

+ Tuổi tác càng già, già xốp xáp, ruột gan không có, có gai chông cho thấy sự yếu đuối và bất lực của họ. Tác giả cũng ám chỉ rằng họ không đáng kể, và việc họ làm không mang lại giá trị nhiều cho xã hội.

- Hai câu kết:

+ Bản chất của người làm rào và giậu và cây vông đều kém giá trị và bất tài.

+ Việc khen ngợi họ là không đúng, vì họ không xứng đáng được khen ngợi.

C. Kết bài

- Đánh giá chung

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
35 10.555
0 Bình luận
Sắp xếp theo