Thực hành tiếng Việt 8 Nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt

Soạn Văn 8 KNTT tập 1 bài Thực hành tiếng Việt trang 84

Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt. Đây là nội dung bài học trang 84 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Trong bài viết này Hoatieu sẽ chia sẻ đến mẫu soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 84 sách Kết nối tri thức tập 1 để các em có thêm tài liệu tham khảo trả lời các câu hỏi trang 84 SGK Văn 8 tập 1 KNTT.

Trả lời câu hỏi trang 84 SGK văn 8 tập 1 KNTT

Câu 1. Chỉ ra một số yếu tố Hán Việt được sử dụng trong văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

a. Giải nghĩa mỗi yếu tố.

b. Tìm một số từ Hán Việt có sử dụng những yếu tố đó (mỗi yếu tố tìm ít nhất hai từ).

Trả lời

a. sĩ tử: là những học trò ngày xưa.

quan trường: là trường thi

quan sứ: quan người nước ngoài

nhân tài: người có tài năng và đạo đức; có một sở trường nào đó, những người có tài năng, năng lực vượt trội ở lĩnh vực nào đó như kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học... và có đóng góp cho xã hội

b. nhân1: con người

nhân 2: tình người

Những từ ghép Hán Việt có yếu tố "nhân": Nhân cách, nhân hậu, nhân loại, thi nhân, cử nhân, nhân viên, phu nhân, nhân dân,...

Câu hỏi 2. Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và tìm từ có yếu tố Hán Việt tương ứng:

Yếu tố Hán Việt

Từ có yếu tố Hán Việt tương ứng

Gian (lừa dối, xảo trá)

gian xảo, gian dối, gian trá, gian ô, gian dâm.

Gian (giữa, khoảng giữa)

nhất gian

Gian (khó khăn, vất vả)

gian hiểm, gian khổ

Câu 3. Xếp các từ ngữ sau thành từng nhóm có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa và giải nghĩa yếu tố Hán Việt đó:

a. nam: kim chỉ nam, nam quyền, nam phong, phương nam, nam sinh, nam tính.

b. thủy: thủy tổ, thủy triều, thủy lực, hồng thủy, khởi thủy, nguyên thủy.

c. giai: giai cấp, giai điệu, giai nhân, giai phẩm, giai thoại, giai đoạn, bách niên giai lão.

Trả lời

a. Nhóm các từ chỉ nam1: kim chỉ nam, nam phong, phương nam ( ý chỉ sự phương hướng).

Nhóm các từ chỉ nam2: nam quyền, nam sinh, nam tính ( ý chỉ về con trai).

Giải nghĩa:

kim chỉ nam: kim có nam châm dùng để chỉ phương hướng. Khi nói về chủ trương, đường lối … và nói một cách văn vẻ hơn, nó còn có ý "điều chỉ dẫn đường lối đúng".

nam phong:

  • chỉ gió thổi từ phương nam
  • tên một khúc nhạc tương truyền do vua "Thuấn" sáng tác.
  • âm nhạc của phương Nam
  • chỉ thiên "quốc phong" trong kinh Thi.

phương nam: chỉ một phương trong bốn phương, nằm ở phía tay phải của người đang ngoải mặt về phía Mặt Trời.

nam quyền: khái niệm chỉ các phái võ ở miền Nam Trung Hoa và có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm ở Toàn Châu và tỉnh Phúc Kiến là chủ yếu.

nam sinh: chỉ học sinh nam.

nam tính: chỉ giới tính nam.

b. Nhóm các từ chỉ thủy1: thủy tổ, khởi thủy, nguyên thủy (ý chỉ sự bắt đầu, đầu tiên).

Nhóm các từ chỉ thủy2: thủy triều, thủy lực, hồng thủy (ý chỉ nước).

Giải nghĩa:

thủy tổ: là vị tổ đầu tiên, người khai sinh, người sáng lập ra một dòng họ, một cộng đồng tộc người, một dân tộc, một quốc gia thậm chí cả loài người.

thủy triều: hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn.

thủy lực: môn khoa học lý giải về sự chuyển động cũng như vận chuyển lực của một chất lỏng tồn tại trong môi trường giới hạn nào đó.

hồng thủy: đại thảm họa khủng khiếp được nhắc đến trong truyền thuyết của nhiều tôn giáo và nhiều dân tộc trên thế giới. Nó được miêu tả là một trận lụt cực lớn và đối với Kinh Thánh là sự trừng phạt của Thiên Chúa do sự suy đồi đạo đức, thoái hóa biến chất của loài người.

khởi thủy: là đầu tiên, trước hết bắt đầu cho một quá trình nào đó thường là lâu dài.

nguyên thủy: thuộc về giai đoạn hình thành và phát triển đầu tiên của loài người, cho đến trước khi bước vào xã hội có giai cấp và có nhà nước.

c. Nhóm các từ chỉ giai1: giai cấp, giai đoạn, bách niên giai lão (ý nói về dài, nhiều)

Nhóm các từ chỉ giai2: giai điệu, giai nhân, giai phẩm, giai thoại.

Giải nghĩa:

giai cấp: những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất nhất định. Giai cấp không phải tồn tại trong tất cả các xã hội khác nhau của lịch sử và nó không thể tồn tại vĩnh viễn và tuyệt đối.

giai điệu: một chuỗi nối tiếp của các nốt nhạc (các cấp độ hay tầng dao động sóng âm thanh) mà người nghe nhận thức như một thực thể duy nhất.

giai nhân: chỉ người đàn bà đẹp.

giai phẩm: một phong trào văn hóa mang xu hướng chính trị của một số văn nghệ sĩ, trí thức sống ở miền Bắc dưới chính quyền Việt Nam.

giai thoại: một truyện ngắn và hấp dẫn về một sự việc hoặc nhân vật có thật. Tuy được dựa trên một việc hoặc người có thật, nhưng vì được truyền tải qua nhiều bước, nên giai thoại có thể trở thành "hơi phi lý".

giai đoạn: phần thời gian trong một quá trình phát triển dài, phân biệt với những phần thời gian khác bởi những hiện tượng, những đặc điểm riêng.

bách niên giai lão: ngụ ý vợ chồng cùng nhau sống đến trăm tuổi, bên nhau đến già. Dùng để chỉ toàn bộ thời gian mà một người sống trên cõi đời này.

Câu 4. Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt sau và đặt một câu với mỗi thành ngữ:

a. vô tiền khoáng hậu

b. dĩ hòa vi quý

c. đồng sành dị mộng

d. chúng khẩu đồng từ

e. độc nhất vô nhị

Trả lời

a. Điều chưa từng xảy ra trong quá khứ và cũng rất khó xảy ra trong tương lai.

VD. Đây là một trận bóng đã vô tiền khoáng hậu trong lịch sử.

b. Ý nghĩa cả câu khuyên con người ta giao tiếp hòa thuận, hòa nhã khi tiếp xúc lẫn nhau. Việc hòa hợp, nhường nhịn lẫn nhau sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai người.

VD. Anh em chung sống một nhà nên lấy dĩ hòa vi quý làm đầu.

c. (Nghĩa đen) Cùng nằm một giường mà giấc mơ khác nhau. (Nghĩa bóng) Sống gần nhau, nhưng không cùng một chí hướng. Vợ chồng đồng sàng dị mộng.

d. Nhiều người cùng nói một ý giống nhau: Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết.

e. Thứ độc đáo, chỉ có một mà không có hai.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
18 6.853
0 Bình luận
Sắp xếp theo