Thực hành tiếng Việt Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

Thực hành tiếng Việt Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu là nội dung bài học trang 113 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Thông qua nội dung bài học này các em sẽ nhận biết được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu văn, đoạn văn cũng như tác dụng của chúng. Sau đây là mẫu soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 KNTT trang 113, mời các em cùng tham khảo.

Soạn bài Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu lớp 8 KNTT

Câu 1 trang 113 Ngữ văn 8 KNTT Tập 1

Đặt trong ngữ cảnh cuộc đối thoại được thể hiện ở bài ca dao số 2, nghĩa hàm ẩn của câu “Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo” là gì?

Trả lời:

Mèo là kẻ thù của chuột; Cha của mèo chết chuột lại lo làm đám giỗ. việc kẻ bị ức hiếp làm giỗ cha kẻ thù là một cách nói phi lí, vì làm giỗ là việc trong nội bộ gia đình.

-> Vậy có thể hiểu đây là lời nguyên rủa, tiếng chửi, sự vạch mặt của dân gian đối với những kẻ đạo đức giả.

Câu 2 trang 113 Ngữ văn 8 KNTT Tập 1

Theo em, qua câu ca dao “Cưới em ba chum mật ong/ Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy…”, anh học trò thực sự muốn nói điều gì?

Trả lời:

Ở bài ca dao số 3, cầu ‘‘Cưới em ba chum mật ong/ Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đẫy...” là lời đáp của anh. học trò nghèo trước việc thách cưới của bên nhà gái.

Vể lễ vật, ngoài thứ khó nhưng vẫn có thể kiếm được như mật ong, quýt thì mỡ muỗi là thứ không thể có được. Vì vậy, đây có thể coi là sự vô vọng, là sự đẩu hàng của anh học trò.

Câu 3 trang 113 Ngữ văn 8 KNTT Tập 1

Cho biết nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm trong các trường hợp sau:

a. Chập chập rồi lại cheng cheng

Con gà sống thiến để riêng cho thầy

b. Ông Giuốc-đanh:

- Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi.

Phó may:

- Ngài có bảo là muốn may hoa xuôi đâu.

Ông Giuốc-đanh:

- Lại còn phải bảo cái đó à?

Phó may:

- Vâng, phải bảo chứ. Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả.

Trả lời:

a. Nghĩa hàm ẩn của cầu này là ông thầy cúng tham ăn.

b. Câu này cùa anh thợ may ám chỉ việc ông Giuốc-đanh muốn làm quý tộc. Đồng thời, người nói cũng có ý giễu cợt một cách kín đáo: ông không thể thành quý tộc được khi một quy cách thông thường vẽ lễ phục quý tộc như vậy mà cũng không biết.

Câu 4 trang 113 Ngữ văn 8 KNTT Tập 1

Xác định nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ dưới đây:

a. Có tật giật mình.

b. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngay còn có nửa gang.

c. Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười.

d. Lời nói gói vàng

e. Lưỡi sắc hơn gươm

Trả lời:

a. Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngũ là những người có khiếm khuyết, hoặc mắc lỗi lầm khi nghe người khác nhắc đến nhũng khiếm khuyết hoặc lỗi lầm đó (dù không phải nhằm đến mình) cũng chột dạ, sợ hãi nghĩ là họ nói mình.

b. Câu tục ngữ so sánh chiểu dài của đời người với chiểu dài của gang tay. Những người ngủ dậy muộn hoặc ngủ nhiễu vào ban ngày, không dành thời gian cho công việc và các hoạt động sống khác thì coi như chỉ sống nửa cuộc đời (nửa gang). Cầu tục ngữ chê trách những người lười biếng, lãng phí thời gian.

c. Trong cuộc sống, không phải lúc nào mọi thứ cũng thuận lợi, tốt đẹp. Có khi, con người phải mang những khiếm khuyết, hoặc có lúc gặp bất trắc, thất bại, xui xẻo. Đừng cười nhạo người khác khi họ rơi vào những hoàn cảnh như vậy, vì rất có thể chính mình trong tương lai cũng sẽ lầm vào tình cảnh tương tự.

d. Lời nói của con người rất quý giá, cần trau chuốt để lời nói của mình có tác dụng tốt đối với người khác (lời khuyên tốt, lời động viên kịp thời, lời chia sẻ chân tình, lời răn dạy quý báu,...).

e. So sánh lưỡi sắc hơn gươm có tác dụng khẳng định sức mạnh của lời nói: lời nói có thể làm thương tổn còn hơn gươm giáo. Những lời độc địa có thể làm hại người khác. Đôi khi, trong những tình huống nhất định (ví dụ như đấu tranh xã hội), lời nói có tác dụng hơn vũ khí thông thường.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 6.144
0 Bình luận
Sắp xếp theo