Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 trang 69

Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là các thông tin bổ ích giúp các em học sinh tìm hiểu về văn bản Nam quốc sơn hà cũng như có thêm gợi ý trả lời các câu hỏi bài Nam quốc sơn hà trang 70, 71 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Văn 8 trang 69 Kết nối tri thức tập 1, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Nam quốc sơn hà tác giả - tác phẩm

1. Tác giả

- Bài thơ dù chưa rõ tác giả thực sự là ai nhưng qua lời kể lại thì có thể là lời thơ của Lí Thường Kiệt (1019- 1105)

- Ông là một danh tướng lẫy lừng có công đánh thắng quân Tống xâm lăng.

2. Tác phẩm

Xuất xứ: Được sáng tác khoảng năm 1077 trong cuộc kháng chiến chống Tống do Lí Thường Kiệt chỉ huy dưới thời vua Lí Nhân Tông.

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Một thể thơ Đường luật quy định mỗi bài có bốn câu thơ, mỗi câu có bảy tiếng, có niêm luật chặt chẽ.

- Sông núi Nước Nam: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Theo truyền thuyết, tác phẩm ra đời gắn liền với tên tuổi của Lí Thường Kiệt và trận chiến chống quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.

2. Trả lời câu hỏi bài Nam quốc sơn hà lớp 8 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1. Bài thơ được coi là bản "tuyên ngôn độc lập" đầu tiên của đất nước ta. Em hiểu thế nào là bản "tuyên ngôn độc lập"?

Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về quyền của một đất nước và khẳng định không một thế lực nào xâm phạm.

Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang.

Câu hỏi 2. Từ "cư" trong nguyên tác có thể dịch là "ngự" (cai quản), cũng có thể dịch là "ở" (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản "tuyên ngôn độc lập" hơn? Hãy lí giải ý kiến của em.

Theo em, cách dịch "ngự" (cai quản) sẽ thỏa đáng hơn bởi vua của một nước nên dùng chữ này có nghĩa là người đứng đầu trong một quốc gia có trách nhiệm cai quản và vận hành đất nước, từ "ở'' (cư trú) không bao hàm được hết nghĩa nguyên tác của bài thơ.

Câu hỏi 3. Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào?

– Hai câu đầu: Khẳng định tuyệt đối chủ quyền toàn vẹn, sự độc lập, tự chủ của dân tộc:

+ Nước Nam hoàn toàn có lãnh thổ riêng, đất Nam đã có vua Nam ở

+ Phân giới lãnh thổ của người Nam đã được quy định rành rành ở sách trời, điều này đã là chân lý không thể chối cãi được

– Hai câu cuối: Khẳng định quyết tâm đứng lên bảo vệ dân tộc trước kẻ thù

+ Tác giả đã khẳng khái chỉ rõ những kẻ đem quân xâm lược nước ta là đang làm trái đạo làm người và trái cả đạo trời

+ Đưa ra sự cảnh báo đanh thép đến bọn xâm lăng rằng chúng sẽ bị tan tác trước quân và dân ta.

Câu hỏi 4. Theo em, câu thơ cuối cảnh cáo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy?

Câu cuối cảnh cáo quân xâm lược là sẽ chuốc lấy thất bại, bởi kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác thì đang làm trái với ý trời. Kết thúc của một cuộc chiến tranh phi nghĩa chính là sự thất bại của kẻ thù xâm lược. Đó là sự thật đã được lịch sử chứng minh. Câu thơ cuối thể hiện niềm tin vào chiến thắng tất yếu của dân tộc.

Câu hỏi 5. Câu thơ nào trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?” nhằm khẳng định lại một lần nữa chủ quyền quốc gia dân tộc. Cũng như lời cảnh báo rằng những kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác đều là đang làm trái với ý trời. Để rồi cuối cùng chúng sẽ phải chịu một kết cục hết sức bi thảm. Kẻ đi cướp nước cuối cùng rồi cũng sẽ bị “đánh cho tơi bời”. Chiến thắng luôn thuộc về phe chính nghĩa. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn hàm súc, giọng thơ đanh thép, hình ảnh mang tính biểu tượng cao, “Sông núi nước Nam” đã thể hiện được ý nghĩa nội dung vô cùng sâu sắc.

Câu hỏi 6. Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này?

Bài thơ đã giáo dục nhận thức chúng ta về ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ khi bị ngoại xâm.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.239
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm