Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 16 tập 1 Kết nối tri thức
Thực hành tiếng Việt trang 16 lớp 8 KNTT tập 1
Soạn văn 8 Kết nối tri thức bài Thực hành tiếng Việt trang 16 được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết dưới đây là gợi ý trả lời các câu hỏi trong phần Thực hành tiếng Việt biệt ngữ xã hội trang 16 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 1. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 lớp 8 KNTT tập 1 giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tác dụng của biệt ngữ xã hội.
Soạn Thực hành tiếng Việt trang 16 lớp 8 KNTT tập 1
Câu 1 trang 16 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Chỉ ra biệt ngữ xã hội ở những câu sau và cho biết dựa vào đâu em khẳng định như vậy. Hãy giải nghĩa các biệt ngữ đó.
a. Năm lên sáu, cung thiếu nhi thành phố có cuộc tuyển “gà” khắp các trường tiểu học, tôi cũng được chọn gửi đến lớp năng khiếu.
(Ngô An Kha, Tìm mảnh ghép thiếu)
b. Ôn tập cẩn thận đi em. Em cứ “tủ” như vậy, không trúng đề thì nguy đấy.
Trả lời:
a. Biệt ngữ xã hội là từ "gà". Thông thường gà là 1 danh từ để chỉ 1 loài gia cầm. Tuy nhiên trong ngữ cảnh câu văn này, ta sẽ hiểu gà là từ để tuyển chọn các thí sinh ưu tú để đưa vào các đội tuyển hoặc các lớp năng khiếu để bồi dưỡng.
b. Biệt ngữ xã hội là từ "tủ". Tủ là vật dụng để đựng đồ đạc quần, áo, vật dụng cá nhân trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên trong câu văn này, tủ được hiểu là việc ôn tập lệch trọng tâm về một nội dung nào đó có thể gây ảnh hưởng đến kết quả bài làm nếu như đề thi không ra trúng phần đã học tủ.
Câu 2 trang 16 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to.
(Nguyễn Tuân, Một đám bất đắc chí)
Vì sao ở câu trên, người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”? Theo em, tác giả dùng cụm từ đó với mục đích gì?
Trả lời
Người kể chuyện phải giải thích cụm từ "đánh một tiếng bạc lớn" để cho người đọc có thể hiểu được nội dung câu chuyện. Việc tác giả sử dụng như vậy giúp người đọc hiểu được vấn đề và nội dung mà tác giả muốn nói tới, với mục đích tái hiện chân thực cách nói năng trong nội bộ một nhóm người mưu toan làm những việc mờ ám, không muốn để người ngoài biết được
Câu 3 trang 16 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Trong phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang (viết về những người làm nghề kéo xe chở người thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), có đoạn hội thoại:
- Mày đã “làm xe” lần nào chưa?
- Bẩm, chúng cháu chưa làm bao giờ cả.
Trong Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng – một tác phẩm vạch trần trò gian xảo, bịp bợm của những kẻ đánh bạc trước năm 1945 – có câu: Tôi rất lấy làm lạ là vì cứ thấy hai con chim mòng thắng trận, ù tràn đi mà nhà đi săn kia đã phí gần hai mươi viên đạn.
Nêu tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội (in đậm) trong các trường hợp trên. Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là gì?
Trả lời
Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội như vậy giúp người đọc có thể hiểu được bối cảnh xã hội thu nhỏ của một nhóm người cụ thể như: lao động, nông dân,... Và hình dung ra được cuộc sống của những con người ấy diễn ra như thế nào. Qua đó, những trang văn hiện lên sinh động hơn, dễ lôi cuốn người đọc vào bối cảnh câu chuyện và những gì nhân vật đã trải qua.
Khi đọc các tác phẩm văn học mà gặp phải những biệt ngữ xã hội thì việc chúng ta cần làm phải tìm hiểu ngữ cảnh trong bài để xác định xem biệt ngữ đó thuộc về lớp người nào, bối cảnh nào.
Câu 4 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1 KNTT
Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong các đoạn hội thoại sau và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ của người nói:
a. – Cậu ấy là bạn con đấy à?
- Đúng rồi, bố. Nó lầy quá bố nhỉ?
b. – Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu có biết vì sao không?
- Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.
Trả lời
a. Từ "lầy" là biệt ngữ xã hội. Trong ngữ cảnh khác, chẳng hạn nói với bạn bè một cách suồng sã, có thể sử dụng từ lầy với nghĩa lôi thôi, nhếch nhác, chơi không đẹp. Nhưng khi nói với bố như trong ngữ cảnh này, sử dụng biệt ngữ lầy hoàn toàn không phù hợp.
b. Từ "hem" là biệt ngữ xã hội chỉ từ “không” theo cách nói của lớp trẻ hiện nay. Tuy nhiên, trong trường hợp này, dùng biệt ngữ cũng không phù hợp, vì người nói cần trả lời một cách nghiêm túc câu hỏi của bạn, thể hiện sự quan tâm đến trạng thái tâm lí của một người bạn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 10 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 sách mới
Giải sách Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì I Địa lý 8 Kết nối tri thức
Phân tích tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng lớp 8
Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng lớp 8 Kết nối tri thức
Viết đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 8
Viết một đoạn văn song song và một đoạn văn phối hợp theo chủ đề tự chọn lớp 8 ngắn gọn
Bộ đề ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 8 2024 (54 đề)
Câu kết trong Thiên Trường vãn vọng gợi cho em cảm xúc gì?
Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 Kết nối tri thức siêu ngắn
Soạn Ôn tập học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức
Phân tích bài thơ Đảo sơn ca siêu hay