Top 10 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 sách mới

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 sách mới - Trong năm học 2023-2024 này các em sẽ sử dụng sách Ngữ văn lớp 8 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong bài viết dưới đây Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc mẫu đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 bao gồm ma trận đề thi chi tiết, bản đặc tả và đáp án sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi môn Ngữ văn lớp 8 theo chương trình mới.

1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

1.1. Ma trận Đề thi GK1 Ngữ văn 8

TT

Kĩ năng

Nội dung/

đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ (Ngoài SGK)

4

0

4

1

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết được một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ (Ngoài SGK)

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35 %

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

1.2. Bản đặc tả điểm kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ (Văn bản ngoài SGK)

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

-Thông điệp từ văn bản....

4 TN

4TN 1TL

1TL

0

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về tác phẩm thơ hoặc truyện được rút ra từ văn bản (Ngoài SGK)

Viết văn bản nghị luận

phân tích,đánh giá một tác phẩm thơ/truyện

*Nhận biết:

– Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện

– Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu:

– Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện.

– Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm.

- Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

*Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện.

– Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

*Vận dụng cao:

– So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

1*

1*

1*

1TL*

Tổng

4 TN

1TL

4TN 1TL

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

25

35

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

1.3. Đề Văn 8 giữa học kì 1 sách mới

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

( Bà Huyện Thanh Quan)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

  1. Thất ngôn bát cú Đường luật
  2. Ngũ ngôn
  3. Lục bát

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A.Vần lưng

  1. Vần chân
  2. Vần liền
  3. Vần cách

Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A.Vui mừng, phấn khởi

  1. Xót xa, sầu tủi
  2. Buồn, ngậm ngùi
  3. Cả ba phương án trên

Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A.Nghị luận kết hợp biểu cảm

  1. Biểu cảm kết hợp tự sự
  2. Miêu tả kết hợp tự sự
  3. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?

  1. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
  2. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà
  3. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
  4. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?

  1. Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.
  2. Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.
  3. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
  4. Trang nhã, đậm chất bác học.

Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

  1. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
  2. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
  3. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ
  4. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

  1. Lòng tự trọng
  2. Yêu nhà, yêu quê hương
  3. Sự hoài cổ
  4. Cả ba ý trên

Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau:

Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan .

1.4. Đáp án đề Văn 8 giữa học kì 1 sách mới

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

D

0,5

5

A

0,5

6

A

0,5

7

C

0,5

8

B

0,5

9

- Mức tối đa:HS chỉ rõ và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ : Động từ "gác mái" biểu đạt một tâm thế nhàn của ngư ông đang sống ở miền quê, đã thoát vòng danh lợi: Đảo vị ngữ “ Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “ Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhấn mạnh cử động của mục tử ( người chăn trâu ) nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi . Tóm lại, hai câu thực đã thể hiện một cách tài hoa chủ đề “ chiều hôm nhớ nhà”=> ​tạo nên không khí tĩnh lặng, cảnh chiều thêm tĩnh mịch và ẩn chứa một nỗi niềm man mác, bâng khuâng của lòng người

- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp.

- Mức chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn.

1,0

0.5

0.5

<1,0

0

10

- Mức tối đa:

HS đọc kĩ bài thơ và nêu được vai trò của quê hương đối với mỗi người .Ví dụ:

- Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa.

- Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành . Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được.

- Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình ...

- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp.

- Mức chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn.

1,0

<1,0

0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo về hình thức : một bài văn phân tích một tác phẩm thơ ,bố cục 3 phần : MB , TB , KB

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề :

Phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

0,25

C. . Hs có trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

3.0

Mở bài:Giới thiệu khái quát về Bà Huyện Thanh Quan (những nét chính về con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác,…).

Giới thiệu khái quát về bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (hoàn cảnh sáng tác hoặc tóm tắt nội dung)

Ví dụ: thông qua tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan đã khẳng định tài hoa thơ phú của mình. Bài thơ chứa một niềm tâm sự hoài cổ, nuối tiếc thời xưa được thể hiện qua nghệ thuật miêu tả cảnh để bộc lộ tình của tác giả.

Thân bài

· Nội dung:

· Ở bài thơ, ta bắt gặp một quang cảnh buồn, hoang vắng, cô tịch. Đó là cảnh buổi hoàng hôn tím sẫm, cái khoảng không gian và thời gian buồn, gợi nhớ nhất trong một ngày.

· Xuất hiện hình ảnh con người nhưng chỉ thoáng bóng thôi, và quang cảnh chỉ có thế. Đó là những người dân lao động nghèo, vất vả làm ăn, sinh hoạt của họ thật tẻ nhạt, thiếu sinh động.

· Bà luôn hoài cổ để chối bỏ thực tại và bày tỏ sự chán ghét thực tại. Đó là nỗi nhớ nước, nhớ nhà bà luôn giấu kín trong lòng.

· Trước cảnh, bà bộc lộ được niềm tâm sự của mình, một tâm sự hoài cổ, đầy nuối tiếc, muốn níu giữ những kỉ niệm xa xưa.

· Nghệ thuật

· Bài thơ đã đạt đến sự chuẩn mực trong việc sử dụng thể thơ Đường luật.

· Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng tài năng và đem đến hiệu quả nghệ thuật to lớn.

· Nghệ thuật đảo ngữ, chơi chữ cùng việc sử dụng các từ láy.

Kết bài: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà và cảm nghĩ của em về bài thơ.

0.5

1.5

0.5

0.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát , dùng phương tiện liên kết câu ...

0,25

1.5. Phân tích bài Chiều hôm nhớ nhà

"CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ” là một trong những kiệt tác thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan

"Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn.

Gác mái, ngư ông về viễn phố

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn

Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa, khách bước dồn.

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?".

Hai câu đầu 1 và 2 (Mở đề - giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc).

Câu thơ đầu (phá đề) "Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn" tả một cảnh hoàng hôn êm đềm. Hai chữ "bảng lảng" như con mắt của câu thơ, tạo nên hình ảnh đặc sắc, đó là ánh sáng nhạt nhòa lúc trời sắp tối, khi gần khi xa, khiến ta thấy nét buồn của buổi chiều tà.

Câu thơ thứ hai (thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau) “ Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn”. Đối với người xa nhà thì khoảnh khắc hoàng hôn thật là buồn. Nỗi buồn ấy lại được tăng lên bởi tiếng ốc (tù và) và tiếng trống dồn vang lên trong lòng . Ta như còn thấy cả không gian rộng lớn: Chiều dài (tiếng ốc), chiều cao (tiếng trống trên chòi cao) gieo vào lòng người lữ khách một nỗi buồn xa xăm, một niềm sầu thương tê tái. Câu thơ vừa có ánh sáng (bảng lảng) vừa có âm thanh (tiếng ốc, trống dồn) tạo cho cảnh hoàng hôn một màu sắc riêng của miền quê.

Hai câu thực 3 và 4 (Trình bày, mô tả sự vật, sự việc giải thích rõ ý đầu bài)

“Gác mái, ngư ông về viễn phố/Gõ sừng, mục tử lại cô thôn”.

Chiều xuống, ngư ông cùng con thuyền trở về viễn phố (nghĩa là bến xa) với tâm trạng của một ông chài sau một ngày làm việc tự thấy được nghỉ ngơi nhàn hạ, thoải mái. Động từ "gác mái" tức là gác mái chèo, biểu đạt một tâm thế nhàn tản của ngư ông.

Đồng thời trong cảnh là lũ trẻ chăn trâu đưa trâu về nhà, trở lại "cô thôn". Động tác "gõ sừng" của các mục đồng như gõ nhịp câu hát, thật thanh thản, hồn nhiên, yêu đời.

Hai câu luận 5 và 6 (Luận - bình luận 2 câu thực diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng.)

“Ngàn mai, gió cuốn chim bay mỏi/Dặm liễu, sương sa khách bước dồn”. Ta như nghe “ngàn mai” xào xạc trong "gió cuốn" và thấy chim mỏi cánh bay gấp về tổ nơi rừng xanh. Trong “sương sa” mù mịt “dặm liễu” ấy, người lữ khách thì một mình một bóng đang "bước dồn" về nơi mình cần đi tới.

Tác giả mượn cảnh để tả tình, đó là cái sự cô đơn, bơ vơ của người lữ khách trên nẻo đường tha hương nghìn dặm. Hai hình ảnh "chim bay mỏi" và "khách bước dồn" là hai nét vẽ đối nhau, đặc tả sự mỏi mệt, cô đơn. Hai câu luận đã mở rộng thêm ý tứ của hai câu thực để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc. Nữ sĩ sử dụng đảo ngữ: Lẽ ra là chim bay mỏi vào ngàn mai gió cuốn, thì tác giả đưa ngàn mai gió cuốn lên đầu. Cũng như vậy : Lẽ ra là Khách bước dồn vào dặm liễu sương sa thì tác giả lại đưa Dặm liễu sương sa lên đầu. Dụng ý làm nổi bật lên cái nẻo đường xa của miền đất lạ và sự vất vả của khách bộ hành, cánh chim bay.

Về ký thuật ta thấy hai câu 3 và 4 "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh, từ Hán Việt đối với từ hán Việt...

Hai câu Thực:

Gác mái đối với Gõ sừng (“gác” và “gõ” là động từ, “mái” và “sừng” là danh từ)

ngư ông đối với mục tử (danh từ Hán Việt đối với danh từ Hán Việt)

về viễn phố đối với lại cô thôn(“về” và “lại” là động từ, “viễn phố” và “cô thôn” là danh từ Hán Việt đối với danh từ Hán Việt)

Hai câu Luận:

Ngàn mai đối với Dặm liễu

gió cuốn đối với sương sa (“gió” và “sương” là danh từ, “cuốn” và “sa”là động từ)

chim bay mỏi đối với khách bước dồn (“chim” và “khách” là danh từ, “bay” và “bước” là động từ “mỏi” và “dồn” là trạng từ).

Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì gọi là “Thất đối)

Hai câu cuối 7 và 8 (kết thúc ý toàn bài, khái quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao “Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ/Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?".

Hai câu này của nữ sĩ như hội tụ, dồn nén lại tình thương, nỗi nhớ của mình. Ở đây có sự đối nhau “Kẻ Chương Đài - Người lữ thứ". Chương Đài là điển tích nói về chuyện li biệt, nhớ thương, tan hợp của lứa đôi Hàn Hoành và Liễu thị đời nhà Hán xa xưa. Xin nhắc ra điển tích này để độc giả rõ."Chương Đài" là tên một con đường ở thành Trường An bên Tàu. Đời nhà Đường, Hàn Hoành tuổi trẻ nổi tiếng là một người tài danh. Nhà nghèo kiết, lấy một nàng kỵ nữ họ Liễu ở Chương Đài.Mấy năm sau, quan Tiết độ sứ ở châu Thanh là Hầu Hy Dật mến tài, tâu vua xin Hàn Hoành làm người giúp việc. Bấy giờ, đương lúc nhiễu loạn, Hàn không dám đem Liễu đi theo, để nàng ở lại kinh đô, định chờ dịp tiện sẽ về đón. Nhưng trải qua ba năm trời, Hàn vẫn không về đón được. Nhân lấy vàng đựng vào một cái túi gởi về cho Liễu, kèm theo một bài thơ:

“Liễu ơi, hỡi Liễu Chương Đài,

Ngày xưa xanh biếc, hỏi nay có còn?

Ví tơ buông vẫn xanh rờn,

Hay vào tay khác, khó còn nguyên xưa!”

Liễu được thơ cũng đáp lại:

“Xanh non cành liễu đương tươi,

Năm năm luống để tặng người biệt ly.

Thu sang quyện lá vàng đi,

Chàng về biết có còn gì bẻ vin!”

Sự đối lập "Chương Đài" và "lữ thứ" gợi ra cho ta một cảnh tượng về nỗi buồn biệt li của của du khách nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ người thân yêu . Đó cũng là một tiếng than thở của tác giả được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ. "Ai" là đại từ phiếm chỉ, nhưng chúng ta hiểu đó là chồng, con, những người thân thương của nữ sĩ. "Hàn ôn” là nóng lạnh, "nỗi hàn ôn" là nỗi niềm tâm sự.

Ở đây Người lữ thứ là Bà Huyện Thanh Quan trong chiều tha hương, thấy mình bơ vơ nơi xa xôi, nỗi buồn thương không sao kể xiết.

Bà Huyện Thanh Quan, với tài sáng tạo vô song về chọn từ, tạo hình ảnh, đối câu, đối từ, đối thanh, tỏ rõ là một hồn thơ tài hoa, một ngòi bút trang nhã. Cảnh vật và tạo hình của nữ sĩ trở nên gần gũi, thân thuộc với mọi con người Việt Nam, mang tâm hồn đậm đà bản sắc dân tộc.Bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của nữ sĩ là một bông hoa nghệ thuật chứa chan tình thương, nỗi nhớ, làm bâng khuâng xao xuyến lòng ta.

Thơ của Bà Huyện Thanh Quan thấm một nỗi buồn li biệt hoặc hoài cổ, hay nói đến hoàng hôn, lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán Việt (bảng lảng, hoàng hôn, ngư ông, viễn phố...) tạo nên phong cách trang trọng, cổ kính, nhạc điệu trầm bổng hấp dẫn. "Chiều hôm nhớ nhà" là một bông hoa nghệ thuật chứa chan tình thương nhớ, bâng khuâng.

Ai đã từng đọc "Truyện Kiều" chắc không thể nào quên được câu thơ của Nguyễn Du nói về hoàng hôn:

"Sông sa vò võ phương trời,

Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng".

Cũng nói về hoàng hôn và nỗi buồn của kẻ tha hương, bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan là một kiệt tác của nền thơ Nôm Việt Nam trong thế kỉ XIX:

"Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.

Gác mái, ngư ông về viễn phố,

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,

Dặm liễu sương sa khách bước dồn.

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?".

Câu thơ đầu tả ánh hoàng hôn một buổi chiều viễn xứ. Hai chữ "bảng lảng" có giá trị tạo hình đặc sắc: ánh sáng lờ mờ lúc sắp tối, mơ hồ gần xa, tạo cho bức tranh một buổi chiều thấm buồn:

"Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn".

Hai chữ "bảng lảng" là nhãn tự - như con mắt của câu thơ. Nguyễn Du cũng có lần viết:

"Trời tây bảng lảng bóng vàng" (Truyện Kiều)

Chỉ qua một vần thơ, một câu thơ, một chữ thôi, người đọc cũng cảm nhận được ngòi bút thơ vô cùng điêu luyện của Bà Huyện Thanh Quan.

Đối với người đi xa, khoảnh khắc hoàng hôn, buồn sao kể hết được? Nỗi buồn ấy lại được nhân lên khi tiếng ốc (tù và) cùng tiếng trống đồn "xa đưa vẳng" lại. Chiều dài (tiếng ốc), chiều cao (tiếng trống đồn trên chòi cao) của không gian được diễn tả qua các hợp âm ấy, đã gieo vào lòng người lữ khách một nỗi buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái. Câu thơ vừa có ánh sáng (bảng lảng) vừa có âm thanh (tiếng ốc, trống đồn) tạo cho cảnh hoàng hôn miền đất lạ mang màu sắc dân dã:

"Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn "

Phần thực và phần luận, các thi liệu làm nên cốt cách bài thơ được chọn lựa tinh tế, biểu đạt một hồn thơ giàu cảm xúc. Ngư ông, mục tử, lữ khách... thế giới con người được nói đến. Cảnh vật thì có ngàn mai, có gió và sương, có "chim bay mỏi" ... Những thi liệu ấy mang tính chất ước lệ của thi pháp cổ (người thì có: ngư, tiều; cảnh vật, cây cỏ, hoa lá thì có: phong, sương, mai, liễu, cánh chim chiều...) nhưng với tài sáng tạo vô song: chọn từ, tạo hình ảnh, đối câu, đối từ, đối thanh, ở phương diện nào, nữ sĩ cũng tỏ rõ một hồn thơ tài hoa, một ngòi bút trang nhã. Vì thế cảnh vật trở nên gần gũi, thân thuộc với mọi con người Việt Nam. Cảnh vật mang hồn người đậm đà bản sắc dân tộc.

Chiều tà, ngư ông cùng con thuyền nhẹ trôi theo dòng sông về viễn phố (bến xa) với tâm trạng của một "ngư ông" - ông chài nhàn hạ, thoải mái. Động từ "gác mái" biểu đạt một tâm thế nhàn của ngư ông đang sống ở miền quê, đã thoát vòng danh lợi:

"Gác mái, ngư ông về viễn phố".

Cùng lúc đó, lũ trẻ đưa trâu về chuồng, trở lại "cô thôn", cử chỉ "gõ sừng" của mục đồng thật hồn nhiên, vô tư, yêu đời.

"Gõ sừng mục tử lại cô thôn".

Đó là hai nét vẽ về con người, hai bức tranh tuyệt đẹp nơi thôn dã vô cùng thân thuộc đáng yêu.

Hai câu luận tiếp theo mượn cảnh để tả cái lạnh lẽo, cô liêu, bơ vơ của người lữ khách trên nẻo đường tha hương nghìn dặm. Trời sắp tối. Ngàn mái xào xạc trong "gió cuốn"; gió mỗi lúc một mạnh. Cánh chim mỏi bay gấp về rừng tìm tổ. Sương sa mù mịt dặm liễu. Và trên con đường sương gió ấy, lạnh lẽo ấy chỉ có một người lữ khách, một mình một bóng đang "bước dồn" tìm nơi nghỉ trọ. Hai hình ảnh "chim bay mỏi" và "khách bước dồn" là hai nét vẽ đăng đôi, đặc tả sự mỏi mệt, cô đơn. Con người như bơ vơ, lạc lõng giữa ”gió cuốn" và "sương sa", đang sống trong khoảnh khắc sầu cảm, buồn thương ghê gớm. Câu thơ để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc. Đảo ngữ làm nổi bật cái bao la của nẻo đường xa miền đất lạ:

"Ngàn mai, gió cuốn chim bay mỏi,

Dặm liễu, sương sa khách bước dồn".

Bằng sự trải nghiệm của cuộc đời, đã sống những khoảnh khắc hoàng hôn ở nơi đất khách quê người, nữ sĩ mới viết được những câu thơ rất thực miêu tả cảnh ngộ lẻ loi của kẻ tha hương hay đến thế!

Hai câu kết hội tụ, dồn nén lại tình thương nhớ. Nữ sĩ cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Câu thứ bảy gồm hai vế tiểu đối, lời thơ cân xứng đẹp: "Kẻ chốn

Chương Đài người lữ thứ". Chương Đài là điển tích nói về chuyện li biệt, nhớ thương, tan hợp của lứa đôi Hàn Hoành và Liễu thị đời nhà Hán xa xưa. Bà Huyện Thanh Quan đã vận dụng điển tích ấy một cách sáng tạo. "Chương Đài" và "lữ thứ" trong văn cảnh gợi ra một trường liên tưởng về nỗi buồn li biệt của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Khép lại bài thơ là một tiếng than giãi bày một niềm tâm sự được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ. "Ai" là đại từ phiếm chỉ, nhưng ai cũng biết đó là chồng, con, những người thân thương của nữ sĩ. "Hàn ôn” là nóng lạnh, "nỗi hàn ôn" là nỗi niềm tâm sự. Người lữ thứ trong chiều tha hương thấy mình bơ vơ nơi xa xôi, nỗi buồn thương không sao kể xiết:

"Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?".

"Chiều hôm nhớ nhà" và "Qua Đèo Ngang" hai kiệt tác thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đó là chùm thơ của Bà Huyện Thanh Quan sáng tác trong những tháng ngày nữ sĩ trên đường thiên lí vào kinh đô Huế nhận chức nữ quan trong triều Nguyễn. Có thể coi đó là những bút kí - thơ vô cùng độc đáo. Thơ của Bà Huyện Thanh Quan thấm một nỗi buồn li biệt hoặc hoài cổ, hay nói đến hoàng hôn, lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán Việt (bảng lảng, hoàng hôn, ngư ông, viễn phố...) tạo nên phong cách trang trọng, cổ kính, nhạc điệu trầm bổng hấp dẫn. "Chiều hôm nhớ nhà" là một bông hoa nghệ thuật chứa chan tình thương nhớ, bâng khuâng,...

2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 sách mới

2.1. Ma trận đề kiểm tra GK1 Ngữ văn 8

 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 sách mới

2.2. Bảng đặc tả đề kiểm tra GK1 Ngữ văn 8

TT Chương/ Chủ đềNội dung/Đơn vị kiến thứcMức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
1Đọc hiểu

Thơ, văn bản ngoài sách giáo khoa.

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại văn
bản, từ ngữ, vần, nhịp, các
biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được đặc điểm
văn bản, phong cách ngôn
ngữ, kiểu cấu trúc.

- Nhận biệt được bố cục, câu
chủ đề, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong văn bản.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, giá trị của văn bản.

- Hiểu được nội dung chính
của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông
điệp mà văn bản muốn gửi
đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt
của từ ngữ, hình ảnh, vần,
nhịp, biện pháp tu từ…
Vận dụng:

- Trình bày được những cảm
nhận sâu sắc và rút ra được
những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo
của bài thơ thể hiện qua cách
nhìn riêng về con người, cuộc
sống; qua cách sử dụng từ
ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

-Thông điệp từ văn bản....

4TN

4TN

1TL

1TL0
2Viết

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

-Thông điệp từ văn bản....

Viết văn bản phát biểu cảm
nghĩ về thơ/truyện

*Nhận biết:

– Xác định được cấu trúc
bài văn, đánh giá một tác
phẩm thơ/truyện, văn bản
thuyết minh.

– Xác định được kiểu bài
phân tích, đánh giá một tác
phẩm thơ/truyện, thuyết
minh; vấn đề cảm nhận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

– Giới thiệu tác giả, tác
phẩm.

*Thông hiểu:

– Những đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật của tác
phẩm thơ/truyện.

– Lí giải được một số,
nguyên nhân, đặc điểm của
thể loại.

- Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ
đề, những nét đặc sắc về
hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những
cứ liệu sinh động.

*Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng
dùng từ, viết câu, các phép
liên kết, các phương thức
biểu đạt, các thao tác lập
luận để phân tích, số liệu,
cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
thơ/truyện.

– Nhận xét về nội dung,
nghệ thuật của tác phẩm
thơ/truyện; ảnh hưởng của
hiện tượng tự nhiên đến đời
sống con người.

*Vận dụng cao:

– So sánh với các tác phẩm
khác; liên hệ với thực tiễn;
vận dụng kiến thức lí luận
văn học để đánh giá, làm
nổi bật vấn đề nghị luận.

– Có cách sắp xếp các ý một cách hợp lí, khoa học. Sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

1*1*1*1TL*
Tổng4 TN
1TL
4TN
1TL
2 TL1 TL
Tỉ lệ %25353010
Tỉ lệ chung6040

2.3. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 sách mới

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi dưới đây

MƯA NGÂU LÀ GÌ?

Mưa ngâu là tên gọi cho những cơn mưa thường không liên tục, rả rích, lúc mưa, lúc tạnh, xuất hiện vào đầu tháng 7 Âm lịch ở Việt Nam hàng năm, phổ biến xảy ra ở miền Bắc.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa ngâu trong khoảng thời gian này là do sự hoạt động mạnh của rãnh xích đạo Bắc Ấn Độ Dương, khu vực biển Đông và bán đảo Đông Dương.
Khi hoàn lưu khép kín do rãnh xích đạo nằm xa xích đạo sẽ khiến mây tập trung thành 2 dải bên rìa đường hội tụ trong rãnh và gây ra mưa. Dải hội tụ này được gọi là hội tụ nhiệt đới. Trong đó dải hội tụ từ phía Bắc được gọi là tín phong Đông Bắc và phía Nam gọi là tín phong
Tây Nam. Do ảnh hưởng của hội tụ nhiệt đới này mà miền Bắc Việt Nam sẽ xuất hiện hiện
tượng mưa dầm kéo dài. Những cơn mưa không lớn nhưng rả rích suốt cả ngày. Dân gian còn
gọi là mưa ngâu. Theo kinh nghiệm dân gian, mưa ngâu thường xuất hiện từ ngày 3/7 kéo dài
đến ngày 7/7, ngày 13/7 đến ngày 17/7 và ngày 23/7 đến ngày 27/7 âm lịch. Dân gian xưa có
câu vào mùng 3 ra mùng 7 chỉ kiểu thời tiết mưa ngâu tháng 7. Hiện nay, do ảnh hưởng của
sự biến đổi khí hậu, quy luật diễn ra mưa ngâu cũng có nhiều thay đổi và không còn chính xác
như kinh nghiệm xưa đúc kết.

Trong văn hóa của người Việt, ngày 7/7 âm lịch gắn liền với chuyện tình dang dở của ông Ngâu bà Ngâu. Theo cuốn Nếp cũ -Tín ngưỡng Việt Nam (quyển hạ) của tác giả Toan Ánh có nhắc, bà Ngâu vốn xuất thân là con gái của Ngọc Đế, tên Chức Nữ. Nàng Chức Nữ không chỉ có nhan sắc xinh đẹp mà còn giỏi may vá, thêu thùa. Nàng ái mộ Ngưu Lang, một chàng trai chăn trâu. Dù chỉ là kẻ chăn trâu nhưng chàng Ngưu có tài thơ ca, thi phú và rất đỗi yêu thương nàng Chức Nữ. Thương con gái, Ngọc Đế tác thành cho đôi trẻ. Đôi uyên ương cùng nhau trải qua những tháng ngày hạnh phúc, sớm tối bên nhau. Mải yêu, Ngưu Lang Chức Nữ quên mất công việc của mình. Chức Nữ biếng dệt lười khâu, còn chàng Ngưu bỏ bê đèn sách, đến đàn trâu là tài sản lớn cũng chẳng thèm trông. Ngọc Đế biết tin bèn nổi giận, đày hai người ở hai bên bờ sông Ngân và mỗi năm nhờ đàn quạ đen bắc cầu, gọi là cầu Ô Thước cho gặp nhau một lần.

Mỗi năm, khi đến ngày 7/7 âm lịch, hai người được gặp nhau, nước mắt tủi hờn, nhớ nhung cứ thế tuôn trào. Nước mắt ấy rơi xuống hạ giới gây nên những cơn mưa liên tiếp. Người ta gọi đó là mưa ngâu.

(https://vietnamnet.vn/mua-ngau-la-gi-xuat-hien-vao-khoang-thoi-gian-nao 2180268.html)

Câu 1. (0,5 điểm) Văn bản trên thuộc loại nào?
A. Văn bản thông tin.
B. Văn bản nghị luận.
C. Văn bản tự sự.
D. Văn bản hành chính.

Câu 2. (0,5 điểm) Đặc điểm của Mưa Ngâu là gì?
A. Mưa thường liên tục không ngừng.
B. Mưa thường to kèm gió lớn.
C. Mưa thường không liên tục, rả rích, lúc mưa, lúc tạnh.
D. Mưa thường to và đi kèm sấm chớp.

Câu 3. (0,5 điểm) Đoạn văn sau đây được trình bày theo kiểu cầu trúc nào?

“Mỗi năm, khi đến ngày 7/7 âm lịch, hai người được gặp nhau, nước mắt tủi hờn, nhớ nhung cứ thế tuôn trào. Nước mắt ấy rơi xuống hạ giới gây nên những cơn mưa liên tiếp. Người ta gọi đó là mưa ngâu”.

A. Đoạn văn diễn dịch
B. Đoạn văn quy nạp
C. Đoạn văn song song
D. Đoạn văn phối hợp

Câu 4. (0,5 điểm) Văn bản mưa ngâu gắn liền với câu chuyện dân gian nào?
A. Câu chuyện Con gái của Ngọc Đế.
B. Câu chuyện Tín ngưỡng Việt Nam (quyển hạ) của tác giả Toan Ánh.
C. Câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ.
D. Câu chuyện Cầu Ô Thước

Câu 5. (0,5 điểm) Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau là gì?

“Nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa ngâu trong khoảng thời gian này là do sự hoạt
động mạnh của rãnh xích đạo Bắc Ấn Độ Dương, khu vực biển Đông và bán đảo Đông Dương”

A. Biện pháp điệp ngữ.
B. Biện pháp điệp từ.
C. Biện pháp nhân hóa.
D. Biện pháp liệt kê.

Câu 6. (0,5 điểm) Tìm các từ tượng hình có trong đoạn văn sau?

“Nàng Chức Nữ không chỉ có nhan sắc xinh đẹp mà còn giỏi may vá, thêu thùa. Nàng ái mộ Ngưu Lang, một chàng trai chăn trâu”.

A. Đoạn văn có 02 từ tượng hình.
B. Đoạn văn có 03 từ tượng hình.
C. Đoạn văn có 04 từ tượng hình.
D. Đoạn văn có 05 từ tượng hình.

Câu 7. (0,5 điểm) Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau vào thời gian nào trong năm?
A. Từ ngày 3/7 kéo dài đến ngày 7/7 âm lịch.
B. Từ ngày13/7 đến ngày 17/7 âm lịch.
C. Từ ngày 23/7 đến ngày 27/7 âm lịch.
D. Ngày 7 tháng 7 âm lịch.

Câu 8. (0,5 điểm) Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau đó là:

“Dải hội tụ này được gọi là hội tụ nhiệt đới. Trong đó dải hội tụ từ phía Bắc được gọi là tín phong Đông Bắc và phía Nam gọi là tín phong Tây Nam. Do ảnh hưởng của hội tụ nhiệt đới này mà miền Bắc Việt Nam sẽ xuất hiện hiện tượng mưa dầm kéo dài. Những cơn mưa không lớn nhưng rả rích suốt cả ngày”.

A. Không có câu chủ đề
B. “Dải hội tụ này được gọi là hội tụ nhiệt đới”.
C. “Những cơn mưa không lớn nhưng rả rích suốt cả ngày”.
D. Cả B và C đều đúng.
b. Phần thông hiểu

Câu 9. (1,0 điểm) Em hãy cho biết con người có cần phải biết về thế giới tự nhiên không? Vì
sao?

Câu 10. (1,0 điểm) Từ câu chuyện dân gian trong văn bản trên em rút ra được bài học gì cho
bản thân.

II. PHẦN LÀM VĂN (4,0 điểm) (Học sinh chọn 01 trong 2 đề để làm)

Đề 1. Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ sau.

MẸ VÀ QUẢ

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012)

Đề 2. Viết một bài văn thuyết minh giải thích về một hiện tượng tự nhiên mà em biết.

...............................

Mời các bạn tải file chi tiết để xem các đề và đáp án

3. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo năm học 2023 - 2024

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 bộ sách Chân trời sáng tạo do Hoatieu.vn chia sẻ gồm bộ đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn có ma trận, bảng đặc tả, đáp án chi tiết, là tài liệu tham khảo hay, hấp dẫn giúp các bạn học sinh ôn thi hiệu quả hơn. Đồng thời giúp thầy cô chuẩn bị đề cương ôn tập cho học sinh dễ dàng, tiết kiệm thời gian.

3.1. Ma trận và bảng đặc tả đề kiểm tra GK1 môn Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 sách mới

Mời bạn đọc tải file chi tiết để tham khảo thêm

3.2. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Sáu chữ
D. Bảy chữ

Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

Là cửa nhưng không then khóa
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ

A. Không then khóa, vùng sóng nước, mở ra
B. Không then khóa, không khép lại, mở ra
C. Không khéo lại, vùng sóng nước, mở ra
D. Không khéo lại, vùng sóng nước, nỗi đợi chờ

Câu 3. “Cách giới thiệu ấy vô cùng đặc biệt, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ. Mượn cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng lại không giống những cái cửa bình thường khác. Cái cửa đó không có then cũng chẳng có khóa. Lại chẳng khép lại bao giờ, giữa mênh mông muôn trùng sóng nước mở ra bao nhiêu nỗi niềm riêng.” Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Đoạn thơ cuối bài sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non…”

A. Nhân hóa
B. Liệt kê
C. So sánh
D. Điệp từ

Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm của cửa sông?

A. Nơi biển cả tìm về với đất liền
B. Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng
C. Nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển hòa lẫn vào nhau.
D. Nơi những người thân được gặp lại nhau

Câu 6. Cho đoạn thơ:

“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non”

Đoạn thơ trên nói lên điều gì về tấm lòng của sông?

A. sông không giờ quên cội nguồn
B. sông không bao giờ quên biển
C. sông không bao giờ xa biển
D. sông luôn gắn bó với núi non

Câu 7. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.
B. “Tấm lòng” của cửa sông đã dứt được
cội nguồn để vươn ra biển lớn.
C. “Tấm lòng” của cửa sông day dứt vì phải xa rời cội nguồn.
D. “Tấm lòng” của cửa sông ân hận vì đã rời xa cội nguồn.

Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ Cửa sông?

A. Miêu tả trình tự sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác tại cửa sông.
B. Cho thấy cửa sông là một nơi rất độc đáo, thú vị.
C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.
D. Cho nên mọi vùng biển đều bắt nguồn từ sông.

Câu 9 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 10 (1,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu, trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh.

Phần II. Viết (4,0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

4. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Cánh diều

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Cánh diều năm học 2023 - 2024 được Hoatieu chia sẻ dưới đây gồm 3 đề có đầy đủ ma trận, bảng đặc tả, đáp án, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn học sinh và quý thầy cô. Mời các bạn tải file đầy đủ để tham khảo chi tiết nhé.

Nội dung đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Cánh diều như sau:

I. Phần đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

KHI MÙA THU SANG

Trần Đăng Khoa

Mặt Trời lặn xuống bờ ao

Ngọn khói xanh lên lúng liếng

Vườn sau gió chẳng đuổi nhau

Lá vẫn bay vàng sân giếng

Xóm ngoài, nhà ai giã cốm

Làn sương lam mỏng rung rinh

Em nhỏ cưỡi trâu về ngõ

Tự mình làm nên bức tranh

Rào thưa, tiếng ai cười gọi

Trông ra nào thấy đâu nào

Một khoảng trời trong leo lẻo

Thình lình hiện lên ngôi sao

Những muốn kêu to một tiếng

Thu sang rồi đấy. Thu sang!

Lòng bỗng nhớ ông Nguyễn Khuyến

Cõng cháu chạy rông khắp làng...

1973

(Trích Kể cho bé nghe, NXB Kim Đồng, 2011)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát B. Thơ sáu chữ

C. Thơ bảy chữ D. Thơ tự do

Câu 2. Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?

A. Một hình ảnh gây ấn tượng với tác giả

B. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả

C. Một hiện tượng khơi nguồn cảm hứng cho tác giả

D. Một cảm xúc bâng khuâng chợt đến với tác giả

Câu 3. Nhận xét nào đúng về bố cục của bài thơ?

A. Bài thơ chia làm hai phần: ba khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên và con người, khổ thơ cuối trực tiếp nói lên cảm xúc của tác giả trước mùa thu.

B. Bài thơ chia làm ba phần: khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, hai khổ tiếp theo là hình ảnh con người và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả trước mùa thu.

C. Bài thơ chia làm ba phần: hai khổ thơ đầu là hình ảnh thiên nhiên và con người, khổ thơ thứ ba là những âm thanh mùa thu và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả.

D. Bài thơ chia làm bốn phần: khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, khổ thơ thứ hai là hình ảnh con người, khổ thơ thứ ba là những âm thanh của mùa thu và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Vườn sau gió chẳng đuổi nhau / Lá vẫn bay vàng sân giếng”?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Điệp ngữ

D. Nói giảm nói tránh

Câu 5. Trong khổ thơ thứ hai, những hình ảnh nào là tín hiệu của mùa thu?

A. Cốm và làn sương B. Làn sương và em nhỏ

C. Em nhỏ và con trâu D. Con trâu và cốm

Câu 6. Nhận xét nào đúng về nội dung của các dòng thơ “Những muốn kêu to một tiếng / Thu sang rồi đấy. Thu sang!”?

A. Nói to những dự đoán của mình về việc đất trời mùa hạ đã chuyển sang thu

B. Lo lắng, bất ngờ trước những đổi thay của vạn vật và con người xung quanh

C. Nêu lên cảm giác quen thuộc, gần gũi về khung cảnh làng quê vào mùa thu

D. Mong được cất lên tiếng reo vui trước những tín hiệu của mùa thu

Câu 7. Trong khổ thơ thứ ba, tác giả đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu?

A. Thị giác, xúc giác B. Thính giác, khứu giác

C. Thị giác, thính giác D. Thính giác, xúc giác

Câu 8. Phương án nào dưới đây nêu đúng cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

A. Tình yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ khi mùa thu sang.

B. Cảm xúc ngỡ ngàng và niềm hân hoan của nhà thơ khi mùa thu sang.

C. Niềm vui của nhà thơ trước vẻ đẹp của con người lao động khi mùa thu sang.

D. Nỗi nhớ sâu đậm của nhà thơ về hình ảnh thân thương “ông Nguyễn Khuyến”.

Câu 9. Hãy tìm hai hình ảnh trong bài thơ được tác giả sử dụng để khắc hoạ bức tranh mùa thu. Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp mùa thu nơi làng quê của tác giả? (1,5 điểm)

Câu 10. Em thích nhất mùa nào ở quê hương mình? Hãy giới thiệu vẻ đẹp đặc trưng của mùa mà em thích (trả lời trong khoảng 10 - 12 dòng). (1,5 điểm)

II. Phần viết: 5,0 điểm

Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Khi mùa thu sang của Trần Đăng Khoa.

Tham khảo thêm: Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh Diều có ma trận, đáp án chi tiết

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 9.650
0 Bình luận
Sắp xếp theo