Soạn Bài ca Côn Sơn lớp 8 Chân trời sáng tạo (ngắn gọn, dễ hiểu)

Bài ca Côn Sơn là một bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, thanh cao cũng như tình yêu thiên nhiên, sự hòa hợp với thiên nhiên cua tác giả Nguyễn Trãi. Trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo các em sẽ được học văn bản Bài ca Côn Sơn trong bài Đọc kết nối chủ điểm trang 65 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo. Sau đây là gợi ý soạn bài Bài ca Côn Sơn lớp 8 ngắn gọn giúp các em học sinh có thêm gợi ý trả lời các câu hỏi trong SGK.

Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo bài Bài ca Côn Sơn

Nội dung văn bản Bài ca Côn Sơn

Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi là một bức tranh thiên nhiên phong cảnh hữu tình với vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ có suối có rừng vô cùng thơ mộng. Qua đó ta cũng thấy được tình yêu thiên nhiên, sự hòa hợp với thiên nhiên của tác giả.

Câu 1. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.

Các biện pháp tu từ và tác dụng được sử dụng trong bốn câu thơ đầu trên là:

Điệp từ “Côn Sơn”

Tác dụng: Nhấn mạnh miêu tả thiên nhiên ở Côn Sơn

- So sánh: “như tiếng đàn cầm”, “như chiếu êm”

Tác dụng: ra khung cảnh thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy, tạo ra cảm giác thanh cao, mát mẻ, trong lành.

=> Tất cả đều thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương và tình yêu với thiên nhiên Côn Sơn.

Câu 2. Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là ai?

Nhân vật “ta” trong đoạn trích chính là tác giả Nguyễn Trãi.

Câu 3. Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”

* Cảnh thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ được miêu tả qua các chi tiết

- Tả thiên nhiên:

+ Suối: chảy rì rầm, nghe như tiếng đàn cầm.

+ Đá: đá mọc rêu phơi

+ Rừng thông: thông mọc rất nhiều và dày tạo bóng mát để nhân vật “ta” nằm.

+ Cây trúc bóng râm: trúc rậm thành bóng râm mát, là nơi tác giả ngâm thơ.

- Tả con người: ngồi lên đá như ngồi chiếu êm; nằm

* Mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”:

- Một bức tranh thiên nhiên vô cùng khoáng đạt, thanh cao, yên lặng không có bóng người nhưng lại có tiếng rì rầm của nước chảy. Một khung cảnh thú vị và nên thơ, thiên nhiên giống như người bạn, người tri kỷ.

- Đại từ nhân xưng “ta” được lặp đi lặp lại để nhấn mạnh sự có mặt của “ta” trước cảnh đẹp của Côn Sơn.

- Sử dụng nhiều từ khẳng định tư thế làm chủ của tác giả trước thiên nhiên Côn Sơn như: ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ.

=> Cảnh thiên nhiên đẹp được cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế qua đó ca ngợi sức sống thanh cao, hòa mình vào thiên nhiên của tác giả Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.

Câu 4. Em cảm nhận thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong đoạn thơ?

Em cảm nhận thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong đoạn thơ?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 1.326
0 Bình luận
Sắp xếp theo