Đọc mở rộng theo thể loại Cây sồi mùa đông siêu hay

"Cây sồi mùa đông" của tác giả người Nga Iu-ri Na-ghi-bin là câu chuyện về một cậu học trò tên là Va-xu-skin, luôn đi học muộn và bị cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nghi ngờ về đức học của mình. Văn bản Cây sồi mùa đông hiện tại được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo. Sau đây là mẫu soạn bài Cây sồi mùa đông lớp 8 trang 33, mời các bạn cùng tham khảo để có thêm gợi ý trả lời câu hỏi bài Cây sồi mùa đông.

1. Soạn Cây sồi mùa đông tác giả tác phẩm

Soạn Cây sồi mùa đông tác giả tác phẩm

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Yuri Nagibin sinh ngày 3 tháng 4 1920 (103 tuổi) tại Moscow, Nga.

- Yuri Nagibin là một nhà viết kịch nổi tiếng của Nga. Yuri Nagibin xếp hạng nổi tiếng thứ 97006 trên thế giới và thứ 756 trong danh sách các Nhà viết kịch nổi tiếng.

- Năm 1938 Nagibin tốt nghiệp Đại học và sau đó ông tiếp tục học tại Viện Y tế Moscow. Ông đã không quan tâm đến các bác sĩ của trường, và ông quyết định đến VGIK và viết kịch bản giảng viên.

- Yuri Nagibin được gửi đến Bộ Chính trị Bộ tại Phương diện quân Volkhov vào mùa thu năm 1941. Câu chuyện đầu tiên của ông được in ngay trước khi chiến tranh. Cụ thể là hai tác phẩm: "Double Fault" (1940) và "Whip" (1941).

b. Tác phẩm nổi bật

- Truyện ngắn đầu tay Dvoinaya Oshibka ("Sai lầm kép"), xuất hiện trên Tạp chí Ngọn lửa nhỏ 1940

- Hai tập truyện chiến tranh Bolshoye Serdtse ("Trái tim lớn") and Zerno Zhizni ("Hạt của Đời") ra đời năm 1944 và 1948.

- Năm 1962 xuất bản hai tập truyện: Chistiye Prudi, tập truyện về thời thơ ấu những năm 1920 và đầu những năm 1930; and Druzya Moi, Liudi ("Các bạn tôi, Những con người")

- Năm 1960 ông sáng tác Pered Praznikom ("Trước ngày nghỉ lễ"), Poezda na Ostrova ("Ra đảo", 1986), and Vstan' i Idi ("Đứng và đi", 1987).

2. Tác phẩm

a. Thể loại

Truyện ngắn

b. Xuất xứ của tác phẩm

Văn bản được trích trong tập truyện Người thầy đầu tiên.

2. Trả lời câu hỏi bài Cây sồi mùa đông trang 33

Câu 1: Xác định đề tài và nêu nội dung bao quát của văn bản

Đề tài: Sự hiểu biết, trân trọng của giáo viên với học sinh; tình yêu thiên nhiên, sự kết nối giữa con người với thiên nhiên.

Bài văn Cây sồi mùa đông kể về câu chuyện của cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và học trò của cô, Va-xu-skin. Cậu bé luôn đi học muộn và trả lời câu hỏi sai, khiến cô giáo nghi ngờ về tài năng của học sinh. Cô quyết định yêu cầu cậu đưa mình về gặp mẹ của cậu để tìm hiểu về tình trạng này. Trên đường về nhà của Va-xu-skin, cô đã phát hiện ra rằng cậu bé phải đi qua khu rừng mùa đông để đến trường, với cây sồi hùng vĩ và một hệ sinh thái nhỏ nằm dưới tán cây. Sau khi tham gia cùng cậu học trò khám phá khu rừng, cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na hiểu được lý do tại sao cậu bé lại đi học muộn như vậy và có cái nhìn thiện cảm hơn về học sinh của mình.

Câu 2: Nêu chi tiết tiêu biểu thể hiện tình cảm mà cậu bé Xa- vu - skin đã dành cho cây sồi và loài vật trong khu rừng. Điều này góp phần thể hiện nét tính cách gì của nhân vật

- Cách giới thiệu về cây sồi hết sức yêu thương, tự nhiên như giới thiệu một người quen cũ với cô giáo.

- Hành động cố gắng vần một mảng tuyết để tìm con nhím, ân cần chăm sóc và trò chuyện với con nhím.

- Hành động bới tuyết đưa cô giáo đi thăm hỏi thế giới bé nhỏ dưới gốc cây sồi mùa đông.

- Cảm giác buồn, cúi đầu khi cô giáo bảo chú bé phải đi học bằng đường nhựa, không được đi tắt qua rừng...

- Lời cậu bé dặn cô giáo An-na Va-xi-li-ép-na khi gặp các con thú có sừng trên đường về: cô chỉ cần giơ gậy làm nó sợ thôi, không nên đánh nó, nó sẽ “giận và bỏ rừng đi biệt mất”

=> Nhận xét tính cách cậu bé : Tâm hồn trong sáng,hài hòa với thiên nhiên, có tâm lòng nhân hậu,tinh tế,biết quan tâm lo lắng cho người khác.

Câu 3: Vì sao ở phần cuối truyện, cô An - na Va-xi- li-ep-na "bỗng hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông" và gọi Xa- vu-skin là "chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn của tương lai"?

Cô An - na Va-xi- li-ep-na "bỗng hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông" và gọi Xa- vu-skin là "chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn của tương lai" vì những điều kì diệu trong khu vườn đều được tạo ra bởi cậu bé chứ không phải cây sồi giữa mùa đông. Tất cả những điều này đều được chú bé tạo lên không chỉ bây giờ mà trong tương lai là những con số bí ẩn từ chú mà cô giáo phải thốt lên điều tuyệt vời ẩn trong đó.

Câu 4: Thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc qua câu chuyện này là gì?

Tác phẩm này tác giả đã cho chúng ta thấy được tính nhân văn thông qua từng chi tiết cụ thể. Những chi tiết ấy như làm cho cả tác phẩm sáng bừng lên trong lòng người đọc và từ đó họ cũng rút ra được những bài học ý nghĩa cho bản thân mình.

Tác phẩm này ta cũng đã có một cái nhìn khác về khung cảnh mùa đông yên bình dưới gốc cây sồi. Ngoài ra, tác phẩm còn cho chúng ta thấy được rằng chính cậu học trò nhỏ đã giúp cô giáo của mình bổ khuyết những kiến thức về cuộc sống thực tế. Vì vậy, đôi khi chúng ta chúng ta cũng cần nhận thức rõ được nhiệm vụ của bản thân. Đối với những người có nhiệm vụ “trồng người” thì cần phải linh hoạt hơn trong việc giảng dạy và luôn thấu hiểu được tâm hồn của các bạn học trò để từ đó mà bồi dưỡng, hun đúc các em một cách tốt nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 818
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm