Soạn bài Nhớ đồng lớp 8 ngắn nhất

Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo bài Nhớ đồng - Nhớ đồng là một trong số các tác phẩm tiêu biểu cảu nhà thơ Tố Hữu. Thông qua hình ảnh nhớ đồng tác giả đã bày tỏ tình cảm nhớ thương da diết quê hương làng xóm, tình cảm gia đình ấm áp. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ gợi ý soạn văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 15 bài Nhớ đồng để các em nắm được cách trả lời các câu hỏi bài Nhớ đồng.

Soạn bài Nhớ đồng ngắn nhất

Soạn bài Nhớ đồng tác giả tác phẩm

1. Tác giả:

- Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.

- Thời thơ ấu: Sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

- Thời thanh niên: Sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.

- Nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy.

Bài thơ được viết chính thức vào tháng 7 – 1939.

b. Thể loại: thơ bảy chữ

c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Bố cục của bài Nhớ đồng lớp 8

Bố cục của bài Nhớ đồng lớp 8

Soạn văn bản Nhớ đồng lớp 8

1. Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?

Vùng đất để lại ấn tượng sâu đậm trong em chính là quê hương Thái Bình thân yêu. Nhớ những ngày hè dưới cái nắng oi ả của tháng sáu, khắp làng xóm trải dài một màu vàng ruộm của rơm rạ phơi khô sực lên một mùi ngai ngái thơm ngát của những bông lúa.

2. Trải nghiệm cùng Nhớ đồng lớp 8

Câu 1. Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

Khổ thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, nhớ cuộc sống tự do, yêu quê hương đất nước và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Tác giả đã sử dụng điệp từ “đâu” để nhắc nhớ tới những hình ảnh quen thuộc của quê hương

Câu 2. Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?

Việc lặp lại hai dòng thơ giúp tạo ra tính sáng tạo cho văn bản, tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh cảm xúc nhớ nhung da diết của tác giả mà không làm đứt mạch cảm xúc của bài thơ

Suy ngẫm và phản hồi bài Nhớ đồng

Câu 1 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo

Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.

Trả lời

Bài thơ Nhớ đồng được viết theo thể thơ 7 chữ.

Cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai tác giả sử dụng cách ngắt nhịp 4/3 cùng cách gieo vần “ui”: mùi – vui-bùi.

Câu 2 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó

Trả lời

Những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ “đâu”. Biện pháp điệp như trở hồn người đọc nhớ đến những trưa đồng quê, nhớ những thứ thân thuộc, tình thương mến dạt dào, những người nông dân hiền như đất, quanh năm dãi nắng dầm sương, vất vả sớm trưa. Cuộc sống cơ cực không thể làm mất đi vẻ đẹp khỏe khoắn, đáng yêu trong hình dáng và tâm hồn họ. Năm từ “ đâu” xuất hiện trong mười câu thơ, giống như một sự tiếc nuối của tác giả những năm tháng xưa cũ,hiện tại đâu còn, chỉ là nhắc nhớ lại vậy thôi. ở đây bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của quê ngoại nhà thơ, một làng nhỏ với những cồn bãi mướt xanh cây trái, có chiếc cầu lặng lẽ soi bóng xuống dòng Hương Giang hững hờ.

Câu 3 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Trả lời

- Phần 1 (Từ đầu đến “thiệt thà”): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.

- Phần 2 (Tiếp theo đến “ngát trời”): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.

- Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

=> Sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện: Nhớ đồng đã thể hiện nỗi nhớ quê da diết của nhà thơ, tiếp đó là sự nhớ thương cuộc sống và cao hơn là nỗi lòng khao khát tự do và bất bình với thực tại.

Câu 4 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo

Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

Trả lời

Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Dựa trên cảm hứng xuất phát từ tiếng hò cùa nhà thơ cũng như việc sử dụng phép lặp, những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu khơi gợi nỗi nhớ quê hương da diết thể hiện Niềm say mê lí tưởng và khát khao tự do của nhà thơ và sự vận động của tác giả đã cho thấy nỗi niềm nhớ mong những tháng ngày tự do của tác giả.

Câu 5 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?

Trả lời

- Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

- Hình thức nghệ thuật được thể hiện: Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc. Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng. Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.

Câu 6 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo

Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?

Trả lời

Thông điệp tác giả gửi gắm: Cống hiến và thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, sự no ấm cho quê hương.

Câu 7 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo

Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gọi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?

Trả lời

Cảnh sắc được gợi tả trong Nhớ đồng hiện lên thật dung dị, thân thương, một chốn thôn quê yên ả. Nơi ấy gợi cảm giác thanh bình. Con người là chủ thể với nét chân quê, gần gũi, mến thương. Họ là những con người yêu lao động, thiết tha cuộc sống.

Tác dụng: Những hình ảnh này giúp người đọc hiểu đúng nội dung tác phẩm, nắm được mạch cảm xúc, tư tưởng người viết và hiểu thêm về con người của nhà thơ Tố Hữu.

Câu 7 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.127
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm