Soạn bài Bố của Xi Mông lớp 8 Chân trời sáng tạo

Bố của Xi Mông là một tác phẩm của nhà văn hiện thực vĩ đại của nước Pháp Guy đơ Mô-pa-xăng. Văn bản Bố của Xi Mông hiện được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tập 2 Chân trời sáng tạo. Sau đây là gợi ý soạn văn 8 Chân trời sáng tạo bài Bố của Xi Mông ngắn gọn, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Chuẩn bị đọc bài Bố của Xi Mông

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa như thế nào?

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người giúp ta thấy vui tươi, niềm vui hạnh phúc, sáng sủa, yêu đời, biết sống có ý nghĩa hơn. Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người. Là động lực, ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn, vất vả, thử thách.

2. Trải nghiệm văn bản Bố của Xi Mông

Câu 1: Lời đề nghị của Xi - mông với bác công nhân thể hiện khao khát gì của em?

Lời đề nghị của Xi - mông với bác công nhân thể hiện khao khát tình yêu thương của bố và một mái ấm gia đình trọn vẹ của bố và có mẹ.

Câu 2: Vì sao bác Philip đề nghị mẹ Xi- mông làm vợ của mình?

Bác Philip đề nghị mẹ Xi- mông làm vợ của mình vì muốn thực hiện điều mong muốn của cậu bé Xi-mông.

3. Suy ngẫm và phản hồi bài Bố của Xi Mông

Câu 1: Xác định đề tài của truyện Bố của Xi - mông

Tác phẩm viết về những đứa trẻ không có bố, bất hạnh, đáng thương.

Câu 2: Trong truyện, chi tiết bác Philip nhận lời mời làm bố của Xi - mông được kể mấy lần? So sánh các lần kể theo bảng dưới đây và nêu tác dụng của việc lặp lại chi tiết này.

Trong truyện, chi tiết bác Philip nhận lời mời làm bố của Xi - mông được kể 2 lần

Tác dụng để tạo điểm nhấn cho câu chuyện và sự xoay chuyển cảm xúc, tâm trạng nhân vật giữa hai lần khác nhau.

Yếu tố so sánh

Lần đầu

Những lần khác

Bối cảnh

Cậu bé muốn nhả xuống sông cho chết đuối

Trường học

Người đưa ra đề nghị

Cậu bé

Cậu bé

Câu nói của của bác Philip khi nhận lời

Có chứ, bác muốn chứ

Bố con là Philip, bác thợ rèn và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con

Phản ứng của chị Blang – sốt

Blang – sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại

Tiếng hôn và thì thầm rất khẽ.

Cậu thông báo của Xi – mông với các bạn học

ở trường học

Trường học

Phản ứng của các bạn học

La hét thích thú

Không đứa nào dám cười

Câu 3: Cách nhìn của tác giả về chị Blang- sốt và Xi - măng có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người?

Cách nhìn của tác giả về chị Blang- sốt và Xi - măng khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng là:

Tác giả nhìn 2 nhân vật vô cùng đáng thương

Người dân lại khinh bỉ, ghét bỏ

Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ về lòng thương yêu con người cũng có phần eo hẹp và không phải ai cũng có thể yêu thương tới một con người. Đôi khi họ lại biến tình yêu thương đó là sự ghét bỏ với những số phận đau xót.

Câu 4: Em có đồng tình với lời hứa của bác Philip "sẽ kéo tai tất cả những đứa bắt nạt" Xi - mông không? Vì sao?

Em có đồng tình với lời hứa của bác Philip "sẽ kéo tai tất cả những đứa bắt nạt" Xi - mông vì đấy là hình ảnh của một người cha đang bảo vệ đứa con của mình trước sự áp bức, bắt nạt của bạn bè sẽ đứng ra che chắn yêu thương.

Câu 5: Xác định chủ đề của truyện và nêu lên một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề?

– Chủ đề của truyện Bố của Xi-mông là: tình yêu thương, sự thấu hiểu, đồng cảm với những người thiệt thòi hoặc mắc sai lầm.

– Căn cứ để xác định chủ đề: những chi tiết và cốt truyện: Mẹ của Xi-mông là Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối rồi sinh ra cậu. Vì thế, trong con mắt của mọi người, cậu bé là đứa trẻ không có bố. Khi mới đến trường, cậu bị bạn bè chế giễu là không có bố. Cậu cảm thấy xấu hổ, buồn bã và rất đau đớn. Cậu muốn ra bờ sông tự tử nhưng may mắn đã gặp một bác thợ rèn tên Phi-líp Rê-mi. Bác công nhân hỏi thăm, khuyên nhủ cậu không nên tự tử. Xi-mông đề nghị Phi-líp làm bố của cậu và ông đã đồng ý. Hôm sau Xi-mông sung sướng đến trường, lớn tiếng nói với bạn bè rằng bây giờ cậu đã có bố, bố của cậu chính là bác thợ rèn Phi-líp Rê-mi.

Câu 6: Thông qua câu chuyện tìm bố cho chú bé Xi - mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

– Ai cũng có thể mắc sai lầm, cần cảm thông, thấu hiểu với những sai lầm đó.

– Ai cũng có quyền được sống trong yêu thương và hạnh phúc.

– Cần mở lòng để chia sẻ, bảo vệ những con người yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 7: Thảo luận trong nhóm, đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.

Theo sự thảo luận của em và nhóm mình đã đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp như sau:

- Khi xảy ra xung đột, bĩnh tĩnh suy xét để đưa ra phương án giải quyết hợp lí

- Không tự cao, tự tin thái quá, cần có tính đồng đội

- Nên tổ chức những buổi sinh hoạt lớp, chia sẻ, hoạt động nhóm về sự chia sẻ tình yêu thương giữa các thành viên trong lớp

- Khi xảy ra xích mích, cần tạm gác “cái tôi” sang một bên. Làm rõ vấn đề nằm ở đâu. Tìm giải pháp cùng nhau.

- Mọi người cần chủ động lắng nghe, không thiên vị.

- Trong các giờ học, hoạt động nên để nhiều thành viên cùng tham gia và sau mỗi hoạt động nên họp nhóm để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và tránh các hiểu lầm mỗi hoạt động đó.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 346
0 Bình luận
Sắp xếp theo