Soạn bài Ôn tập trang 65 lớp 8 Chân trời sáng tạo (chuẩn)

Ngữ văn 8 tập 2 trang 65 Chân trời sáng tạo - Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh gợi ý soạn bài Ôn tập trang 65 lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ là những gợi ý bổ ích giúp các em trả lời câu hỏi Ôn tập bài 8 Cánh cửa mở ra thế giới Ngữ văn 8 tập 2 CTST. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo trang 65 tập 2

Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo trang 65 tập 2

Câu 1: Trình bày đặc điểm của văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim

Bước 1: Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói

- Đề tài của cuốn sách

- Giới thiệu cuốn sách

- Chú ý tới đối tượng nghe

Bước 2: Trình bày luận điểm và ý trình bày của cuốn sách

- Tên cuốn sách, thể loại, tác giả, tên nhà xuất bản, năm xuất bản, các giải thưởng

- Một số đặc điểm về nội dung, hình thức nghệ thuật, chủ đề và thông điệp của cuốn sách

- Một vài chi tiết hình ảnh, việc quan trọng thú vị về nghệ thuật và thông điệp của cuốn sách

Nhận xét hoặc ấn tượng về chi tiết nào

Bước 3: Trình bày

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

Câu 2: Tóm tắt các đặc điểm của những văn bản đã học vào bảng sau

Phương diện tóm tát

Chuyến du hành về tuổi thơ

"Mẹ vắng nhà"- Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh

"Tốt-tô-chan bên cửa sổ": Khi trẻ con lớn lên trong tình thương

Mục đích viết

Giới thiệu cho bạn đọc nội dung và cảm nhận của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, từ đó, khuyến khích bạn đọc tìm đọc tác phẩm này.

Giới thiệu tài năng của đạo diễn và những nét đặc sắc của bộ phim về nội dung, diễn xuất, cảnh quay.

Giới thiệu cuốn sách và lan toả ý nghĩa của phương pháp giáo dục trẻ em rất tiến bộ của thầy hiệu truởng truờng Tô-mô.

Nội dung chính

Những dòng hồi tưởng của Mùi và những người bạn về trò chơi nghịch ngợm của cậu bé về tuổi thơ.

Kể về những ngày chiến tranh bọn trẻ sống xa mẹ.

Đó là những mong muốn khao khát của những đứa trẻ và sự lắng nghe thấu hiểu của thầy cô .

Cấu trúc

3 phần

3 phần

3 phần

Cách thể hiện thông tin

-Thông tin cơ bản của VB đuợc thể hiện qua các chi tiết. Ngược lại, các chi tiết cũng góp phần thể hiện thông tin cơ bản.

-Thuyết minh kết hợp các pt biểu đạt khác góp phần thể hiện thông tin văn bản.

-Thông tin cơ bản của VB đuợc thể hiện qua các chi tiết. Ngược lại, các chi tiết cũng góp phần thể hiện thông tin cơ bản.

-Thông tin cơ bản của VB đuợc thể hiện qua các chi tiết. Ngược lại, các chi tiết cũng góp phần thể hiện thông tin cơ bản.

Câu 3: Xác định thành phần biệt lập và nêu chức năng của chúng trong các trường hợp sau:

Soạn bài Ôn tập bài 8 Văn 8 tập 2 CTST

a. Trời ơi (thành phần cảm thán) -> dùng để biểu lộ cảm xúc của người nói.

b. cuộc trò chuyện mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của chúng tôi (thành phần phụ chú) -> bổ sung chi tiết cho thông tin "một cuộc trò chuyện đặc biệt"

c. nghe nói (thành phần tình thái) -> thể hiện sự đánh giá của người nói với sự việc được nói đến trong câu.

Câu 4: Viết bài giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim như thế nào để hấp dẫn người đọc.

Người ta từng nói rằng : “ Tình bạn chính là bông hoa đẹp nhất tô điểm cho cuộc đời mỗi người”. Cuộc sống ta thật thật buồn tẻ và trống vắng làm sao khi thiếu đi bạn bè. Cũng chính vì thế, nó đã trở thành nguồn cảm hứng vô biên cho những cây viết tài hoa. Trong đó có Nguyễn Nhật Ánh và người bạn “Tôi là Bêtô” của ông. “Tôi là Bêtô” là một cuốn sách hay không chỉ về tình bạn của Bêtô và Binô mà còn là những câu chuyện thường nhật hết sức bình thường nhưng lại độc đáo dưới lăng kính của một chú chó.

Một vài người hay nói rằng, con người là con người, chó mèo là chó mèo. Làm sao chó mèo có thể giống con người, có thể có tâm hồn và cảm xúc ? Nhưng tôi biết, chắc chắn trong một vài người ấy sẽ không có Nguyễn Nhật Ánh. Cái nhìn khác biệt của ông về chó mèo đã tạo nên những điểm sáng trong các cuốn sách của ông. Ông đã dùng cái cách mà bà hay kể chuyện cho cháu nghe để kể cho độc giả nghe những câu chuyện mà ông cho là lí thú.

Bêtô đã kể cho tôi nghe rằng, tên của cậu ta không phải là Bêtô mà là Bêbêtô, nhưng chính sự ưa ngắn gọn của người lớn đã khiến tên của cậu bị thu gọn lại. Nhưng cậu ta cũng nói rằng, cậu ta rất thích cái tên đó.

Bêtô đã kể cho tôi nghe rằng, cậu ta rất thích bà nội của chị Ni. Bà rất thương cậu, đồng tình với cậu : Một con chó không nghịch ngợm là một chú chó bỏ đi. Bêtô rất thích mỗi lần bà cùng thằng Laica đến nhà chơi, Laica và cậu sẽ cùng bày ra đủ trò nghịch ngợm. Nhưng một mùa đông đã cướp bà đi. Cậu thấy chị Ni và ba mẹ chị Ni khóc rất nhiều, để rồi bà vẫn sống trong trái tim họ.

Bêtô đã kể cho tôi nghe rằng, cậu ta và các người bạn khác đều ghét lão Hiếng. Lão ta là một người rất tàn độc với loài chó như Bêtô. Ngày mà lão chuyển đi là một trong những ngày đáng kỉ niệm ở nơi cậu ta sống. Hầu như, Bêtô chắc chắn lão Hiếng đã chết dù lão vẫn đang sống, còn bà thì vẫn đang sống dù bà đã không còn.

Bêtô đã kể cho tôi nghe rằng, cậu ta rất thích chơi với nhà hiền triết Binô. Cậu ta cho rằng trên đời chỉ có hơn 20 điều là điều thú vị để làm, nhưng người bạn thân của cậu ta lại cho rằng có hơn 326 điều. Một trong những điều ấy là thích leo lên cầu thang dù Binô rất sợ leo xuống cầu thang. Hai người bạn

Bêtô không kể cho tôi nghe rằng, tình bạn giữa cậu ta và Binô là tuyệt nhất. Tôi cho rằng như vậy vì những lời chiêm nghiệm của cậu ta : “ Đôi khi bạn yêu mến một ai đó đơn giản chỉ vì người đó thật lòng yêu mến bạn. Tâm hồn chúng ta được sinh ra là để chờ đáp lại niềm yêu mến đến từ một tâm hồn khác. Nó giống như chiếc ống sáo, sẵn sàng reo lên khi ngọn gió mùa hè thổi qua” Trái tim của Bêtô cũng giống như trái tim của Nguyễn Nhật Ánh, cũng giống như trái tim của tôi vào những ngày hạ rực lửa.

Bêtô không kể cho tôi nghe rằng, cậu ta đã đem lại cho con tim tôi những điều khiến tôi chưa từng thôi ngẫm nghĩ. Cậu ta hay nói về ước mơ. Cậu ta khuyên tôi nên sống ở hai tôi : Một tôi sống ở một cuộc đời tầm thường hèn nhát, một tôi sống ở chân trời với cảm xúc và bản lĩnh thực hiện ước mơ. Thực tế, tôi, hoặc những người khác chưa từng dám sống ở tôi thứ hai. Nhưng ít nhất, khi tôi gặp Bêtô, tôi đã không còn sống ở một cuộc đời tầm thường.

Gấp lại nơi chứa đựng sự tinh hoa của ngôn từ, bức tranh khắc họa về đời sống con người rõ nét hơn bao giờ hết : Con người chết rồi vẫn sống trong tim như cách bà sống trong tim Bêtô và Binô, cười đôi khi là một kiểu khóc và khóc đôi khi là một kiểu cười,… Từng chút một ý nghĩa đã được Nguyễn Nhật Ánh cô đọng lại bằng mắt nhìn của một chú chó, để rồi khi đóng trang sách cuối cùng lại, tôi vẫn còn ngồi thầm thì về một người đáng trân quý :

“- Mày thích màu nào nhất ?

- Tao thích màu trắng nhất.

- Vì nó sạch sẽ à ?

-Vì nó là màu lông của người bạn yêu quý nhất của tao”

Câu 5: Ghi vào thẻ những kĩ năng trình bày, giới thiệu về một cuốn sách và chia sẻ với các bạn

Thứ nhất, Mục đích bài viết của các em

Các bài viết giới thiệu về một cuốn sách thường mang tính chất mô tả, cung cấp thông tin cần thiết về cuốn sách đó. Loại bài viết này được thực hiện bằng cách các em nêu rõ các ý tưởng, thông điệp hay mục đích của tác giả muốn truyền tải đến người đọc mà mình cảm nhận được khi đọc sách, trong đó có trích dẫn những đoạn văn nổi bật (có trong sách).

Thứ hai, Đối tượng mà các em muốn hướng tới

Xác định đối tượng mà mình muốn giới thiệu sách đóng vai trò rất quan trọng, một trong những yếu tố mang tính quyết định đối với cách thức triển khai nội dung, lối hành văn, giọng văn và cách thức sử dụng ngôn từ… trong bài giới thiệu. Một số đặc điểm cần chú ý về đối tượng mà các em phải nắm rõ, đó là: tuổi (mầm non, tiểu học,…); giới tính (nam, nữ hay cả hai); ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài); địa bàn sinh sống (thành phố, nông thôn; vùng đồng bằng, vùng núi…),…

Thứ ba, Thông tin xác thực về cuốn sách

Tác giả: tên, tuổi, quốc tịch, các mốc thời gian chính trong cuộc đời/sự nghiệp; các công việc khác,…Yêu cầu của thể loại: Điều này có nghĩa là các em phải hiểu được đặc điểm, chức năng, hình thức nghệ thuật của thể loại mà mình đang viết bài. Không có những hiểu biết chung này, các em sẽ khó để đưa ra được những nhận xét hay, tinh tế và chính xác về cuốn sách.

Thứ tư, đọc lại tác phẩm và lập dàn ý cho những thông tin chính sau

Mô tả cuốn sách: Cung cấp một bản mô tả đầy đủ để người đọc có thể hiểu được các suy nghĩ/ý đồ của tác giả. Bản mô tả này không phải là một bản tóm tắt lại nội dung mà nó có thể là các nhận xét về tác phẩm của các em.

Thảo luận về tác giả: Thông tin về tiểu sử tác giả phải phù hợp với chủ đề của bài giới thiệu và góp phần nâng cao sự hiểu biết của người đọc về tác phẩm được thảo luận.

Đánh giá về cuốn sách:

  • Nêu rõ sự hiểu biết của các em đối với mục đích của tác giả
  • Viết cảm nhận của các em đối với mục đích của tác giả
  • Cung cấp dẫn chứng cho những nhận xét của mình về tác phẩm
  • Trong khi đọc lại tác phẩm, các em nên:
  • Đánh dấu các đoạn mà các em sẽ sử dụng để trích dẫn trong bài viết của mình.
  • Ghi chú lại cẩn thận các cảm tưởng/cảm nhận của em khi đọc sách.

Các em cần tự tạo cho mình có một khoảng thời gian nhất định để hấp thụ được những gì các em đã đọc để em có thể viết ra những cảm nhận, các quan điểm của mình một cách rõ ràng đối với cuốn sách.

Bước 2: Viết

Câu 6: Theo em, vì sao việc đọc một cuốn sách được ví như “chuyến du hành vào vùng đất mới”?

Theo em, việc đọc một cuốn sách được ví như “chuyến du hành vào vùng đất mới” vì giúp chúng ta rèn luyện được tinh thần và giảm đi sự stress, mở mang kiến thức không ngừng, ngoài ra giúp cho chúng ta biết được những từ vựng, tăng khả năng thấu hiểu, cảm thông mang đến cho ta có nhiều góc nhìn qua nhiều lăng kính về cuộc sống.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 779
0 Bình luận
Sắp xếp theo