Phân tích tác phẩm Cây sồi mùa đông lớp 8 hay chọn lọc
Phân tích Cây sồi mùa đông lớp 8
Cây sồi mùa đông của tác giả người Nga Iu-ri Na-ghi-bin là câu chuyện về một cậu học trò tên là Va-xu-skin, luôn đi học muộn và bị cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nghi ngờ về đức học của mình. Tác phẩm Cây sồi mùa đông hiện được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 8 tập 2 CTST. Sau đây là dàn ý phân tích bài Cây sồi mùa đông kèm theo các bài văn mẫu phân tích tác phẩm Cây sồi mùa đông hay và chi tiết.
1. Tóm tắt văn bản Cây sồi mùa đông
Văn bản Cây sồi mùa đông kể về câu chuyện của cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và cậu học trò Va-xu-skin. Khi cậu bé ngày nào cũng đi học muộn trong khi nhà cậu cách trường không xa, cậu còn trả lời câu hỏi không đúng nên khiến cô giáo nghi ngờ rằng cậu là một học sinh ngỗ nghịch. Cô An-na Va-xi-li-ep-na quyết định yêu cầu cậu đưa mình về gặp mẹ của cậu bé. Trên đường đi về nhà Va-xu-skin cô đã phát hiện ra lí do khiến cho cậu bé đi muộn đó chính là khu rừng mùa đông trên con đường đến trường. Nổi bật là cây sồi hùng vĩ đứng hiên ngang giữa rừng tuyết trắng, bên dưới tán cây là cả một hệ sinh thái thu nhỏ được cậu bé Va-xu-skin phát hiện ra. Sau khi cùng thám hiểm khu rừng cùng cậu học trò nhỏ, cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã hiểu được lí do tại sao cậu bé lại đi học muộn như thế. Điều đó cũng đã khiến cô An-na Va-xi-li-ep-na có cái nhìn thiện cảm hơn về cậu học trò nhỏ của mình.
2. Dàn ý phân tích Cây sồi mùa đông
Mở bài:
Giới thiệu về tác giả và tác phẩm Cây sồi mùa đông
+ Tác giả Iu-ri Na-ghi-bin là một nhà viết kịch người Nga.
+ Ông đã sáng tác ra những tác phẩm để đời trong đó có những tác phẩm là truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết.
+ Tác phẩm Cây sồi mùa đông đã cho chúng ta thấy được bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên mùa đông thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin. Cậu bé lần nào cũng đi học muộn mặc dù nhà của cậu bé cánh trường không xa. Cũng chính vì thế mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã có những phát hiện vô cùng thú vị trong khu rừng bí ẩn này.
Thân bài:
- Nội dung chính của tác phẩm:
+ Cậu bé Xa-vu-skin ngày nào cũng đi học muộn khiến cho cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nghi ngờ rằng cậu bé đã nói dối mình. Vì thế mà cô đã đề nghị cậu dắt mình về nhà để gặp mẹ của cậu bé.
+ Trên đường về nhà cậu bé cô giáo đã vô cùng bất ngờ về những điều thú vị trong khu rừng và chính điều đó đã giúp cô biết được rằng lí do vì sao mà cậu bé lại hay đi đến trường muộn.
- Tác phẩm đã cho chúng ta thấy được tính nhân văn qua các chi tiết trong tác phẩm
+ Chẳng hạn như chi tiết cậu bé Xa-vu-skin lấy ví dụ về danh từ cây sồi mùa đông. Ví dụ mà câu đưa ra chính là trải nghiệm thực tế mà cậu tự tìm ra được.
+ Hay như chi tiết cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na cùng cậu học trò nhỏ tham quan câu sồi mùa đông trên đường đi về nhà gặp mẹ của cậu bé.
+ Chính điều này đã cho chúng ta hiểu ra rằng kiến thức mà chúng ta có không bao giờ là đủ cả, chúng ta cần phải học hỏi thêm từ nhiều nguồn cũng như từ nhiều người khác
- Trong tác phẩm này tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nhân hóa để mọi chi tiết trong tác phẩm như có hồn hơn. Đặc biệt hơn cả là để hệ sinh thái dưới gốc cây sồi tăng thêm phần sinh động mà không bị quá đơn điệu.
- Chi tiết nổi bật trong tác phẩm này chắc hẳn phải là chi tiết cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nhận ra rằng mình đã hiểu nhầm cậu học trò bé nhỏ. Từ chi tiết này đã cho người đọc thấy được rằng mọi kiến thức mà chúng ta có đều phải tích lũy từ những trải nghiệm thực tế. Giống như cậu bé Xa-vu-skin vậy, cậu bé đã tìm ra danh từ cây sồi mùa đông thông qua trải nghiệm thực tế của bản thân.
Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề.
3. Phân tích Cây sồi mùa đông ngắn gọn
Chắc hẳn chúng ta không thể quên được tác giả người Nga Iu-ri Na-ghi-bin với những tác phẩm ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Trong các tác phẩm để đời của ông thì Cây sồi mùa đông là tác phẩm tôi ấn tượng nhất. Tác phẩm này đã mở ra cho chúng ta thấy một bức tranh vô cùng đẹp đẽ của thiên nhiên mùa động thông qua cái con đường đi học của cậu bé Xa-vu-skin. Điều đặc biệt là cậu bé chẳng lần nào đi học đúng giờ cả dù cho nhà của cậu bé cách trường không xa. Cũng chính vì điều này mà cô giáo An na Va-xi-li-ep-na của cậu đã không khỏi bất ngờ những phát hiện thú vị ở trong khu rừng bí ẩn này.
Giới thiệu về cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na là một cô giáo trẻ dạy văn giỏi và được nhiều người trong vùng biết đến. Cô dạy cho một lớp học tiểu học ở một vùng nông thôn. Khi giao bài tập cho học sinh của mình thì các em trong lớp đều làm đúng duy chỉ có cậu bé Xa-vu-skin là cho kết quả sai.Câu hỏi của cô chính là yêu cầu lấy ví dụ về một danh từ, các bạn học sinh đã tìm được rất nhiều danh từ chẳng hạn như con mèo, ngôi nhà. Tuy nhiên cậu bé Xa-vu-skin lại lấy ví dụ là cây sồi mùa đông. Cô đã giải thích cho cậu hiểu rằng cây sồi là danh từ còn mùa đông lại là một loại từ khác nhưng cậu bé vẫn khẳng định rằng cây sồi mùa đông chính là một danh từ. Trước sự bướng bỉnh của cậu, cô An-na Va-xi li-ep-na đã yêu cầu cậu đưa mình về nhà gặp bố mẹ của cậu bé. Và cũng chính có chuyến đi này mà cô đã cái nhìn mới hơn về cậu học trò cũng như là dần thay đổi lại cách nhìn nhận sự việc của mình.
Xuyên suốt tác phẩm này là hình ảnh của hai cô trò đã cùng nhau tham quan cả khu rừng mùa đông. Cũng vì lẽ này mà cậu học trò nhỏ đã cho cô giáo thấy được lối suy nghĩ của cô đôi khi cũng không hẳn là đúng. Mọi kiến thức không hẳn lúc nào chúng ta cũng tiếp thu theo hướng cổ điển hay nói cách khác là theo hướng sách vở mà chúng ta còn cần sự linh hoạt cách tiếp thu theo bản thân mình. Chúng ta có thể tiếp thu nhiều nguồn khác nhau như từ bạn bè, kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế. Trong tác phẩm này thì tác giả người Nga đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa là chính để mọi chi tiết ở trong tác phẩm này như có hồn hơn. Đặc biệt hơn cả là hình ảnh gốc cây sồi trở nên có phần sinh động không hề đơn điệu chút nào.
Hơn nữa, một chi tiết nổi bật trong tác phẩm phải kể đến là hình ảnh cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nhận ra rằng mình đang hiểu nhầm cậu học trò bé nhỏ. Từ chi tiết này mà người đọc cảm nhận được rằng mọi kiến thức mà chúng ta có thì đều phải tích lũy từ các trải nghiệm thực tế. Giống như cậu bé Xa-vu-skin, cậu bé này đã tìm ra danh từ cây sồi mùa đông từ chính trải nghiệm thực tế của bản thân.
4. Phân tích Cây sồi mùa đông chi tiết
Khi nhắc đến những tác giả người Nga chắc hẳn chúng ta không thể nào không nhắc đến tác giả Iu-ri Na-ghi-bin. Ông đã có những tác phẩm để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Ông là một trong những nhà viết kịch vô vùng nổi tiếng ở Nga, bên cạnh đó ông còn sáng tác tiểu thuyết, viết truyện ngắn và truyện dài. Trong những tác phẩm để đời của ông có một tác phẩm gây ấn tượng nhất đối với tôi đó là tác phẩm Cây sồi mùa đông. Tác phẩm này đã cho chúng ta thấy được bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên mùa đông thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin. Cậu bé lần nào cũng đi học muộn mặc dù nhà của cậu bé cánh trường không xa. Cũng chính vì thế mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã có những phát hiện vô cùng thú vị trong khu rừng bí ẩn này.
Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na là một cô giáo trẻ dạy văn giỏi có tiếng ở trong vùng, cô dạy một lớp học tiểu học ở một vùng nông thôn. Khi giao bài tập cho học sinh của mình thì hầu hết các em đều làm đúng, tuy nhiên chỉ có cậu bé Xa-vu-skin là trả lời chưa đúng. Câu hỏi của cô là yêu cầu các em học sinh lấy ví dụ về một danh từ, các bạn đã tìm được rất nhiều danh từ khác nhau như con mèo, ngôi nhà, con đường,… Và chỉ có cậu bé Xa-vu-skin lấy ví dụ là cây sồi mùa đông. Mặc cho cô giáo giải thích rằng chỉ có cây sồi là danh từ còn mùa đông là một loại từ khác nhưng cậu vẫn một mực cho rằng cây sồi mùa đông chính là một danh từ. Trước sự ương bướng của cậu học trò hay đi muộn mà cô An-na Va-xi-li-ep-na đã yêu cầu cậu sau buổi học dẫn mình về để gặp mẹ của cậu bé. Và cũng nhờ có chuyến đi này mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na có cái nhìn mới hơn về cậu bé và cô cũng dần thay đổi lại cách nhìn nhận sự việc của mình.
Cả tác phẩm này tác giả đã cho chúng ta thấy được tính nhân văn thông qua từng chi tiết cụ thể. Những chi tiết ấy như làm cho cả tác phẩm sáng bừng lên trong lòng người đọc và từ đó họ cũng rút ra được những bài học ý nghĩa cho bản thân mình.
Chi tiết đầu tiên phải kể đến là chi tiết cậu bé Xa-vu-skin lấy ví dụ về danh từ cây sồi mùa đông nhưng cô giáo lại khẳng định rằng chỉ có từ cây sồi là danh từ còn từ mùa đông lại là một loại từ khác. Trong tác phẩm này thì cậu bé Xa-vu-skin là một cậu bé có tâm hồn ngây thơ, trong sáng. Ngoài tâm hồn trong ngây thơ ra thì cậu cũng rất có chính kiến. Cậu luôn giữ nguyên câu trả lời của mình cho câu hỏi mà cô giáo đưa ra cho cả lớp. Không những vậy cậu bé còn dùng những dẫn chứng cụ thể của mình để cô giáo thấy được rằng ví dụ mình đưa ra là đúng. Có thể thấy rằng cậu bé rất khác biệt so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Đối với những đứa trẻ cùng tuổi thì có rất ít đứa trẻ có được chính kiến cao như cậu. Cũng nhờ có sự quyết đoán của cậu mà chúng ta cùng cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã được chiêm ngưỡng “danh từ” cây sồi mùa đông mà cậu dành cả tiếng đồng hồ để khám phá ra.
Chi tiết thứ hai đó là chi tiết hai cô trò cùng tham quan “danh từ” cây sồi mùa đông mà cậu bé đã nhắc đến trong buổi học lúc sáng. Cô cho rằng mình là giáo viên nên lượng kiến thức của mình nhiều hơn học trò của mình. Và chính cậu bé Xa-vu-skin đã cho thấy được lối suy nghĩ của mình là sai. Sau khi cùng cậu học trò nhỏ có nhiều trải nghiệm thú vị dưới gốc cây sồi mùa đông thì cô đã thay đổi lại suy nghĩ của bản thân mình. Đôi khi chúng ta cần phải có nhiều trải nghiệm thực tế thì mới có thể tích lũy được thêm lượng kiến thức bổ ích. Những kiến thức trên sách vở không sai tuy nhiên chúng lại không được linh hoạt và mềm dẻo cho lắm.
Xuyên suốt cả tác phẩm cây sồi mùa đông là hình ảnh hai cô trò cùng nhau tham quan khu rừng mùa đông. Cũng từ đó mà cậu học trò nhỏ đã cho cô giáo thấy được lối suy nghĩ của mình đôi khi cũng không hẳn là đúng. Mọi kiến thức không chỉ được chúng ta tiếp thu theo hướng cổ điển là tiếp thu hoàn toàn trên sách vở mà chúng ta phải biết linh hoạt cách tiếp thu của bản thân mình. Chúng ta có thể tiếp thu từ các nguồn như từ bạn bè, từ những trải nghiệm thực tế của bản thân mình.
Trong tác phẩm này tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nhân hóa để mọi chi tiết trong tác phẩm như có hồn hơn. Đặc biệt hơn cả là để hệ sinh thái dưới gốc cây sồi tăng thêm phần sinh động mà không bị quá đơn điệu.
Ngoài ra, chi tiết nổi bật trong tác phẩm này chắc hẳn phải là chi tiết cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nhận ra rằng mình đã hiểu nhầm cậu học trò bé nhỏ. Từ chi tiết này đã cho người đọc thấy được rằng mọi kiến thức mà chúng ta có đều phải tích lũy từ những trải nghiệm thực tế. Giống như cậu bé Xa-vu-skin vậy, cậu bé đã tìm ra danh từ cây sồi mùa đông thông qua trải nghiệm thực tế của bản thân.
Sau khi đọc xong tác phẩm này ta cũng đã có một cái nhìn khác về khung cảnh mùa đông yên bình dưới gốc cây sồi. Ngoài ra, tác phẩm còn cho chúng ta thấy được rằng chính cậu học trò nhỏ đã giúp cô giáo của mình bổ khuyết những kiến thức về cuộc sống thực tế. Vì vậy, đôi khi chúng ta chúng ta cũng cần nhận thức rõ được nhiệm vụ của bản thân. Đối với những người có nhiệm vụ “trồng người” thì cần phải linh hoạt hơn trong việc giảng dạy và luôn thấu hiểu được tâm hồn của các bạn học trò để từ đó mà bồi dưỡng, hun đúc các em một cách tốt nhất.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Thực hành tiếng Việt 8 trang 32 Chân trời sáng tạo
Xác định đề tài và nêu nội dung bao quát của văn bản Cây sồi mùa đông
Thông điệp của văn bản Cây sồi mùa đông
Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học lớp 8 trang 37
Liệt kê hình ảnh gợi tả đảo Sơn Ca
Phân tích bài thơ Đảo sơn ca siêu hay
- Soạn bài Trong lời mẹ hát lớp 8
- Soạn bài Nhớ đồng lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 20 Chân trời sáng tạo tập 1
- Đọc mở rộng theo thể loại: Chái bếp
- Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 8 bài Ôn tập trang 29 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần lớp 8
- Soạn bài Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng CTST
- Soạn bài Mưa xuân 2 ngắn gọn
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 41
- Soạn bài Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim trang 43
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên trang 46
- Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm trang 51
- Soạn bài Ôn tập trang 54 lớp 8 tập 1
- Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ngắn nhất trang 58
- Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu Ngữ văn 8 CTST
- Soạn Bài ca Côn Sơn Nguyễn Trãi lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Soạn Thực hành tiếng Việt 8 trang 66 từ Hán Việt
- Soạn bài Lối sống đơn giản - Xu thế của thế kỉ XXI trang 68 ngắn nhất
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 trang 74
- Soạn văn 8 bài Ôn tập trang 76 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày trang 80 ngắn gọn
- Soạn bài Khoe của; Con rắn vuông ngắn gọn
- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 86, 87 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Văn hay trang 87 lớp 8
- Soạn Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội trang 88
- Hãy viết bài văn kể lại một họat động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc lớp 8
- Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống lớp 8 trang 93
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 95
- Soạn bài ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cái chúc thư ngắn nhất
- Đọc kết nối chủ điểm Loại vi trùng quý hiếm
- Soạn Thực hành tiếng Việt 8 trợ từ thán từ trang 115
- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu viễn dương
- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống trang 123
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 CTST
- Soạn Văn 8 bài Ôn tập trang 130
- Soạn bài Ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 tập 2
- Soạn bài Qua đèo ngang lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Lòng yêu nước của nhân dân ta
- Thực hành tiếng việt Đảo ngữ lớp 8 CTST tập 2
- Đọc mở rộng theo thể loại Chạy giặc
- Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 13
- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác trang 15 lớp 8 CTST
- Soạn bài Ôn tập lớp 8 trang 16 tập 2
- Soạn bài Bồng chanh đỏ ngắn nhất
- Soạn bài Bố của Xi Mông lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Đảo sơn ca
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 32 Chân trời sáng tạo
- Đọc mở rộng theo thể loại Cây sồi mùa đông siêu hay
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học lớp 8 trang 37
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích
- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác lớp 8
- Soạn bài Ôn tập bài 7 lớp 8 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ lớp 8 ngắn gọn
- Soạn bài Mẹ vắng nhà lớp 8 hay nhất
- Đọc kết nối chủ điểm Tình yêu sách lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 53 tập 2 Chân trời sáng tạo chuẩn nhất
- Đọc mở rộng theo thể loại Tốt tô chan bên cửa sổ
- Soạn Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích trang 58
- Nói và nghe - Trình bày, giới thiệu về một cuốn sách lớp 8 CTST
- Soạn bài Ôn tập trang 65 lớp 8 Chân trời sáng tạo (chuẩn)
- Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 69
- Soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng trang 77
- Đọc kết nối chủ điểm Đại Nam quốc sử diễn ca ngắn gọn
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 87 tập 2 (chuẩn)
- Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy trang 88 siêu ngắn
- Soạn Viết bài văn kể lại một chuyến đi lớp 8 trang 92
- (Nhiều mẫu) Viết bài văn kể lại một chuyến đi đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc lớp 8
- Soạn bài Nói và nghe lớp 8 trang 97 tập 2
- (Chuẩn) Soạn bài Ôn tập lớp 8 trang 98 tập 2
- Soạn bài Bạn đến chơi nhà lớp 8 (Chuẩn)
- (Cực ngắn) Soạn bài Đề đền Sầm Nghi Đống trang 102
- Soạn bài Hiểu rõ bản thân lớp 8
- (Chuẩn kiến thức) Thực hành tiếng Việt 8 trang 105 tập 2
- Soạn bài Tự trào (Chuẩn + ngắn gọn)
- Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học trang 107 tập 2
- Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống lớp 8 trang 111
- Soạn Ôn tập bài 10 Văn 8 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27