Soạn bài Khoe của; Con rắn vuông ngắn gọn

Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo bài Khoe của; Con rắn vuông

Khoe của; Con rắn vuông là văn bản nằm trong bài 4. Sắc thái của tiếng cười Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1. Trong bài viết này Hoatieu xin gửi đến bạn đọc mẫu soạn bài Khoe của; Con rắn vuông trang 82 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo sẽ là những gợi ý bổ ích để các em có thêm tài liệu tham khảo trả lời câu hỏi bài Khoe của; Con rắn vuông lớp 8 CTST.

1. Chuẩn bị đọc bài Khoe của; Con rắn vuông

Theo em, khoe khoang và khoác lác khác nhau như thế nào?

Khoác lác là động từ chỉ hành động khoe khoang thái quá của ai đó.” Bạn có thể hiểu hành động khoác lác chính là việc “phóng đại” hoặc “nói sai sự thật” một cách không kiểm soát vậy. Người khoác lác thường sẽ không nhận được sự tán đồng và yêu quý của mọi người.

Khoe khoang là Khoe mẽ, hiểu nôm na là việc khoe khoang, phô bày vẻ hình thức bề ngoài. Đương nhiên, muốn khoe được thì phải có gì đó để khoe. Ở góc độ tích cực, ý thức và hành động khoe khoang có tác dụng tạo nguồn động lực thúc đẩy việc tự khẳng định mình.

Khoe khoang là khoe những cái mình có, còn khoác loác là nói quá lên cả những cái mình chưa có.

2. Trải nghiệm cùng văn bản Khoe của; Con rắn vuông

Câu 1: Việc nói rõ thông tin " lợn cưới", " áo mới" có cần thiết không? Nói như vật nhằm mục đích gì?

Việc nói rõ thông tin " lợn cưới", " áo mới" không cần thiết. Nói như vật nhằm mục đích khoe khoang.

Câu 2: Người vợ trêu chồng như thế nào?

Người vợ trêu chồng bằng cách không tin và phản bác lại lời chồng.

3. Suy ngẫm và phản hồi bài Khoe của; Con rắn vuông

Câu 1: Xác định đề tài, bối cảnh của chuyện cười Khoe của và Con rắn vuông.

Gợi ý trả lời.

Câu 2: Chỉ ra mâu thuẫn có tác dụng gây cười trong hai truyện trên.

Truyện Khoe của: Tính khoe khoang của hai anh chàng đến mức lố bịch, mà những thứ để khoe cũng chẳng quá to tát đến mức đem khoe như thế. Một bên thì đứng đợi cả buổi chỉ để khoe, bên kia dù có tất tưởi vẫn không quên khoe. Lời nói của hai anh đều thừa thông tin không cần thiết.

Truyện con rắn vuông: Anh chồng khoác lác tự bộc lộ cái vô lý của mình.

Câu 3: Liệt kê những lời đối đáp của các nhân vật trong hai truyện cười trên. Những lời đối đáp có vai trò như thế nào trong việc khắc họa tính cách của nhân vật?

Trong truyện lơn cưới áo mới:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

-> Lời đối đáp của hai nhân vật cho thấy: Tính khoe của là thói thích tỏ ra, phô trương cho người ta thấy là mình giàu có, mình hơn người ta. Anh đi tìm lợn khoe khi “tất tưởi chạy đến”, rất vội vàng tìm lợn bị mất. Lẽ ra nên hỏi về đặc điểm của con lợn vừa bị sổng mất. Ấy mà anh ta lại hỏi “lợn cưới” không hề thích hợp và là thông tin thừa với người được hỏi. Anh có áo mới thích khoe của đến mức lố bịch, đứng ở cửa cả buổi chỉ đợi người ta khen, khi người ta hỏi về con lợn lại giơ vạt áo ra khoe. Điệu bộ của anh ta chỉ nhấn mạnh cái áo mới không hề phù hợp để trả lời. Câu trả lời của anh ta thừa yếu tố về cái áo, chỉ cần nói “không thấy” là đủ.

Trong truyện con rắn vuông:

- Này mình ạ, hôm nay tôi đi vào rừng, thấy một con rắn.... Ôi chao là to! Bề ngang thì đến hai mươi thước, bề dài đến một trăm hai mươi thước ấy!

- Mình không tin à? Chẳng một trăm hau mươi thước thì cũng một trăm thước.

- Thật mà! Không đủ một trăm thước thì cũng đến tám mươi thước.

- Thật đấy mà! Không tám mươi thì cũng sáu mươi.

- Không đến sáu mươi thước thật, nhưng ít nhất cũng bốn mươi thước.

- Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào.

-> Những lời đối đáp cho thấy anh chồng có tính khoác lác, khoe khoang. Anh chồng hay khoác lác bị người vợ chọc đến nỗi tự bộc cái vô lí của mình ra.

Câu 4: Các nhân vật trong truyện hiện thân cho thói hư tật xấu nào mà truyện cười dân gian thường phê phán?

Các nhân vật trong truyện hiện thân cho thói khoác lác, nói quá mà truyện cười dân gian thường phê phán.

Câu 5: Em có nhận xét gì về cách tác giả dân gian phản ánh thói xấu của con người thông qua các truyện cười trên

Tác giả đã dùng những câu chuyện đời thường giản dị để châm biếm phê phán những người thiếu kiến thức nhưng lại hay khoác lác, phóng đại sự việc, những người như vậy cuối cùng cũng sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ mà thôi.

Câu 6: Tiếng cười và thủ pháp gây cười trong các chuyện Khoe của và Con rắn vuông giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

Cả hai đều là thông qua các cuộc đối thoại để bộc lộ sự khoác lác của các nhân vật. Khác nhau ở đây là ở chuyện Khoe của thì cả hai đều tự bộc lộ sự khoác lác của mình còn trong chuyện Con rắn vuông thì Người vợ thông minh có chủ tâm trêu chọc chồng. Ở đây quyền chủ động là thuộc người vợ. Người vợ muốn vạch cái vô lí của chồng nên dồn người chồng tới chỗ tự bộc lộ cái vô lí của mình.

Câu 6: Tiếng cười và thủ pháp gây cười trong các chuyện Khoe của và Con rắn vuông giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

Cả hai đều là thông qua các cuộc đối thoại để bộc lộ sự khoác lác của các nhân vật. Khác nhau ở đây là ở chuyện Khoe của thì cả hai đều tự bộc lộ sự khoác lác của mình còn trong chuyện Con rắn vuông thì Người vợ thông minh có chủ tâm trêu chọc chồng. Ở đây quyền chủ động là thuộc người vợ. Người vợ muốn vạch cái vô lí của chồng nên dồn người chồng tới chỗ tự bộc lộ cái vô lí của mình.

Câu 7: Em rút ra kinh nghiệm gì cho bản thân sau khi đọc xong hai câu chuyện này?

Bài học rút ra: Câu chuyện cười này phê phán những người thiếu kiến thức nhưng lại hay khoác lác, phóng đại sự việc, những người như vậy cuối cùng cũng sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ mà thôi.

Câu 8: Em và bạn trong nhóm phân vai, đóng tiểu phẩm dựa vào một trong hai đoạn truyện cười trên

Học sinh tự thực hiện.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 540
0 Bình luận
Sắp xếp theo