Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học lớp 8 trang 37

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học là nội dung bài học trang 37 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được kiểu bài và hiểu cách viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thông qua phân tích kiểu bài mẫu. Sau đây là mẫu soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học trang 37 Ngữ văn 8 tập 2 CTST, mời các em cùng tham khảo.

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học lớp 8 CTST

1. Trả lời câu hỏi trang 39 Văn 8 tập 2 CTST

Câu 1: Bài văn phân tích tác phẩm văn học nào?

Bài văn phân tích tác phẩm văn học Gió lạnh đầu mùa

Câu 2: Phần mở bài nêu những nội dung gì?

  • Nêu về tác giả của truyện ngắn
  • Khái quát nội dung về chủ đề và nghệ thuật.

Câu 3: Phần thân bài có mấy luận điểm gì? Người viết đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?

Phần thân bài có 3 luận điểm.

Bằng chứng, lí lẽ:

Khái quát nội dung truyện để lí giải luận điểm 1

Chỉ ra cốt truyện, tình huống truyện, miêu tả nội tâ nhân vật để chứng minh luận điểm 2

Chỉ ra biệt tài của Thạch Lam và tâm trạng của nhân vật để đưa bằng chứng

Câu 4: Phần kết có mấy ý?

Phần kết có 1 ý

Câu 5: Người viết đã sử dụng các phương tiện liên kết nào để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của bài viết?

Người viết đã sử dụng các phương tiện liên tưởng để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của bài viết rành mạch.

Hướng dẫn quy trình viết 

Đề bài: Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích.

Các bước tiến hành:

a. Lựa chọn đề tài và thu thập tư liệu

* Lựa chọn đề tài:

- Chọn một TP truyện đã học.

- Mục đích viết: làm rõ chủ để và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện.

- Đối tượng: bạn bè

* Thu thập tư liệu:

- Tờ báo hoặc tạp chí: Văn học và tuổi trẻ, Văn nghệ, Tuổi trẻ, Thanh niên, ...

- Từ nguồn Internet, văn bản mẫu

- Ghi chép thông tin và những suy ngẫm của bản thân về tác phẩm: viết nhật kí, bảng tóm tắt TT, sơ đồ tóm tắt nhân vật,

b. Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý: sản phẩm của các nhóm

- Tên TP:

- Thông tin chung: tác giả, tác phẩm

- Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng

- Chủ đề:

* Lập dàn ý: sản phẩm của các nhóm

- Mở bài: Giới thiệu và nêu khái quát chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

- Thân bài: làm rõ chủ đề và nét đặc sắc hình thức NT

- Kết bài: Khẳng định lại, nêu suy nghĩ, cảm xúc, chia sẻ bài học

c. Viết bài

- Viết theo dàn ý đã lập

- Khi viết cần:

+ Kết hợp nêu ý kiến, đưa lí lẽ phân tích, chứng minh cho ý kiến và sử dụng dẫn chứng từ tác phẩm văn học để tăng tính thuyết phục

+ Sử dụng các cụm từ kết nối hoặc lặp lại ý kiến, lí lẽ đã có để liên kết các đoạn.

d. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

2. Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích

Viết bài văn phân tích truyện Bồng chanh đỏ của nhà văn Chu Lai

Xem tại đây.

Phân tích tác phẩm cây sồi mùa đông

Khi nhắc đến những tác giả người Nga chắc hẳn chúng ta không thể nào không nhắc đến tác giả Iu-ri Na-ghi-bin. Ông đã có những tác phẩm để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Ông là một trong những nhà viết kịch vô vùng nổi tiếng ở Nga, bên cạnh đó ông còn sáng tác tiểu thuyết, viết truyện ngắn và truyện dài. Trong những tác phẩm để đời của ông có một tác phẩm gây ấn tượng nhất đối với tôi đó là tác phẩm Cây sồi mùa đông. Tác phẩm này đã cho chúng ta thấy được bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên mùa đông thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin. Cậu bé lần nào cũng đi học muộn mặc dù nhà của cậu bé cánh trường không xa. Cũng chính vì thế mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã có những phát hiện vô cùng thú vị trong khu rừng bí ẩn này.

Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na là một cô giáo trẻ dạy văn giỏi có tiếng ở trong vùng, cô dạy một lớp học tiểu học ở một vùng nông thôn. Khi giao bài tập cho học sinh của mình thì hầu hết các em đều làm đúng, tuy nhiên chỉ có cậu bé Xa-vu-skin là trả lời chưa đúng. Câu hỏi của cô là yêu cầu các em học sinh lấy ví dụ về một danh từ, các bạn đã tìm được rất nhiều danh từ khác nhau như con mèo, ngôi nhà, con đường,… Và chỉ có cậu bé Xa-vu-skin lấy ví dụ là cây sồi mùa đông. Mặc cho cô giáo giải thích rằng chỉ có cây sồi là danh từ còn mùa đông là một loại từ khác nhưng cậu vẫn một mực cho rằng cây sồi mùa đông chính là một danh từ. Trước sự ương bướng của cậu học trò hay đi muộn mà cô An-na Va-xi-li-ep-na đã yêu cầu cậu sau buổi học dẫn mình về để gặp mẹ của cậu bé. Và cũng nhờ có chuyến đi này mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na có cái nhìn mới hơn về cậu bé và cô cũng dần thay đổi lại cách nhìn nhân sự việc cảu mình.

Cả tác phẩm này tác giả đã cho chúng ta thấy được tính nhân văn thông qua từng chi tiết cụ thể. Những chi tiết ấy như làm cho cả tác phẩm sáng bừng lên trong lòng người đọc và từ đó họ cũng rút ra được những bài học ý nghĩa cho bản thân mình.

Chi tiết đầu tiên phải kể đến là chi tiết cậu bé Xa-vu-skin lấy ví dụ về danh từ cây sồi mùa đông nhưng cô giáo lại khẳng định rằng chỉ có từ cây sồi là danh từ còn từ mùa đông lại là một loại từ khác. Trong tác phẩm này thì cậu bé Xa-vu-skin là một cậu bé có tâm hồn ngây thơ, trong sáng. Ngoài tâm hồn trong ngây thơ ra thì cậu cũng rất có chính kiến. Cậu luôn giữ nguyên câu trả lời của mình cho câu hỏi mà cô giáo đưa ra cho cả lớp. Không những vậy cậu bé còn dùng những dẫn chứng cụ thể của mình để cô giáo thấy được rằng ví dụ mình đưa ra là đúng. Có thể thấy rằng cậu bé rất khác biệt so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Đối với những đứa trẻ cùng tuổi thì có rất ít đứa trẻ có được chính kiến cao như cậu. Cũng nhờ có sự quyết đoán của cậu mà chúng ta cùng cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã được chiêm ngưỡng “danh từ” cây sồi mùa đông mà cậu dành cả tiếng đồng hồ để khám phá ra.

Chi tiết thứ hai đó là chi tiết hai cô trò cùng tham quan “danh từ” cây sồi mùa đông mà cậu bé đã nhắc đến trong buổi học lúc sáng. Cô cho rằng mình là giáo viên nên lượng kiến thức của mình nhiều hơn học trò của mình. Và chính cậu bé Xa-vu-skin đã cho thấy được lối suy nghĩ của mình là sai. Sau khi cùng cậu học trò nhỏ có nhiều trải nghiệm thú vị dưới gốc cây sồi mùa đông thì cô đã thay đổi lại suy nghĩ của bản thân mình. Đôi khi chúng ta cần phải có nhiều trải nghiệm thực tế thì mới có thể tích lũy được thêm lượng kiến thức bổ ích. Những kiến thức trên sách vở không sai tuy nhiên chúng lại không được linh hoạt và mềm dẻo cho lắm.

Xuyên suốt cả tác phẩm cây sồi mùa đông là hình ảnh hai cô trò cùng nhau tham quan khu rừng mùa đông. Cũng từ đó mà cậu học trò nhỏ đã cho cô giáo thấy được lối suy nghĩ của mình đôi khi cũng không hẳn là đúng. Mọi kiến thức không chỉ được chúng ta tiếp thu theo hướng cổ điển là tiếp thu hoàn toàn trên sách vở mà chúng ta phải biết linh hoạt cách tiếp thu của bản thân mình. Chúng ta có thể tiếp thu từ các nguồn như từ bạn bè, từ những trải nghiệm thực tế của bản thân mình.

Trong tác phẩm này tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nhân hóa để mọi chi tiết trong tác phẩm như có hồn hơn. Đặc biệt hơn cả là để hệ sinh thái dưới gốc cây sồi tăng thêm phần sinh động mà không bị quá đơn điệu.

Ngoài ra, chi tiết nổi bật trong tác phẩm này chắc hẳn phải là chi tiết cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nhận ra rằng mình đã hiểu nhầm cậu học trò bé nhỏ. Từ chi tiết này đã cho người đọc thấy được rằng mọi kiến thức mà chúng ta có đều phải tích lũy từ những trải nghiệm thực tế. Giống như cậu bé Xa-vu-skin vậy, cậu bé đã tìm ra danh từ cây sồi mùa đông thông qua trải nghiệm thực tế của bản thân.

Sau khi đọc xong tác phẩm này ta cũng đã có một cái nhìn khác về khung cảnh mùa đông yên bình dưới gốc cây sồi. Ngoài ra, tác phẩm còn cho chúng ta thấy được rằng chính cậu học trò nhỏ đã giúp cô giáo của mình bổ khuyết những kiến thức về cuộc sống thực tế. Vì vậy, đôi khi chúng ta chúng ta cũng cần nhận thức rõ được nhiệm vụ của bản thân. Đối với những người có nhiệm vụ “trồng người” thì cần phải linh hoạt hơn trong việc giảng dạy và luôn thấu hiểu được tâm hồn của các bạn học trò để từ đó mà bồi dưỡng, hun đúc các em một cách tốt nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 5.716
0 Bình luận
Sắp xếp theo