Xác định bố cục bài thơ Nam quốc sơn hà CTST

Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 trang 8 tập 2

Xác định bố cục của bài thơ. Cho biết bài thơ làm theo luật bằng hay luật trắc và đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường như thế nào? Đây là nội dung câu hỏi số 4 trang 8 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Nam quốc sơn hà. Sau đây là một số gợi ý giúp các em trả lời câu hỏi trên và chuẩn bị trước phần soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 CTST.

Câu 4 trang 8 Ngữ văn 8 CTST tập 2

Gợi ý

Bố cục bài Nam quốc sơn hà

+ Câu 1- 2: giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi có chủ quyền đất nước.

+ Câu 3 - 4: cảnh cáo việc quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của chúng khi xâm lược lãnh thổ nước Nam.

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt luật Đường.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ số câu: 4

+ Số chữ trong 1 câu: 7

+ Niêm: chữ thứ 2 trong câu một là “trắc” niêm với chữ thứ 2 của câu 4 cũng là “ trắc”, chữ thứ 2 của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ 2 của câu 3 cũng là “bằng”.

+ Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2 và 4 (cư, thư, hư).

+ Đối: Thơ tứ tuyệt không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú.

+ Kết luận: bài thơ tuân thủ quy định về luật, niêm, đối, vần của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc, vần bằng theo luật Đường.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 80
0 Bình luận
Sắp xếp theo