Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do Đợi mẹ

Văn bản Đợi mẹ được in trong “Thơ về mẹ”. Bài thơ Đợi mẹ được viết theo thể loại thơ tự do. Bài thơ là câu chuyện về em bé ngồi đợi mẹ đi làm đồng từ sáng cho đến tối, ngày nào bé cũng ngồi đợi đến mức trong giấc mơ bé cũng mơ thấy mình đang ngồi đợi mẹ. Bài thơ là những tình cảm yêu thương mẹ hồn nhiên, ngộ nghĩnh của trẻ thơ, qua đó ta cũng thấy được em bé rất yêu mẹ. Sau đây là đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do Đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần phương, mời các bạn cùng tham khảo.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đợi mẹ - mẫu 1

Đợi mẹ, có lẽ  là hình ảnh rất quen thuộc đối với nhiều trẻ em Việt Nam. Và trong bài thơ Đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần Phương, ta thấy hình ảnh em bé ngồi đợi mẹ từ sáng đến khi trời tối. Em ngồi đợi mẹ đi làm về trong căn nhà trống trải. Đây là một hình ảnh rất xúc động. Tuy còn nhỏ nhưng em bé trong bài thơ đã hiểu rất nhiều, mẹ còn phải đi làm vất vả nên bé chỉ lặng lẽ ngồi đợi mẹ đi làm về mà không làm nũng hay mè nheo. Đợi mẹ cho đến lúc trăng lên, mẹ vẫn chưa về, bé đợi mẹ lâu quá nên đã thiếp ngủ quên. Bài thơ Đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần Phương thực sự đã làm rung động trái tim người đọc bởi tình cảm yêu thương mẹ thiết thiết và rất hồn nhiên của trẻ nhỏ. Có lẽ “đợi mẹ” đã, đang và sẽ tiếp tục truyền được ngọn lửa thiêng liêng của tình mẫu tử đến với vô vàn bạn đọc.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đợi mẹ - mẫu 2

Có thể nói tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng đủ sức lay động trái tim của mỗi con người. Sâu thẳm bên trong trái tim của mỗi người, hình ảnh người mẹ kính yêu luôn luôn hiện hữu và khắc ghi dấu ấn. Và thứ tình cảm sâu lắng ấy đã được nhà thơ Vũ Quần Phương khắc họa chân thực và rõ nét trong bài thơ “Đợi mẹ” của mình. Hình ảnh người mẹ tần tảo trên cánh đồng trong trời đêm gợi lên trong tâm trí người đọc bao nỗi niềm day dứt. Người mẹ nào cũng thương con, người mẹ nào cũng muốn được trở về nhà với đứa con của mình. Thế nhưng bởi cuộc sống mưu sinh ngoài kia, vì con vì cái, mẹ phải cặm cụi sớm hôm, vất vả lo lắng cuộc sống cho đứa con thơ của mình. Thông qua sự mong ngóng đợi mẹ của em bé, nhà thơ muốn người đọc cảm nhận được tình yêu thương của người con đối với đấng sinh thành đồng thời là tình mẫu tử thiêng liêng ngút trời. Thêm vào đó, nhà thơ còn khắc họa thành công, đầy cảm động hình ảnh lam lũ, chịu thương chịu khó của những bà mẹ Việt Nam.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đợi mẹ - mẫu 3

Bài thơ "Đợi mẹ" của tác giả Vũ Quần Phương được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ khi còn nhỏ. Có lẽ vì vậy mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc. Bài thơ kể cho chúng ta nghe về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ: Đợi mẹ. Bài thơ có số câu chữ không nhiều, lời thơ giản dị, tự nhiên, ngôn từ giàu sức gợi.. đã mang đến thật nhiều xúc cảm sâu lắng trong lòng người đọc. Qua "nỗi đợi" của em bé về mẹ, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 2.787
0 Bình luận
Sắp xếp theo