Soạn Thực hành tiếng Việt 8 trang 66 từ Hán Việt

Thực hành tiếng Việt 8 trang 66 Chân trời sáng tạo tập 1 trong bài viết dưới đây là những gợi ý chi tiết giúp các em hoàn thành các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 66, 67 về từ Hán Việt. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

Trả lời Thực hành tiếng Việt 8 CTST tập 1 trang 66, 67

Câu 1 trang 66 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Tìm thêm những từ Hán Việt để điền vào bảng sau và giải thích ý nghĩa của chúng:

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ Hán Việt

1

vô (không)

vô tình, vô nghĩa, vô vị...

2

hữu (có)

hữu tình, hữu ý, hữu duyên

3

hữu (bạn)

thân hữu, bằng hữu

4

lạm (quá mức)

lạm thu, lạm phát, lạm dụng,

5

tuyệt (tột độ, hết mức)

tuyệt sắc, tuyệt đối

6

tuyệt (dứt, hết)

tuyệt giao, tuyệt tình, đoạn tuyệt

7

gia (thêm vào)

gia vị, gia cố

8

gia (nhà)

gia phong, gia đình

9

chinh (đánh dẹp)

chinh phạt, chinh chiến

10

chinh (đi xa)

chinh nhân, viễn chinh

Câu 2 trang 67 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Đặt ba câu với ba từ Hán Việt tìm được ở bài tập 1.

Côn Sơn phong cảnh hữu tình khiến ai đến nơi đây cũng lưu luyến không muốn về.

Thúy Kiều là một tuyệt sắc giai nhân trong thơ ca.

Sử dụng gia vị sẽ giúp tăng thêm hương vị món ăn.

Câu 3 trang 67 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

Trả lời

a. Vô hình: không có hình dáng cụ thể, không thể nhìn thấy được.

Hữu hình: Có hình dáng, có thể nhìn thấy.

b. Thâm trầm: Người sâu sắc, kín đáo

Điềm đạm: Người có tính cách nhẹ nhàng, nho nhã, lịch sự, giản dị

Khẩn trương: Cấp bách, cần giải quyết ngay

c. Tuyệt chủng: Biến mất hoàn toàn, không tồn tại trên đời.

d. Đồng bào: Người trong cùng một giống nòi, dân tộc, đất nước

Câu 4 trang 67 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Trong đoạn văn sau, nếu thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội” thì ý nghĩa của đoạn văn có thay đổi không? Vì sao?

Trả lời

Nếu thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội” thì ý nghĩa của đoạn văn sẽ thay đổi hoàn toàn vì ngữ nghĩ của 2 từ đó không giống nhau.

Người hoang dã là người sống xa đời sống của xã hội loài người trong thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên ở các vùng tự nhiên hẻo lánh ít người.

Người mông muội là người có đầu óc chậm chạp, thiếu hiểu biết và không có tri thức nên việc nhìn nhận vấn đề sẽ kém hiểu biết so với người có trí tuệ.

Câu 5 trang 67 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Phân biệt ý nghĩa của các cặp từ sau và cho ví dụ minh hoạ

a. Vô tư/ vô ý thức

b. Chinh phu/ chinh phụ

Trả lời

a. Vô tư: Không hoặc ít lo nghĩ, sống hồn nhiên và vô tư, không nghĩ đến lợi ích riêng tư.

Vô ý thức: Thái độ sống không đúng, làm ảnh hưởng đến bản thân và mọi người

b. Chinh phu: Người chồng ra chiến trận, đánh trận thời kì phong kiến

Chinh phụ: vợ của người đàn ông đang đi đánh trận thời phong kiến

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.148
0 Bình luận
Sắp xếp theo