Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy trang 88 siêu hay

Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy lớp 8

Câu chuyện Bến Nhà Rồng năm ấy của tác giả Sơn Tùng đã cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về chuyến đi lịch sử của Bác qua thể loại truyện. Đoạn trích Bến Nhà Rồng năm ấy hiện đã được giới thiệu đến các em học sinh trong phần Đọc mở rộng theo thể loại bài 9 Âm vang lịch sử Ngữ văn 8 tập 2 CTST. Sau đây là gợi ý soạn văn 8 bài Bến Nhà Rồng năm ấy hay và ngắn gọn giúp các em thêm hiểu nội dung của văn bản.

Soạn văn 8 bài Bến Nhà Rồng năm ấy

Tóm tắt văn bản Bến nhà Rồng năm ấy

Bến nhà Rồng năm ấy là đoạn trích thuộc tác phẩm Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng kể về chuyến đi lịch sử của Bác.

Mở đầu đoạn trích là câu chuyện giữa anh ba và anh Tư Lê. Anh Ba rủ anh Tư Lê sang Pháp tìm hiểu rồi trở về giúp đồng bài đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước. Anh Ba nói với anh Tư Lê về mục đích của chuyến đi tuy nhiên anh Tư Lê đã từ chối lời đề nghị đó. Chỉ còn 1 mình với những dự định ấp ủ, anh Ba vẫn không nản lòng. Ngày 2/6/1911, anh Ba đến xin việc tại con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin. Trên tàu đã không còn các vị trí thích hợp với năng lực của anh Ba, duy chỉ có vị trí phụ bếp là còn thiếu 1 người. Anh Ba đã không để tuột mất cơ hội, anh đã thuyết phục viên thuyền trưởng cho mình làm phụ bếp. Thuyền trưởng đồng ý nhận anh Ba làm việc trên tàu với vị trí phụ bếp. Trên đường ra về, anh đọc được bài giới thiệu về con tàu qua tập sách của thuyền trưởng đưa cho mình.

Bến nhà Rồng năm ấy tác giả tác phẩm

- Tác giả : Sơn Tùng, tên đầy đủ là Bùi Sơn Tùng (sinh năm 1928 tại Nghệ An, mất lúc 23h05 ngày 22 tháng 7 năm 2021 tại Hà Nội), ông là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết lịch sử Búp sen xanh viết về cuộc đời Hồ Chí Minh.

- Tác phẩm : Búp sen xanh là tiểu thuyết đầu tiên viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Tùng. Xây dựng nên hình tượng Hồ Chí Minh từ khi cất tiếng khóc chào đời tại Làng Chùa quê ngoại tới khi rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, tác phẩm được tác giả dày công sưu tầm tư liệu có liên quan và chấp bút trong thời gian dài, bắt đầu từ năm 1948 và hoàn thành năm 1980.

Soạn bài Bến nhà Rồng năm ấy lớp 8 CTST

Câu 1: Văn bản trên kể về sự việc gi trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba” Đối chiếu văn bản truyện với tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, chỉ ra một số chi tiết tương đồng, khác biệt.

Văn bản trên kể về sự việc rời khỏi bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”.

Một số điểm tương đồng

Nội dung

Trong câu chuyện

Tiểu sử của Bác Hồ

Không gian, thời gian (Bối cảnh)

Sự việc : anh Ba chuẩn bị ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Không gian : bến cảng Nhà Rồng.

Thời gian : hè năm 1911.

Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, bắt đầu hành trình cứu nước. Trong sổ lương của tàu tên anh là Văn Ba.

Mục đích chuyến đi

-Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bác ái…

-Sau khi xem xét họ làm ăn thế nào, chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do…

Trang 14, sách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, NXB Sự thật in : “Vào trạc 13 tuổi, lần đầu tiên tôi đã được nghe những từ Pháp : tự do, bình đẳng, bác ái. Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”.

Câu chuyện có sự kết hợp yếu tố miêu tả và sáng tạo thêm cuộc trò chuyện với nhân vật anh Tư Lê nhưng vẫn bám sát vào yếu tố lịch sử về không gian, thời gian và mục đích chuyến ra đi tìm đường cứu nước của Bác từ Bến cảng Nhà Rồng.

Câu 2: Liệt kê một số cụm từ trong văn bản thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba”.

Một số cụm từ trong văn bản thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba”:

- Đuổi Tây ra khỏi nước mình; nỗi khổ của người dân mất nước;

- Giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do...

- Quyền lợi tối cao của một dân tộc là độc lập, tự chủ; quyền cơ bản nhất của con người ở trong xã hội là quyền tự do, bình đẳng giữa người với người; sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cái chữ “tự do, bình đẳng, bác ái” ẩn náu những gì;...

Câu 3: Theo em, nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến của mình.

Theo em, nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” được thể hiện trong văn bản là người quyết đoán, căm thù thực dân Pháp, yêu nước thương dân, sẵn sàng hi sinh vì đất nước.

Một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến của minh là:

Chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do.

Tìm đường cứu nước, cứu dân.

Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bắc ái ẩn náu những gì,.....

Câu 4: Trong văn bản, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với những ai? Các cuộc trò chuyện, tiếp xúc ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật “anh Ba”

Trong văn bản, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với anh Tư Lê, thuyền trưởng Louis Edouard Maisen.

Các cuộc trò chuyện, tiếp xúc ấy có tác dụng thể hiện tính cách của nhân vật “anh Ba” không ngại khó ngại khổ quyết tâm với con đường cứu nước mình chọn không vì khó khăn gian khổ mà vứt bỏ công việc cứu nước, cứu dân, đánh đuổi thực dân Pháp

Câu 5: Việc sử dụng các danh từ riêng như Cảng Nhà Rồng, Lu-i Ê-đu-a Mai-sen,..., các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin;... có tác dụng gì đối với câu chuyện, sự việc được kể?

Việc sử dụng các danh từ riêng như Cảng Nhà Rồng, Lu-i Ê-đu-a Mai-sen,..; các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin;... có tác dụng làm nổi bật bối cảnh câu chuyện/ sự việc, điều kiện làm việc trên tàu của nhân vật, đồng thời tăng cường tính xác thực của câu chuyện/ sự việc.

Câu 6: Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật: Quang Trung (Quang Trung đại phá quân Thanh), Hoài Văn (Viên tưởng trẻ và con ngựa trắng), anh Ba (Bến Nhà Rồng năm ấy...).

Soạn bài Bến nhà Rồng năm ấy lớp 8 CTST

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 62
0 Bình luận
Sắp xếp theo