Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần lớp 8 siêu ngắn

Bạn đã biết gì về sóng thần là văn bản các em học sinh sẽ được học trong Bài 2 Những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Thông qua văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần, các em sẽ nắm được cơ chế hình thành của sóng thần, nguyên nhân cũng như dấu hiệu sắp có sóng thần để từ đó có thêm hiểu biết để bảo vệ bản thân. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần trang 33 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 bộ Chân trời sáng tạo giúp các em trả lời các câu hỏi trong SGK.

Soạn văn 8 Bạn đã biết gì về sóng thần ngắn gọn

1. Em đã biết gì về sóng thần? Trong tình huống nếu chẳng may gặp sóng thần, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ mình và hỗ trợ những người xung quanh?

Sóng thần (tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và vật chất.

Nếu chẳng may gặp sóng thần, chúng ta cần chạy đến một khu vực cao và an toàn ngay lập tức (vùng đất cao trên 15 m, cách bờ biển ít nhất 1 km ). Nếu không thể chạy trốn đến một nơi an toàn hãy leo lên một cây to khỏe gần đó hoặc chạy lên đỉnh của một tòa nhà. Ở khu vực an toàn trong vài giờ bởi vì con sóng thần cao hơn có thể đến.

2. Trải nghiệm cùng văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần

1. Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cho em biết điều gì?

Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cho em biết nội dung bài học sẽ tìm hiểu về sóng thần.

2. Điều khiến sóng thần trở nên đáng sợ nhất với con người là gì?

Sóng thần trở nên đáng sợ nhất với con người là khi nó đến gần bờ.

3. Hình ảnh minh họa ở đoạn này có hỗ trợ cho ý tưởng chính của toàn đoạn không? Vì sao?

Hình ảnh minh họa ở đoạn này có hỗ trợ cho ý tưởng chính của toàn đoạn. Vì nó giúp cho người đọc dễ hình dung rõ hơn về sự thảm khốc và nguy hiểm của sóng thần.

Suy ngẫm và phản hồi bài Bạn đã biết gì về sóng thần

Câu 1 trang 36 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Mục đích viết của văn bản trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?

Trả lời

Mục đích của việc viết văn bản trên nhằm giúp người đọc có thêm hiểu biết về thảm họa do sóng thần gây ra

Bởi văn bản cung cấp thông tin, con số, số liệu, minh chứng cụ thể cho người đọc. Chỉ rõ cơ chế hình thành, nguyên nhân và những tổn thất nặng nề do sóng thần gây ra

Câu 2 trang 36 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Chỉ ra cách trình bày thông tin và căn cứ xác định của một số đoạn văn sau:

a. Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa ... A-lát-xca vào năm 1958 cao đến 525m.

b. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất ... trong khu vực “vòng đai lửa châu Á – Thái Bình Dương”.

c. Những người trên bờ biển khó biết sóng thần sắp tiến về phía mình ... đến vùng cao hơn để trú ẩn trước khi sóng thần đến.

Trả lời

- Cách trình bày thông tin cụ thể, chi tiết, khoa học, người đọc dễ hình dung, tưởng tượng và nắm được các thông tin quan trọng

- Căn cứ để xác định một đoạn văn: Lùi đầu dòng và viết hoa đầu dòng, dấu chấm kết thúc đoạn văn. Mỗi đoạn văn trình bày một nội dung khác nhau.

Câu 3 trang 36 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Tim thông tin cơ bản của đoạn văn: “Sóng thần đã được nhắc đến ... Ngày 17/7/1998, sóng thần làm hơn 2 100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê”. Thông tin cơ bản đã được thể hiện bằng những chi tiết nào? Xác định vai trò của những chi tiết ấy trong đoạn văn.

Trả lời

- Thông tin cơ bản đã được thể hiện bằng chi tiết: Sóng thần có từ thời thượng cổ; Sự tàn phá ghê gớm của sóng thần

- Vai trò của những chi tiết: Giúp người đọc có những thông tin, hiểu biết về thảm họa sóng thần, thấy được sự tàn phá nơi mà sóng thần đi qua. Trong lịch sử loài người đã trải qua những trận sóng thần nào.

Câu 4 trang 37 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Văn bản sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Nhận xét về hiệu quả biểu đạt của chúng trong văn bản.

Trả lời

Văn bản đã sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ: Tranh ảnh, sơ đồ

Tác dụng: Giúp cho việc cung cấp thông tin, số liệu không khô khan mà trở nên sinh động hơn, giúp người đọc dễ hình dung và tưởng tượng ra đối tượng được nhắc tới

Câu 5 trang 37 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Sau khi đọc văn bản, em hiểu thêm điều gì về sóng thần?

Trả lời

Sau khi đọc văn bản trên em đã có thêm cho mình nhiều hiểu biết về sóng thần. Em có thể biết được nguyên nhân gây ra sóng thần, nắm được các dấu hiệu sắp có sống thần để chuẩn bị cho mình những phương án sơ tán an toàn cũng như hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của thần.

Câu 6 trang 37 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Dựa trên những hiểu biết của em về sóng thần, thiết kế một áp phích để hướng dẫn mọi người những việc cần làm khi xảy ra sóng thần.

Dựa trên những hiểu biết của em về sóng thần, thiết kế một áp phích để hướng dẫn mọi người những việc cần làm khi xảy ra sóng thần

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 3.910
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm