Phân tích bài thơ Chái bếp lớp 8

Chái bếp, một hình ảnh quen thuộc với bao lớp người xưa cũ. Trong xã hội phát triển hiện đại như ngày nay, thật khó để bắt gặp một chái bếp mang đúng hương vị miền quê. Chính vì vậy, để lưu giữ những hình ảnh thật đẹp về chái bếp, nơi đong đầy tình cảm ấm áp của gia đình mà tác giả Lý Hữu Lương đã gửi gắm vào bài thơ Chái bếp những kỉ niệm đẹp nhất về chái bếp của một miền xưa cũ. Dưới đây là một số bài văn mẫu phân tích bài thơ Chái bếp hay, phân tích Chái bếp ngắn gọn đã được Hoatieu tổng hợp, xin chia sẻ đến bạn đọc.

1. Phân tích Chái bếp siêu ngắn

Những kí ức tuổi thơ như là cái nôi nuôi dưỡng tình cảm của mỗi người. Đọc bài thơ “Chái bếp” của tác giả Lý Hữu Lương càng khiến em hiểu thêm sâu sắc, cái tình cảm thắm thiết mà tác giả dành cho kí ức tuổi thơ của mình bên chái bếp thân thuộc.

Bài thơ là hình ảnh căn chái bếp hiện lên thật mộc mạc, giản dị được tác giả miêu tả với tất cả tình thương nỗi nhớ của mình. Bài thơ được viết theo thơ bảy chữ, mỗi dòng có bảy chữ như là lời tự sự chân thành của các giả như đang kể lại cái khung cảnh căn chái bếp mà tác giả yêu nó đến nhường nào. “Cho tôi về” được lặp lại ở khổ một, ba, năm như là một lời tha thiết, một tình cảm đặc biệt của tác giả với khung cảnh quen thuộc về căn chái bếp. Tác giả muốn được quay về để lại được thấy những hình ảnh, những âm thanh đặc biệt này. Hình ảnh về ngọn khói bên nồi cám của mẹ, thần bếp trong than củi, có cả hình ảnh con người dầm nắng sương hiện lên vừa chân thật vừa sinh động. Thêm những tình cảm đó, tác giả còn cảm nhận được qua những âm thanh quen thuộc xung quanh chái bếp. Làm sao có thể vắng bóng tiếng cười khóc của những đứa trẻ, được các bà các mẹ ru trên nôi, tiếng bếp lửa tí tách, những âm thanh như hòa cùng hình ảnh như bức tranh sống động khiến tác giả nhớ mãi không quên. Khi đã lớn lên, những hình ảnh căn chái bếp càng khiến tác giả nhớ nhung. Tác giả yêu cái chái bếp nhà mình, mong muốn được trở về tuổi thơ, mong muốn lại được nhìn những hình ảnh âm thanh đó.

Đọc bài thơ, em như chìm đắm vào trong tuổi thơ của tác giả. Dẫu có phủ bụi thời gian, dẫu có thay đổi cảnh vật thì những kí ức đó vẫn sẽ in sâu trong lòng tác giả và trong tâm trí người đọc như câu nói “Yêu sao những kí ức tuổi thơ còn mãi trong tim”.

Phân tích tác phẩm Chái bếp của Lý Hữu Lương

2. Phân tích tác phẩm Chái bếp của Lý Hữu Lương

Bài thơ “Chái bếp” của Lý Hữu Lương đã đưa em về với thế giới tuổi thơ, với chái bếp vương khói đong đầy những kỉ niệm ấm áp. Những nhung nhớ ùa về, cùng với những kỉ niệm không quên của tác giả khiến hình ảnh chái bếp hiện lên chân thật làm sao.

Chái bếp là một bài thơ bảy chữ gồm năm đoạn văn. Hai đoạn đầu là hình ảnh chái bếp hiện lên với hình ảnh mẹ cha tần tảo. Ba khổ sau chái bếp được hiện lên với thật nhiều hình ảnh và âm thanh sống động. Những hình ảnh chái bếp hiện lên như luôn nằm trong tâm trí tác giả. Những ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình” giống như một đứa trẻ đang được mẹ ru ngủ. Đó vừa là những hình ảnh nhân hóa độc đáo, vừa khiến người đọc cảm nhận được cái ngộ nghĩnh, đáng yêu mà tác giả dành cho căn chài bếp thân thương này. Những âm thanh với tiếng cười nói, tiếng khóc của những đứa trẻ trên nôi khiến cho căn bếp lúc nào cũng nhộn nhịp. Từ những lời thơ đầu tiên, hình ảnh chái bếp hiện lên với ngọn khói lập lờ qua nồi cám của mẹ, rồi lại trải dài qua nhiều hình ảnh xung quanh chái bếp như hiện lên thật sinh động. Tác giả miêu tả cái chái bếp, từ trong ra ngoài trong không gian và thời gian, khiến cho mọi hình ảnh hiện lên rất mộc mạc và giản dị. Rất nhiều điệp từ “cho” xuất hiện như nhấn mạnh cái hoài niệm, cái nhớ nhung da diết mà tác giả đã từng trải qua trong chái bếp thân thuộc này. “Cho” cũng như là những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp mà căn chái bếp đã mang lại cho kí ức tuổi thơ của chính tác giả. Cả bài thơ là những tình cảm thắm thiết nhất mà tác giả dành cho cái chái bếp nhà mình. Tác giả yêu, nhớ từng hình ảnh về ngọn khói lập lờ, có thần bếp, có hình ảnh tiếng khóc tiếng cười và có cả bầu trời kí ức tuổi thơ của thơ tác giả.

Đọc xong bài thơ em càng thêm yêu những kí ức tuổi thơ mình có, trân trọng những từng kỉ niệm bên những hình ảnh, âm thanh thân thuộc như tràn đầy trong trái tim mỗi đứa trẻ. Đọc bài thơ, em như chìm đắm vào trong tuổi thơ của tác giả. Dẫu có phủ bụi thời gian, dẫu có thay đổi cảnh vật thì những kí ức đó vẫn sẽ in sâu trong lòng tác giả và trong tâm trí người đọc như câu nói “Yêu sao những kí ức tuổi thơ còn mãi trong tim”.

3. Đoạn văn ngắn phân tích bài Chái bếp

"Chái bếp" là một tác phẩm gây được dấu ấn nhờ cách hành văn chân chất, mộc mạc hơn thế nữa nó còn thể hiện một nỗi nhớ đầy da diết của tác giả với quê nhà. Điệp từ "chái bếp"(7 lần) đồng thời cũng là nhan đề bài thơ. Điều này nhằm nhấn mạnh sự nhớ nhung, triền miền không thể nào dứt nổi khi tác giả xa nhà, xa quê. Nhớ chái bếp lại nhớ đến gia đình, nhớ đến lúc cả nhà cùng sưởi ấm bên nhau tuy chật hẹp nhưng ấm cúng, tất cả kỉ niệm gói gọn trong hai từ "chái bếp". Tác giả còn khéo léo sử dụng BPTT nhân hóa (Chái bếp nằm nghe, ngọn khói cong ngủ,...) để thể hiện tình yêu của mình đến từng thứ nhỏ bé nhất liên quan đến quê nhà. "Chái bếp" nổi bật lên nhờ phong văn đầy mộc mạc, chân chất đậm nét riêng cũng thể hiện tình yêu quê hương, gia đình to lớn đến mức nào.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 7.494
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm