Soạn bài Chái bếp ngắn nhất

Bài thơ Chái bếp là một tác phẩm của tác giả Lý Hữu Lương hiện đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tập 1 bộ sách Chân trời sáng tạo. Bài thơ Chái bếp là những kỉ niệm chân thực của tác giả về những hình ảnh thân thương, gắn bó khi ấu thơ. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc gợi ý soạn bài Chái bếp lớp 8 giúp các bạn có thêm kiến thức trả lời các câu hỏi trang 22 SGK văn 8 tập 1 CTST.

Soạn Đọc mở rộng theo thể loại trang 21 Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Soạn bài Chái bếp tác giả tác phẩm

1. Tác giả:

Lý Hữu Lương

Nhà thơ Lý Hữu Lương - dân tộc Dao, sinh năm 1988 tại Yên Bái, hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Tác phẩm đã xuất bản: Người đàn bà cõng trăng đỉnh cô-san (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2013); Bình nguyên đỏ (Trường ca, NXB Lao động, 2016); Mùa biển lặng (Bút ký, NXB Quân đội Nhân dân, 2020); Yao (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2021).

- Thơ Lý Hữu Lương giàu hình tượng, truyền thuyết nhưng đi kèm đó cũng là tính thực tại đời sống của người Dao

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- In trong Yao, NXB Hội Nhà văn, 2021

b. Thể loại: thơ bảy chữ

c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Bố cục Chái bếp

Bố cục Chái bếp

Soạn Đọc mở rộng theo thể loại trang 21 Ngữ văn 8 tập 1 CTST

1. Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” của bài thơ này có gì đặc sắc?

Hình ảnh “chái bếp” là hình ảnh rất đỗi quen thuộc với đồng bào người Dao, mộc mạc, đơn sơ là nơi lưu giữ biết bao kỉ niệm. “Chái bếp” gần gũi thân thương, nơi căn bếp luôn đỏ lửa, thắt chặt tình cảm mỗi gia đình, gắn kết các thành viên trong gia đình.

2. Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ?

Chái bếp → Ngọn khói, nồi cám → Cánh nỏ → quá giang than củi → cọ, máng → củi lửa, tiếng ngô, tiếng mẹ => Từ ngọn khói bên nồi cám của mẹ đến thần bếp trong than củi, tất cả những hình ảnh được tác giả miêu tả đều sinh động và chân thật. Những âm thanh như tiếng cười, tiếng khóc của những đứa trẻ cùng với tiếng bếp lửa tí tách, khiến cho căn chái bếp luôn nhộn nhịp và đầy sống động

- Bố cục của bài thơ đi từ hồi tưởng, nhớ thương đến khao khát muốn trở về.

3. Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” trong bài thơ

Điệp từ “cho” lặp lại 6 lần => Nhấn mạnh hình ảnh quen thuộc, tình cảm da diết, khao khát muốn trở về của tác giả.

4. Nêu chủ đề của bài thơ. Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?

- Chủ đề của bài thơ Chái bếp: Tác giả thể hiện sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau

- Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương được tác giả thể hiện qua việc nhắc nhớ lại những hình ảnh, kỉ niệm đã gắn bó suốt từ thời thơ ấu. Khi nhắc lại là cảm xúc ùa về, lưu luyến và bịn rịn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
16 7.439
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm