(9 mẫu) Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm lớp 8

Trường em tổ chức tuần lễ: " Nhà khoa học tương lai" để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Em hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này. Đây là nội dung phần hướng dẫn quy trình viết trang 48 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST. Sau đây là mẫu dàn ý thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên kèm theo các bài văn mẫu thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm hay và chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là dạng đề thường gặp trong chương trình Ngữ văn lớp 8 sách mới. Với dạng bài viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên các em có thể gặp ở nội dung chương trình học kì 1 hoặc kì 2 của cả cả 3 bộ sách KNTT, Cánh Diều và CTST. Trong bài viết này Hoatieu xin tổng hợp mẫu dàn ý thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên cùng với các bài văn mẫu viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hay và ngắn gọn sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo khi làm bài.

Nội dung bài viết do ban biên tập Hoatieu tổng hợp, các bên sao chép lại vui lòng ghi nguồn.

1. Dàn ý thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên

Dàn ý thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

2. Dàn ý thuyết minh giải thích hiện tượng nhật thực

Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu về hiện tượng tự nhiên: Thiên nhiên luôn đầy bí ẩn và mới mẻ, chính vì thế những hiện tượng tự nhiên luôn kích thích sự tò mò của con người. Và một trong số đó là hiện tượng nhật thực

- Đánh giá, nhận định, đưa ra cái nhìn bao quát về hiện tượng: Hiện tượng nhật thực không chỉ là một hiện tượng tự nhiên tuyệt vời mà còn là một cơ hội quan trọng để khám phá và tìm hiểu về vũ trụ.

Thân bài:

1. Giải thích về hiện tượng tự nhiên + phân loại (Sản phẩm thuộc bản quyền .)

- Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời trên cùng một đường thẳng và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.

- Nhật thực Mặt Trăng (nhật thực một phần): trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, khiến ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu sáng trực tiếp vào Mặt Trăng và làm cho Mặt Trăng trở nên tối mờ dần hoặc hoàn toàn tối.

- Nhật thực Mặt Trời (nhật thực toàn phần) xảy ra khi Mặt Trăng đi qua trước Mặt Trời và chắn che ánh sáng Mặt Trời, làm cho một phần hoặc toàn bộ bề mặt Trái Đất trở nên tối mờ hoặc tối.

- Nhật thực không xảy ra hàng ngày mà chỉ diễn ra trong một số ngày cụ thể và chỉ có thể được quan sát ở các vùng đất cụ thể trên Trái Đất.

- Hiện tượng nhật thực Mặt Trăng có thể quan sát được từ nhiều địa điểm trên Trái Đất, nhật thực Mặt Trời có thể chỉ quan sát được từ một số khu vực nhất định trên Trái Đất và yêu cầu sự chú ý đặc biệt và biện pháp bảo vệ mắt khi quan sát.

2. Biểu hiện của hiện tượng tự nhiên

- Nhật thực Mặt Trăng:

+ Ban đầu, có thể thấy Mặt Trăng mờ dần và chuyển từ ánh sáng tròn đầy sang hình dạng không đều. Ánh sáng Mặt Trăng bị che khuất dần dần bởi bóng đen của Trái Đất.

+ Khi nhật thực đạt đỉnh, Mặt Trăng trở nên hoàn toàn tối mờ hoặc có thể có một lớp ánh sáng mờ xung quanh.

+ Sau đỉnh nhật thực, Mặt Trăng bắt đầu trở lại hình dạng ban đầu và ánh sáng trở nên sáng dần cho đến khi nhật thực hoàn toàn kết thúc.

- Nhật thực Mặt Trời:

+ Ban đầu, chúng ta có thể thấy Mặt Trời bị che khuất bởi Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời vẫn còn nhìn thấy xung quanh Mặt Trăng. Ánh sáng mặt trời trở nên mờ và giảm dần.

+ Khi nhật thực đạt đỉnh, Mặt Trời hoàn toàn hoặc một phần bị che khuất bởi Mặt Trăng.

+ Sau đỉnh nhật thực, Mặt Trăng dần dần di chuyển ra khỏi Mặt Trời và ánh sáng Mặt Trời bắt đầu trở lại. Bầu trời trở nên sáng dần và nhật thực kết thúc.

3. Nguyên nhân của hiện tượng

- Sự phối hợp vị trí và độ lớn của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất trong không gian => tạo ra hiện tượng Mặt Trăng hoặc Mặt Trời bị che khuất và gây ra những biểu hiện tối mờ hoặc tối tạm thời trên bề mặt Trái Đất.

- Để xảy ra nhật thực Mặt Trăng: Khi Mặt Trăng nằm trên cùng một đường thẳng với Mặt Trời và Trái Đất, và Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, nhật thực Mặt Trăng xảy ra.

- Để xảy ra nhật thực Mặt Trời: Mặt Trăng đi qua giữa Mặt Trời và Trái Đất, và Mặt Trăng có kích thước đủ lớn để che khuất toàn bộ hoặc một phần của Mặt Trời. Mặt Trăng che khuất ánh sáng Mặt Trời và gây ra hiện tượng tối mờ hoặc tối trên một phần hoặc toàn bộ bề mặt Trái Đất.

4. Chuyên gia nhận định về hiện tượng

- Jay Pasachoff, nhà thiên văn học nổi tiếng, đã nói về nhật thực Mặt Trăng: "Nhật thực Mặt Trăng là một trong những hiện tượng tự nhiên kỳ diệu nhất mà con người có thể chứng kiến. Nó mang lại cho chúng ta cơ hội hiếm hoi để nhìn thấy Mặt Trăng chuyển từ sự sáng rực của ánh sáng Mặt Trời sang một vẻ đẹp hoàn toàn khác, với sắc đỏ ấn tượng trong nhật thực Mặt Trăng toàn phần”.

- Fred Espenak, một nhà thiên văn học và chuyên gia về nhật thực, đã nói về nhật thực Mặt Trời: "Nhật thực Mặt Trời là một trong những hiện tượng thiên văn đáng kinh ngạc nhất. Trong thời gian chỉ vài phút hoặc giờ, chúng ta được chứng kiến sự biến đổi đầy quyến rũ từ ánh sáng mạnh mẽ của Mặt Trời sang một hiện tượng tối tăm đặc biệt, mở ra cảm giác kỳ lạ và một trải nghiệm hết sức ấn tượng."

5. Ý nghĩa của hiện tượng với con người (Sản phẩm thuộc bản quyền .)

- Chứng kiến nhật thực có thể mang lại cảm giác kỳ diệu, sự tò mò và trải nghiệm tuyệt vời về vũ trụ và các quy luật thiên văn.

- Nhật thực tạo ra một sự kiện đặc biệt và khác thường, đem lại niềm hứng khởi và sự kích thích cho mọi người.

- Nhật thực cung cấp cơ hội cho các nhà khoa học và nhà thiên văn học nghiên cứu, đo lường và ghi nhận dữ liệu quan trọng.

- Nó giúp cải thiện hiểu biết về vũ trụ, xác định đúng thời gian và vị trí của các sự kiện thiên văn, và phát triển các mô hình và lý thuyết về vũ trụ.

Kết bài:

- Khẳng định lại về hiện tượng tự nhiên: Hiện tượng nhật thực là điều kì diệu của thiên nhiên và thật tuyệt vời nếu như được chứng kiến sự kiện đó

- Đưa ra những đánh giá/liên hệ cá nhân về hiện tượng tự nhiên này.

3. Thuyết minh về hiện tượng tự nhiên mưa

Mưa là một hiện tượng tự nhiên rất phổ biến mà chúng ta thường gặp mỗi ngày. Những hạt mưa lấp lánh như những hạt ngọc là món quà quý giá mà ông trời ban cho con người để cây cối tốt tươi và bổ sung thêm nguồn nước ngọt cho con người. Nhưng liệu bạn có biết mưa từ đâu ra không? Và mưa hình thành như thế nào, tại sao lại có mưa trên trái đất?

Mưa là một hiện tượng tự nhiên, xảy ra do sự ngưng tụ của hơi nước trên bầu trời, dưới dạng những đám mây, khi gặp điều kiện lạnh, tạo thành giọt nước, nặng hơn không khí, và rơi xuống mặt đất, tạo thành cơn mưa. Khi có quá nhiều giọt nước hình thành ở mây, lâu ngày các đám mây càng nặng (do những giọt nước quá nhiều) sẽ rơi xuống tạo thành mưa. Mưa là một thành phần chính của chu trình nước và chịu trách nhiệm cho việc lắng đọng hầu hết nước ngọt trên trái đất. Nó cung cấp điều kiện phù hợp cho nhiều loại hệ sinh thái, cũng như nước cho các nhà máy thuỷ điện và thủy lợi.

Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng. Không khí chứa hơi nước và một lượng nước nhất định trong một khối không khí khô được tính bằng đơn vị gram nước/kg khí khô.

Các loại mưa

Loại mưa được cho dưới dạng hàm của hình dạng và kích thước của các giọt nước kết tủa khi đáp ứng các điều kiện thích hợp. Chúng có thể là mưa phùn, mưa rào, mưa đá, tuyết, mưa đá, mưa, v.v.

Mưa phùn

Mưa phùn là một mưa nhẹ, những giọt rất nhỏ và rơi đều. Nhìn chung, những giọt nước này không làm ướt đất quá nhiều mà phụ thuộc vào các yếu tố khác như tốc độ gió và độ ẩm tương đối.

Mưa rào

Mưa rào là những giọt nước lớn có xu hướng rơi xuống dữ dội trong thời gian ngắn. Thường xảy ra mưa ở nơi có áp suất khí quyển rơi xuống và tạo thành một trung tâm áp suất thấp được gọi là bão. Các trận mưa có liên quan đến các đám mây giống vũ tích hình thành quá nhanh, vì vậy các giọt nước lớn hơn.

Mưa đá và bông tuyết

Mưa cũng có thể ở dạng rắn. Đối với điều này, các tinh thể băng phải hình thành trong các đám mây phía trên các đám mây, và nhiệt độ rất thấp (khoảng -40 ° C). Những tinh thể này có thể phát triển ở nhiệt độ rất thấp với chi phí đóng băng các giọt nước (sự khởi đầu của sự hình thành mưa đá) hoặc bằng cách thêm các tinh thể khác để tạo thành bông tuyết. Khi đạt đến kích thước phù hợp và do trọng lực, nếu điều kiện môi trường thích hợp, chúng có thể rời khỏi đám mây và tạo ra kết tủa rắn trên bề mặt.

Nước mưa có thể được sử dụng như nước uống. Nước mưa cũng là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng. Sau khi mưa, đa số người đều cảm thấy dễ chịu, hiện tượng này được giải thích là do lượng ion mang điện tích âm tăng lên, tuy vậy nếu mưa kéo dài nhiều ngày thì do độ ẩm tăng cao thì lại gây cảm giác khó chịu.

Có thể thấy mưa là một hiện tượng thời tiết đóng vai trò quan trọng để duy trì sự phát triển của hệ sinh thái trên toàn cầu.

4. Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - cầu vồng

Trong thế giới tự nhiên bí ẩn có rất nhiều điều kì thú. Một trong số đó chính là hình ảnh chiếc cầu vồng đẹp đẽ mà ta có thể quan sát được sau cơn mưa.

Cầu vồng là gì?

Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên mà hầu như ai trong chúng ta đều từng được chiêm ngưỡng. Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Tại sao lại có cầu vồng

Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng.

Ánh sáng Mặt Trời là một hỗn hợp các màu sắc hòa trộn vào nhau mà mắt chúng ta không thể phát hiện ra các màu sắc này. Chỉ khi được chiếu qua một lăng kính thủy tinh, các tia ánh sáng bị bẻ cong hay còn gọi là khúc xạ để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ. Do các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất.

Tia sáng mặt trời khúc xạ với những hạt mưa nhất định tạo ra hình ảnh cầu vồng trong mắt một người, nhưng đồng thời những tia sáng này cũng khúc xạ với những hạt mưa khác theo góc khác trong tầm mắt của ai đó. Chính bởi vậy màu sắc cầu vồng nhìn thấy của mỗi người khác nhau, dù đứng cùng một vị trí và ngắm cùng một cầu vồng.

Hy vọng qua những thông tin bổ ích trên đây các bạn đã hiểu rõ hơn về hiện tượng cầu vồng trong tự nhiên.

5. Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Núi lửa

Núi lửa là một hiện tượng thiên nhiên khá quen thuộc đối với chúng ta. Tuy nhiên đã bao giờ bạn tự hỏi núi lửa được hình thành như thế nào và hoạt động ra sao chưa?

Núi lửa là gì?

Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.

Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động.

Phân loại núi lửa

Theo hình thức hoạt động, núi lửa được chia thành ba loại

  • Núi lửa đang hoạt động.
  • Núi lửa đang hồi dung nham.
  • Núi lửa đã không hoạt động nữa.

Cấu tạo của núi lửa

Một núi lửa hoàn chỉnh có cấu tạo gồm nhiều bộ phận như: nguồn dung nham, ống dẫn, đường dẫn nhanh, ngưỡng, lỗ thoát, cổ họng núi lửa, miệng núi lửa. Các sản phẩm núi lửa phun ra bên ngoài bao gồm lớp tro bụi, dòng dung nham, khói.

Nguyên nhân hình thành núi lửa 

Do hiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng.
Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa

Tuy nhiên, núi lửa cũng có những lợi ích và tác hại riêng. Khi chúng ta hiểu rõ hơn về núi lửa, con người sẽ có thêm những hiểu biết về hiện tượng tự nhiên này để có các biện pháp phòng tránh và bảo vệ môi trường  tự nhiên.

6. Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Cực quang

Mẹ thiên nhiên luôn ẩn chứa trong mình những điều bí ẩn kì diệu. Và trong bài thuyết trình ngày hôm nay, mình xin chia sẻ đến các bạn một số thông tin tìm hiểu về hiểu tượng cực quang.

Cực quang là gì?

Cực quang là hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm. Những dải sáng đủ màu sắc thay đổi liên tục không ngừng và chuyển động lên xuống giống như những dải lụa uốn lượn mềm dẻo sặc sỡ trên bầu trời. Hiện tượng này sẽ diễn ra mạnh nhất sau khi xảy ra sự phun trào của ánh sáng mặt trời.

Nguyên nhân hình thành hiện tượng cực quang?

Theo thiên văn học, hiện tượng cực quang được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt Trời với tầng khí quyển bên trên của Trái Đất. Giải thích cụ thể là do các hạt mang điện trong luồng vật chất từ Mặt Trời phóng tới Trái Đất, khi các hạt này tiếp xúc với từ trường của Trái Đất thì chúng bị đổi hướng do tác dụng của lực Lorentz. Lực này làm cho các hạt chuyển động theo quỹ đạo xoắn ốc dọc theo đường cảm ứng từ của Trái Đất. Tại hai cực các đường cảm ứng từ hội tụ lại và làm cho các hạt mang điện theo đó đi sâu vào khí quyển.
Khi đi sâu vào khí quyển các hạt mang điện va chạm với các phân tử, nguyên tử trong khí quyển Trái Đất và giải phóng ra các photon (ánh sáng). Do thành phần khí quyển chứa nhiều khí khác nhau, khi bị kích thích mỗi loại khí phát ra ánh sáng có bước sóng khác nhau, tức là nhiều màu sắc khác nhau do đó tạo ra nhiều dải sáng với nhiều màu sắc trên bầu trời ở hai cực.

Đặc điểm và tính chất của hiện tượng cực quang

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Cực quang

Đặc điểm

Các hiện tượng cực quang có một đặc điểm chung đó là có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Ngoài ra, do sự tương tác của những cơn gió mang điện từ mặt trời tới trái đất là không giống nhau. Vì thế, màu sắc của các dải ánh sáng cũng sẽ khác nhau. Thông thường, cực quang sẽ có màu vàng ánh lục. Tuy nhiên, các tia trên cao có thể sẽ có màu đỏ ở đỉnh. Một số khác sẽ có màu lam nhạt do sự va chạm của ánh sáng mặt trời và phần đỉnh của các tia cực quang. Các cung cực quang sáng và rõ ở độ cao lên tới 100km trên bề mặt Trái Đất. Khi bắt đầu xuất hiện, các cung cực quang gần như đứng im sau đó sẽ chuyển động và đổi hướng.

Bên cạnh việc tạo ra các ánh sáng với nhiều dải màu khác nhau, cực quang có một đặc điểm nữa là các hạt mang năng lượng còn tạo ra nhiệt. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của bức xạ hồng ngoại và các trận gió mạnh trên lớp khí quyển, nhiệt có thể bị tiêu tan.

Tính chất

Màu của cực quang sẽ phụ thuộc vào loại khí cụ thể có trong khí quyển cũng như trạng thái cụ thể của chúng khi va chạm với các hạt mang năng lượng. Hai màu lục và đỏ được tạo bởi oxi nguyên tử và khí nitơ tạo ra cực quang màu lam.

Có thể quan sát hiện tượng cực quang ở đâu?

Ở càng gần hai cực của trái đất thì bạn càng dễ dàng quan sát được cực quang. Nhưng ở hai cực này khí hậu rất khắc nghiệt thậm chí có những nơi còn không có người sống. Tại các nước Bắc Âu bạn có thể đã quan sát hiện tượng cực quang này. Điểm “săn” cực quang được nhiều người yêu thích nhất chính là các quốc gia như: Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, Bắc Siberia, Alaska và Bắc Canada.

Như vậy, có thể thấy cực quang là một hiện tượng tự nhiên rất kì thú. Nếu có dịp các bạn có thể ghe thăm các nước du lịch có tổ chức các điểm ngắm cực quang để tự mình trải nghiệm hiện tượng tự nhiên có một không hai này nhé.

7. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên động đất

Động đất là một trong những hiện tượng tự nhiên nguy hiểm đối với con người. Tuy nhiên liệu bạn đã biết động đất là gì hay chưa? Những nguyên nhân gây ra động đất? Dấu hiệu động đất cũng như tác hại của động đất?

Động đất là gì?

Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.

Nguyên nhân gây ra động đất

Các nguyên nhân tạo ra động đất có nội sinh, ngoại sinh và nhân sinh.

Nguyên nhân nội sinh là do vận động của các mảng kiến tạo trong vỏ trái đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy hoặc phun trào núi lửa ở các đới hút chìm.

Nguyên nhân ngoại sinh là do thiên thạch va chạm vào trái đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn; do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới).

Nguyên nhân nhân sinh dẫn đến động đất là do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.

Độ lớn của động đất

Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter. Hình dung về độ richter như sau:

1–2 trên thang Richter: Không nhận biết được

2–4 trên thang Richter: Có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại

4–5 trên thang Richter: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể

5–6 trên thang Richter: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt

6–7 trên thang Richter, 7–8 trên thang Richter: Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất.

8–9 trên thang Richter: Rất mạnh, phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị, có vết nứt lớn, vài tòa nhà bị lún

>9 trên thang Richter: Rất hiếm khi xảy ra

>10 trên thang Richter: Cực hiếm khi xảy ra

Dấu hiệu nhận biết động đất

Động đất diễn ra hàng ngày trên Trái Đất. Chúng có thể là sự rung động rất nhỏ mà con người có thể cảm nhận cho tới những chấn động rất lớn có thể phá hủy hoàn toàn các thành phố, cướp đi tính mạng của hàng triệu người.

Theo các nhà địa chất, trên thực tế chúng ta gần như không thể dự đoán được ở đâu và khi nào sẽ có động đất xảy ra. Tuy nhiên, cũng có một vài dấu hiệu nhận biết động đất có thể sắp diễn ra từ việc quan sát các thay đổi trong tự nhiên.

Có rất nhiều bằng chứng về động vật, cá, chim, bò sát và côn trùng thể hiện những hành vi kỳ lạ ở bất kỳ đâu từ vài tuần đến vài giây trước khi động đất xảy ra. Và trong nhiều trường hợp, những cảnh cáo từ các loài động vật đã cứu con người khỏi thảm họa.

Quan sát lớp đất đá và mực nước sông, hồ

Nếu thấy mực nước sông, hồ rút bớt bất thường hoặc tràn mà không có trận mưa lớn nào trong thời gian đó, thì đó là dấu hiệu cho thấy có sự biến động mà con người cần phải đề phòng, trong đó có động đất sắp xảy ra.

Quan sát bầu trời, hướng gió

Đây cũng là một dấu hiệu nhận biết động đất từ quan sát những thay đổi trong tự nhiên. Nếu nhận thấy một sự điềm tĩnh bất thường trong bầu khí quyển, nó sẽ là dấu hiệu của việc biến đổi khí hậu lạ, rất có thể, một trận động đất sắp diễn ra trong khu vực.

Dấu hiệu nhận biết động đất khi theo dõi "ánh sáng động đất"

Nhìn lên bầu trời, theo dõi luồng sáng bí ẩn, hay còn được biết dưới cái tên "ánh sáng động đất" cũng là một dấu hiệu nhận biết động đất.

Tác hại của động đất

Tác động trực tiếp của các trận động đất là rung cuộn mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất, lở tuyết. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng.

Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần (những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền). Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu…

Để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra các nhà khoa học đã ứng dụng thiết bị để đo nguy cơ động đất. Tuy vậy trong tương lai vẫn cần nghiên cứu kỹ hơn nữa thì mới có thể đưa ra những cảnh báo chính xác về hiện tượng nguy hiểm này.

8. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lũ lụt

Lũ lụt là tên gọi chung của hai hiện tượng tự nhiên thường đi cùng với nhau. Chúng kết hợp lại tạo thành loại hình thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người.

Lũ là hiện tượng dòng nước chảy xiết với cường độ mạnh trên mặt đất, có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối, xe cộ, thậm chí là các kiến trúc nhỏ trên đường nó đi qua. Thông thường lũ sẽ xuất hiện khá bất ngờ và chủ yếu có ở các vùng núi cao với địa hình đồi dốc. Còn lụt là hiện tượng nước ngập cao tại một khu vực trong thời gian nhất định và không hề có dòng chảy nào chuyển động cả. Điều này xảy ra do một lượng nước khổng lồ đột ngột xuất hiện, và bổ sung liên tục, khiến hệ thống thoát nước bị tắc hoặc không hoạt động kịp. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này thường do nước lũ quá nhiều và di chuyển nhanh khiến đê hoặc đập nước bị vỡ. Kết hợp lại, ta có thể hiểu đơn giản rằng lũ lụt là hiện tượng mực nước từ sông, hồ dâng cao quá mức bình thường gây ngập úng, vỡ đê, tràn vào khu dân cư sinh sống.

Hiện tượng lũ lụt được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do các cơn mưa lớn kéo dài khiến mực nước trong ao hồ dâng cao nhanh chóng. Hoặc cũng có thể do hiện tượng bão, thủy triều, sóng thần… gây ra, khiến mực nước đột ngột tăng cao và di chuyển nhanh. Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khó có thể bỏ qua chính là do tác động đến từ chính con người. Để phục vụ cho các nhu cầu về cuộc sống, con người khai thác tài nguyên một cách bừa bãi, chặt phá rừng bất chấp kế hoạch. Từ đó khiến đất đai bị xói mòn và không còn rừng đầu nguồn để ngăn cản bớt sự tàn phá của lũ lụt.

Mỗi khi có trận lũ lụt xảy ra, của cải và con người đều chịu thiệt hại nặng nề. Không chỉ có nhiều người bị thiệt mạng, chấn thương mà còn nhiều nhà cửa, tài sản, rau màu, vật nuôi cũng bị nước phá hủy. Không chỉ vậy, sau lũ lụt, chúng ta còn phải đổi mặt với sự ô nhiễm của nguồn nước và dịch bệnh trên cả người và vật nuôi. Điều đó không chỉ khiến mỗi con người mà còn khiến cho cả địa phương chịu thiệt hại nặng nề.

Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể hoàn toàn dự báo chính xác sự xuất hiện của lũ lụt. Chúng ta chỉ có thể xây dựng các công trình tương thích để sống cùng với lũ. Đồng thời luôn đề cao cảnh giác khi các nhân tố thiên tai có thể gây ra lũ lụt diễn ra. Quan trọng nhất, là cần phải đẩy mạnh việc trồng rừng và bảo vệ môi trường để hạn chế tối đa tác động của hiện tượng lũ lụt.

9. Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thủy triều

Thủy triều là hiện tượng phổ biến xảy ra ở các vùng nước lớn như biển, sông… Hiện tượng này có tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Thủy triều được hiểu theo cách đơn giản nhất, chính là hiện tượng mực nước biển, sông lên và xuống trong một khoảng thời gian nhất định (hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng), phụ thuộc và sự biến chuyển của thiên văn. Sự biến chuyển ấy chính là sự thay đổi lực hấp dẫn của Mặt Trăng (đóng vai trò chủ yếu) và của các thiên thể khác như Mặt Trời khi tác động lên một điểm bất kì trên Trái Đất. Khi Trái Đất tự quay quanh trục của chính mình đồng thời quay xung quanh Mặt Trời, thì lực hấp dẫn tác động lên một điểm trên Trái Đất cũng theo đó bị thay đổi. Do đó, mực nước sẽ có lúc dâng cao lên và có lúc rút thấp xuống tùy vào lực hút. Từ đó tạo ra thủy triều mà chúng ta vẫn thường thấy.

Khi diễn ra, hiện tượng thủy triều sẽ luôn trải qua bốn giai đoạn với thời gian khác nhau tùy vào lực hút. Đầu tiên là triều dâng, nghĩa là mực nước biển dâng lên cao kéo dài trong vài giờ. Khi mực nước dâng lên đến mức cao nhất có thể (tức lực hút đã đạt đỉnh) thì sẽ được gọi là triều cao. Sau khi mực nước duy trì ở triều cao trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ bắt đầu hạ thấp dần do lực hút bị giảm đi thì sẽ được gọi là triều xuống. Và cuối cùng, khi mực nước trở về điểm thấp nhất của nó, thì sẽ được gọi là triều thấp. Tùy vào lượng nước, diện tích khu vực đó và lực hút mà thời gian diễn ra của mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Thông thường, ở cùng một địa điểm sẽ có chu kì diễn ra các giai đoạn của thủy triều lặp lại cố định, ít biến động.

Thủy triều diễn ra gây không ít bất tiện cho cuộc sống của người dân, khi mực nước dâng cao nhấn chìm một phần diện tích vốn để sinh hoạt của họ. Tuy nhiên, sau khi mực nước rút đi, sẽ để lại một lượng phong phú thủy hải sản trên bờ cát. Do đó, các hoạt động bắt cua, ốc, ngao, sò, hến, bạch tuộc, cá nhỏ… dọc bờ sông, bờ biển sau khi thủy triều rút đã trở thành hoạt động quen thuộc của người dân nơi đây.

10. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sóng thần

Sóng thần là hiện tượng tự nhiên có sức công phá mạnh mẽ về người và của. Vì vậy, nó luôn là một trong những hiện tượng tự nhiên được nhiều người quan tâm nhất.

Khi xuất hiện các hiện tượng như động đất, núi lửa phun trào, va chạm thiên thạch… sẽ gây nên những chấn động lớn ở trên hoặc dưới mặt nước. Từ đó, khiến một khối thể tích lớn của nước biển bị chuyển dịch chớp nhoáng, tạo ra các cột sóng khổng lồ di chuyển với tốc độ nhanh. Đó chính là sóng thần, hay còn được gọi với cái tên là Tsunami.

Khi xuất hiện, sóng thần gây nên hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người và tài sản. Với chiều cao của cột nước và tốc độ di chuyển nhanh, cùng lực va chạm mạnh, các đợt sóng thần càn quét và tàn phá toàn bộ những gì xuất hiện trên đường mà nó đi qua. Sau đó nhấn chìm tất cả vài giờ trong nước biển. Quy mô của một trận sóng thần có thể tàn phá một phần đất liền rộng đến hành trăm km. Một đặc điểm góp phần tạo nên sự đáng sợ của sóng thần chính là sự bất ngờ của nó. Tuy các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thể tìm ra cách dự báo hoặc biết trước về sự xuất hiện của sóng thần. Chỉ khi nó đã được hình thành từ dưới đáy biển thì chúng ta mới có thể nắm được những thông tin về nó. Tuy nhiên cường độ lớn mạnh và tốc độ hình thành, di chuyển của sóng thần là quá nhanh nên chúng ta chỉ có thể lựa chọn việc di tản khi có thông tin về nó, chứ không còn cách nào khác cả. Tuy nhiên, nhờ việc sóng thần chỉ thực sự mạnh mẽ khi xuất hiện ở các vùng biển sâu - cách xa đất liền hàng nghìn cây số, nên để vào đến đất liền, sóng thần cũng cần vài tiếng đồng hồ. Do đó, vẫn kịp thời để người dân mang theo của cải để di rời. Vì vậy, nếu sống ở các khu vực ven biển, thì việc nắm bắt thông tin và thông thạo các kĩ năng đối phó khi có sóng thần xảy ra là rất quan trọng.

Tuy sóng thần vô cùng đáng sợ và có tác động nặng nề, nhưng nó không xảy ra thường xuyên. Do đó, cuộc sống cạnh các bờ biển vẫn được xây dựng và hoạt động bình thường. Tôi tin rằng, trong tương lai không xa, chúng ta sẽ tìm được cách dự báo chính xác về sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên này.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
222 161.638
0 Bình luận
Sắp xếp theo