Soạn bài Những chiếc lá thơm tho lớp 8

Văn bản Những chiếc lá thơm tho được trích từ Sài Gòn thềm xưa nắng rụng của tác giả Trương Gia Hòa. Với lối kể chuyện tự sự, Những chiếc lá thơm tho là những kỉ niệm tuổi ấu thơ bên bà của tác giả và tình cảm sâu sắc của bà dành cho cháu. Những chiếc lá thơm tho hiện đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 sách Chân trời sáng tạo. Sau đây là mẫu soạn bài Những chiếc lá thơm tho lớp 8 ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ các nội dung chính, mời các bạn cùng tham khảo.

Tác giả, tác phẩm Những chiếc lá thơm tho

I. Tác giả Trương Gia Hòa

- Tên: Trương Gia Hòa

- Sinh năm: 1975

- Quê quán: quê ở Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

- Trương Gia Hòa xuất hiện trên văn đàn từ giữa những năm 1990 khi còn là sinh viên Khoa Ngữ văn – Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh.

- Sau khi ra trường, Trương Gia Hòa làm Biên tập viên Nhà xuất bản Văn Nghệ, Biên tập viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, báo Pháp Luật. Sau vì lí do sức khỏe, chị làm việc tự do. Nhà thơ đã có nhiều bài thơ, tản văn và truyện ngắn in trên các báo và tạp chí, Hội viên Hội Nhà văn TPHCM.

- Sau một thời gian làm xuất bản, Trương Gia Hòa chuyển sang làm báo đồng thời là cây bút viết tản văn rất có duyên. Vài năm nay trở lại đây Trương Gia Hòa bất ngờ gặp phải bệnh tật nhưng chị vẫn cố gắng viết, để phần nào giải tỏa nỗi lòng.

- Phong cách sáng tác: Mặc dù bất ngờ bị bệnh nhưng diễn ngôn của Trương Gia Hòa vẫn được thể hiện một cách tự nhiên, mạch lạc, quyến rũ và trữ tình, không chứa đựng bất kỳ cảm giác đau buồn nào, thậm chí đôi khi còn mang tính hóm hỉnh và lạc quan về tình yêu và cuộc sống.

- Trương Gia Hòa có nhiều tác phẩm tiêu biểu:

+ Tập thơ đầu tay “Sóng sánh mẹ và anh” của chị xuất bản năm 2005

+ Tập sách “Đêm nay con có mơ không?” là ấn phẩm thứ hai của Trương Gia Hòa, gồm 45 bài chọn lọc (tản văn, 2017).

+ Sài Gòn thềm xưa nắng rụng (tản văn, 2018)

II. Tác phẩm Những chiếc lá thơm tho

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Trong lời mẹ hát được in trong cuốn Ban mai xanh

- Năm xuất bản: 1994.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Những chiếc lá thơm tho có phương thức biểu đạt là tự sự

4. Người kể chuyện

Văn bản Những chiếc lá thơm tho được kể theo ngôi thứ nhất.

Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 19

Câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện như thế nào qua những kỉ niệm ấu thơ?

Trả lời

Bằng việc kể lại những kỉ niệm với bà thời thơ ấu, tác giả đã cho thấy tình yêu của người cháu đối với bà, bà là bầu trời tuổi thơ của cháu, là những năm tháng không phai, dù cháu có lớn đến nơi đầy đủ phát triển thì bà vẫn luôn ở đó với sự ân cần, chu đáo. Và hơn hết đó là sự biết ơn của người cháu đối với bà của mình.

Câu 2 trang 19 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Hãy nêu một vài điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc (ví dụ: Hương khúc của Nguyễn Quang Thiều).

Trả lời

a, Điểm giống: Trong văn bản “Những chiếc lá thơm tho” nói riêng và các văn bản viết về bà nói chung, hình ảnh người bà hiện lên luôn là sự chu đáo, tỉ mỉ, hi sinh, chăm sóc con cháu từ điều nhỏ nhất. Đặc biệt bà luôn nhẹ nhàng, ân cần, lo lắng cho con cho cháu. Dạy cho con cháu biết làm ăn, biết yêu lao động, biết yêu thương quan tâm đến mọi người và sống có hiếu.

b, Điểm khác: Mỗi văn bản lại cho cách diễn tả khác nhau về người bà vì vậy hình ảnh người bà xuất hiện trong mỗi văn bản không giống nhau. Mỗi văn bản do các tác giả viết, mỗi nhà văn lại chọn cho mình một hoàn cảnh, một không gian, một thời gian khác nhau, kỉ niệm khác nhau về bà vì vậy cách thể hiện hình ảnh người bà trong mỗi văn bản không bao giờ có sự trùng lặp.

Câu 3 trang 19 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CTST

Em hiểu thế nào về ý nghĩa của từ “thơm” trong những câu sau: “Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai”

Trả lời

- Ý nghĩa của từ “thơm” trong những câu: “Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai” là:

Từ “thơm” chính là tình yêu, là kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp nhất của người cháu khi ở bên cạnh bà. Tình yêu và kỉ niệm ấy chính là những điều đẹp đẽ, ngọt ngào nhất trong quá trình trưởng thành và lớn lên của người cháu. Tất cả sự dịu dàng và tươi đẹp ấy mãi mãi khắc sâu trong tim của người cháu cho đến tận mai sau.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 5.201
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Dang Thi Hao
    Dang Thi Hao Chị ơi, cho em hỏi mình mua các thiết bị dạy học của bộ môn (toán) ở đâu vậy ạ?
    Thích Phản hồi 27/07/23
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm