Soạn bài Nói và nghe lớp 8 trang 97 tập 2

Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó là nội dung bài học Nói và nghe lớp 8 trang 97 tập 2 Chân trời sáng tạo. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được quy trình các bước nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó. Sau đây là gợi ý soạn bài Nói và nghe lớp 8 trang 97 tập 2 Chân trời sáng tạo, mời các em cùng tham khảo.

Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó

Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó lớp 8

Đề bài: Em được thay mặt lớp tham gia trao đổi, thảo luận về một vấn đề lịch sử, xã hội (ví dụ: ý nghĩa của việc hiểu biết tri thức lịch sử, địa lí địa phương; cách bồi dưỡng tình yêu lịch sử và truyền thống dân tộc; cách ứng xử với những công trình văn hoá, lịch sử,...); sau đó, trình bày nội dung chính của buổi thảo luận cho cả lớp nghe.

Bước 1: Chuẩn bị nghe

Bước 2: Lắng nghe và nắm bắt nội dung chính.

Bước 3: Trình bày nội dung chính đã nghe

- Vận dụng kĩ năng đã học để trình bày lại những nội dung chính đã nghe và ghi chép. Cần lưu ý:

+ Xem lại bản ghi chép; các ý kiến chính và lập luận của người nói, các điểm nhấn trong cuộc trao đổi, thảo luận mà em đã dự.

+ Sắp xếp nội dung ghi chép theo một trật tự mạch lạc, thuận tiện cho việc trình bày bài nói.

+ Dùng bảng kiểm kĩ năng nghe, nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó để tự đánh gía kĩ năng.

+ Đối chiếu những gì đạt/ chưa đạt mà em đã đánh dấu trong bảng kiểm để thấy được những tiến bộ và những điều cần hoàn thiện của em.

Ý nghĩa của việc hiểu biết tri thức lịch sử, địa lí địa phương

- Giải thích: giá trị lịch sử là cội nguồn của dân tộc, là những yếu tố hình thành nên nền văn hóa, truyền thống do thế hệ trước gây dựng, giữ gìn, lưu truyền và được kế thừa, phát huy.

- Gía trị lịch sử làm nên giá trị riêng của mỗi đất nước, dân tộc.

- Trân trọng giá trị lịch sử là thái độ, hành vi của con người đối với những truyền thống, văn hóa lịch sử của dân tộc: học hỏi, giữ gìn, kế thừa, phát huy,…

- Ý nghĩa của việc trân trọng những giá trị lịch sử trong đời sống dân tộc:

+ Thể hiện sự biết ơn với công lao của bao thế hệ đi trước đã gây dựng.

+ Là sức mạnh nội tại để cá nhân và cộng đồng chung tay, góp phần đẩy lùi sự xói mòn về văn hóa, tư tưởng trong thời điểm giao lưu văn hóa toàn cầu.

+ Giúp con người chủ động tìm hiểu, từ đó có nhận thức sâu rộng hơn về cội nguồn, quê hương, đất nước.

+ Có ý thức, trách nhiệm về vai trò của bản thân.

+ Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân tộc.

+ …

Cách ứng xử với những công trình văn hóa, lịch sử

- Công trình văn hóa, lịch sử được coi là “ký ức tập thể”, là “chứng tích” của lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng.

- Đầu tiên là từ nhận thức: phải có ý thức về giá trị di sản và bảo tồn di sản. Tính nhân văn của xã hội loài người được thể hiện ở việc luôn có xu hướng tìm hiểu quá khứ và quý trọng quá khứ.

- Việc ứng xử với di sản văn hóa thể hiện thái độ của thế hệ sau đối với lịch sử và văn hóa.

+ Bảo tồn di sản: giữ gìn vệ sinh, bảo vệ nguyên vẹn công trình văn hóa, lịch sử, không làm thất thoát, hư hao,...

+ Nghiêm túc chấp hành những khuyến cáo của nhà nước về tham quan công trình.

+ Trân trọng công trình văn hóa, phát huy, tuyên truyền về vẻ đẹp của công trình văn hóa, lịch sử đến mọi người,…

+ Phục hồi di sản, tái thiết di sản.

+ …

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 484
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm