Viết bài văn phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà (cực hay)
Phân tích Bạn đến chơi nhà có dàn ý
Viết bài văn phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà là một trong những dạng đề thuộc bài viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học lớp 8, viết một bài văn phân tích một bài thơ mà em yêu thích. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến kèm theo bài văn mẫu phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà hay và sâu sắc giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm.
1. Tìm ý phân tích bài thơ “Bạn đến chơi nhà”
* Nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà:
Đây là một bài thơ mộc mạc, giản dị nói về tình bạn thân thiết, khăng khít và trong sáng của tác giả đối với người bạn thân.
* Tình huống trong tác phẩm: đã lâu rồi bạn mới đến chơi nhà nhưng chủ nhà lại không có gì để đãi bạn.
=> Tình huống được tạo ra có tính hài hước, nhà cái gì cũng có sẵn nhưng hóa ra lại chẳng có gì, từ đó cho thấy tình cảnh éo le của tác giả.
* Suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân:
- Đây cũng là bức tranh hiện thực thời buổi lúc bấy giờ, khi nước mất nhà tan, đầy loạn lạc.
- Thể hiện cái tài nghệ đầy hóm hỉnh của một nhà nho thanh bạch của đương thời.
- Bài thơ là bức tranh sáng ngời về tình bạn giữa hai con người tri âm tri kỉ.
- Tình cảm là thứ duy nhất tồn tại mãi. Vật chất tầm thường xung quanh không đáng để so sánh với tình bạn vượt khoảng cách của nhà thơ Nguyễn Khuyến với bạn của mình.
* Các thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu:
+ Nhịp thơ ngắt nhịp 3/4: tạo thanh hưởng nhịp nhàng, khoan thai, chậm rãi như lời chân tình sâu sắc tác giả dành cho người bạn lâu ngày không gặp.
+ Phép đối được sử dụng rất chặt chẽ, cách lặp cấu trúc và các cụm từ, sử dụng nhuần nhuyễn các tính từ, các từ ngữ phủ định…
+ Nhà thơ sử dụng đại từ “ta” với nhiều tầng lớp nghĩa :
Ta (1): chủ nhà – chính là nhà thơ Nguyễn Khuyến
Ta (2): khách – Tức là người bạn lâu ngày không gặp của tác giả
Sử dụng khéo léo quan hệ từ “với” như chiếc cầu nối liền hai đại từ “ta”, qua đó ta thấy được mối quan hệ giữa chủ và khách dường chẳng còn chút khoảng cách nào cả, tình bạn của hại người đã quá gắn bó, thân thiết, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn đến nỗi có thể hòa thành một.
2. Dàn ý phân tích Bạn đến chơi nhà ngắn gọn
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về bài thơ.
2. Thân bài
- Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề của bài thơ.
- Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…);…).
3. Kết bài
Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.
3. Dàn ý phân tích Bạn đến chơi nhà chi tiết
MB:
- Giới thiệu những nét chính về tác giả và tác phẩm:
+ Thưởng thức thơ Nguyễn khuyến ta thường không cảm thấy được niềm vui ở trong đó vì những bài thơ đó thường được viết khi tâm trạng ông rất buồn bã khi chứng kiến cảnh đất nước đau thương, nhiều éo le.
+ Khi đọc Bạn đến chơi nhà dường như ta không còn cảm nhận được nỗi buồn ấy. Bài thơ chính là cảm xúc của Nguyễn Khuyến khi được bạn đến chơi nhà.
- Nêu ý kiến chung về bài thơ:
+ Toàn bộ bài thơ là tâm trạng hồ hởi, vui sướng khôn xiết và ẩn chứa trong đó là tình bạn gắn kết vượt lên trên mọi hoàn cảnh.
TB:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, đề tài, thể thơ:
- Giới thiệu tác giả:
+ Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909. Quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam
+ Thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ.
+ Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
- Khái quát đề tài, thể thơ:
+ Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luậtm là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
+ Bài thơ này lấy cảm hứng từ một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông.
2. Phân tích đặc điểm về nội dung
a. Cảm xúc của tác giả khi bạn đến chơi nhà:
- Mở đầu bài thơ là câu nói giản dị như chính là lời chào của hai người bạn thân sau biết bao nhiêu ngày tháng mới được gặp lại:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
+ Cụm từ “đã bấy lâu” đã vẽ lên khoảng thời gian đã quá lâu rồi mà người bạn kia mới có thời gian đến chơi với nhà thơ. Chính vì lẽ đó khi có bạn đến thăm thì nhà thơ quá đỗi vui mừng.
+ Tác giả đã lựa chọn cách xưng hô rất thân mật- gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gắn bó đồng thời ta cũng nhận thấy thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người.
+ Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách.
=> Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà.
b. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà:
- Những câu thơ tiếp theo gợi lên hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi:
+ Theo như phép tắc thông thường thì khi bạn đến chơi, chủ nhà sẽ phải tiếp đón thật chu đáo để thể hiện tình cảm của mình thế nhưng ở đây nhà thơ lại không có bất cứ thứ gì để thiết đãi bạn của mình: cá thì rất nhiều nhưng ao lại sâu, gà thì không thiếu nhưng vườn lại rộng. Cải, cà, bầu, mướp thì chưa ra cây, chỉ có nụ, vừa rụng rốn rồi thì đương hoa.
+ Nhịp thơ 3/4 tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai.
+ Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định…đã được sử dụng để tạo dựng một hoàn cảnh éo le, đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch
=> Tất cả những gì nhà thơ liệt kê ra nhằm muốn diễn đạt rằng tất cả mọi thứ đều đang ở độ dở dang và chưa đến lúc dùng được.
+ Ngay cả một miếng trầu cũng không hề có. Người đọc hình dung ra rõ hơn sự lúng túng của vị đại quan ngày xưa nay đã trở thành một người nông dân bình thường nơi quê nhà.
+ Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả. Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn
+ Ẩn trong câu chữ của Nguyễn Khuyến chính là sự tự hào trong lối sống thanh bạch của mình.
c. Tình bạn thắm thiết của tác giả:
- Tiếp bạn không có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị mà chỉ cần có một tấm lòng chân thành, một tình bạn thắm thiết là đủ.
- “Ta với ta” nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng, hai người tri kỉ tìm đến nhau.
- Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, chỉ còn lại sự hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn
- Sự gắn bó, gần gũi nhau về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Tất cả những thứ vật chất cao sang như đã bị xoá nhoà. Tình bạn của hai người là thứ quý giá nhất.
3. Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật
- Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng ý thơ lại khá bất ngờ khi không tuân theo cấu trúc đề, thực, luận, kết như ở thơ Đường truyền thống.
- Giọng thơ tự nhiên, giản dị gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân chốn quê nhà nhưng qua đấy nét tài hoa của Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình cũng được bộc lộ rõ nét.
- Cảnh và tình hoà hợp với nhau để tạo nơi bức tranh nơi làng quê đẹp đẽ và đầy mối ân tình. Bài thơ là tấm lòng của nhà thơ nhưng cũng là bức tranh phong cảnh nơi nông thôn bình dị và tràn đầy sức sống.
KB:
- Khẳng định vị trí, ý nghĩa bài thơ:
+ Bạn đến chơi nhà quả là bài thơ hay viết về tình bạn, một thứ tình cảm gắn bó keo sơn.
- Suy nghĩ bản thân: Ta ngưỡng mộ biết bao nhiêu tình bạn cảm động ấy. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn của mình chính là cảnh vật bình dị là lòng người mang đầy sự ấm áp. Món quà đó còn mang nhiều giá trị hơn là những món cao sơn mĩ vị.
+ Bài thơ gợi cho ta những suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của tình bạn chân chính trong cuộc đời.
4. Viết một bài văn phân tích một bài thơ mà em yêu thích Bạn đến chơi nhà
Thưởng thức thơ Nguyễn khuyến ta thường không cảm thấy được niềm vui ở trong đó vì những bài thơ đó thường được viết khi tâm trạng ông rất buồn bã khi chứng kiến cảnh đất nước đau thương, nhiều éo le. Nỗi buồn ấy càng da diết hơn biết bao nhiêu khi ông cáo quan về quê nhà ở ẩn. Nhưng khi đọc Bạn đến chơi nhà dường như ta không còn cảm nhận được nỗi buồn ấy. Bài thơ chính là cảm xúc của Nguyễn Khuyến khi được bạn đến chơi nhà. Toàn bộ bài thơ là tâm trạng hồ hởi, vui sướng khôn xiết và ẩn chứa trong đó là tình bạn gắn kết vượt lên trên mọi hoàn cảnh.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909. Quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam. Thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luậtm là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung. Bài thơ này lấy cảm hứng từ một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông.
Mở đầu bài thơ là câu nói giản dị như chính là lời chào của hai người bạn thân sau biết bao nhiêu ngày tháng mới được gặp lại:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Tuổi già chính là lứa tuổi mà cảm thấy cô đơn nhất nên người ta luôn khao khát có một người bạn để cùng tâm sự, trò chuyện. Cụm từ “đã bấy lâu” đã vẽ lên khoảng thời gian đã quá lâu rồi mà người bạn kia mới có thời gian đến chơi với nhà thơ. Chính vì lẽ đó khi có bạn đến thăm thì nhà thơ quá đỗi vui mừng. Tác giả đã lựa chọn cách xưng hô rất thân mật- gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gắn bó đồng thời ta cũng nhận thấy thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách. Chỉ với một câu thơ ngắn gọn, người đọc đã cảm nhận một cách rõ nét hơn về quan hệ bạn bè bền chặt của hai người. Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà.
Theo như phép tắc thông thường thì khi bạn đến chơi, chủ nhà sẽ phải tiếp đón thật chu đáo để thể hiện tình cảm của mình thế nhưng ở đây nhà thơ lại không có bất cứ thứ gì để thiết đãi bạn.Những câu thơ tiếp theo gợi lên hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Lúc này, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả chợ cho mọi người mua bán cũng ở rất xa nhà. Theo như bề nổi của câu chữ thì Nguyễn Khuyến đang muốn thanh bạch với bạn mình rằng: cá thì rất nhiều nhưng ao lại sâu, gà thì không thiếu nhưng vườn lại rộng. Cải, cà, bầu, mướp thì chưa ra cây, chỉ có nụ, vừa rụng rốn rồi thì đương hoa. Tất cả những gì nhà thơ liệt kê ra nhằm muốn diễn đạt rằng tất cả mọi thứ đều đang ở độ dở dang và chưa đến lúc dùng được. Như vậy, bữa cơm mời khách với đầy đủ thức ăn và cả rau dưa đều không có. Nhịp thơ 3/4 tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai. Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định…đã được sử dụng để tạo dựng một hoàn cảnh éo le, đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.
Tiếp đến, Nguyễn Khuyến lại đưa ra tình huống:
Đầu trò tiếp khách trầu không có
Ông cha ta có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là sự lịch thiệp, là thứ tối thiểu cần có mỗi khi bắt đầu một câu chuyện. Vậy mà giờ đây một miếng trầu cũng không hề có. Đọc đến đây người đọc càng hình dung ra rõ hơn sự lúng túng của vị đại quan ngày xưa nay đã trở thành một người nông dân bình thường nơi quê nhà. Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả. Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn. Bạn biết mình nghèo, lại ở một vùng quê hẻo lánh mà vẫn đến chơi với mình thì điều đó còn gì quý giá hơn. Ẩn trong câu chữ của Nguyễn Khuyến chính là sự tự hào trong lối sống thanh bạch của mình. Tuy nhà thơ nghèo thật nhưng khó có ai có thể đổi được cái nghèo như vậy.
Câu thơ khép lại bài đã nói thật rõ về ý và tình của nhà thơ. Tiếp bạn không có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị mà chỉ cần có một tấm lòng chân thành, một tình bạn thắm thiết là đủ:
Bác đến chơi đây ta với ta
Câu thơ này chính là linh hồn của cả bài thơ. “Ta với ta” nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng, hai người tri kỉ tìm đến nhau. Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, chỉ còn lại sự hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn. Tất cả những lễ nghi bên trên đều trở nên vô nghĩa. Giữa chủ và khách có chung tình cảm thắm thiết mà không thứ vật chất nào có thể so bì được. Ba tiếng “ta với ta” gợi cảm xúc thật vui mừng. Bạn bè xa nhau lâu ngày, nay vượt khoảng cách xa xôi đến thăm nhau thật là đáng quý. Sự gắn bó, gần gũi nhau về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Tất cả những thứ vật chất cao sang như đã bị xoá nhoà. Tình bạn của hai người là thứ quý giá nhất. Ta còn nhớ rằng trong lần khóc người bạn Dương Khuê của mình Nguyễn Khuyến đã viết:
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng ý thơ lại khá bất ngờ khi không tuân theo cấu trúc đề, thực, luận, kết như ở thơ Đường truyền thống. Đây là điều đặc biệt như chính cách mà hai người bạn đến chơi với nhà và trò chuyện với nhau. Giọng thơ tự nhiên, giản dị gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân chốn quê nhà nhưng qua đấy nét tài hoa của Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình cũng được bộc lộ rõ nét. Cảnh và tình hoà hợp với nhau để tạo nơi bức tranh nơi làng quê đẹp đẽ và đầy mối ân tình. Bài thơ là tấm lòng của nhà thơ nhưng cũng là bức tranh phong cảnh nơi nông thôn bình dị và tràn đầy sức sống.
Bạn đến chơi nhà quả là bài thơ hay viết về tình bạn, một thứ tình cảm gắn bó keo sơn. Tâm hồn thanh bạch của hai người bạn đã hoà vào nhau làm một, một lối sống trọng nghĩa trọng tình. Ta ngưỡng mộ biết bao nhiêu tình bạn cảm động ấy. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn của mình chính là cảnh vật bình dị là lòng người mang đầy sự ấm áp. Món quà đó còn mang nhiều giá trị hơn là những món cao sơn mĩ vị. Bài thơ gợi cho ta những suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của tình bạn chân chính trong cuộc đời.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đoạn văn cảm nhận về một trong 3 nhân vật Quang Trung, Hoài Văn, Anh Ba
Tóm tắt các sự kiện trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng (3 mẫu)
So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung
Thực hành tiếng Việt 8 trang 87 tập 2 (chuẩn)
Soạn Viết bài văn kể lại một chuyến đi lớp 8 trang 92 (đầy đủ, chi tiết)
Đọc kết nối chủ điểm Đại Nam quốc sử diễn ca ngắn gọn
Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy trang 88 siêu hay
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Xác định đề tài và nêu nội dung bao quát của văn bản Cây sồi mùa đông
Viết một đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm
Trình bày đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích 1 hiện tượng tự nhiên
Soạn Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích trang 58
Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 tập 2
Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống lớp 8 trang 111