Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 tập 2

Soạn văn 8 tập 2 CTST trang 7 - Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng và có truyền thống yêu nước. Tình yêu ấy cũng được thể hiện qua các áng văn thơ bất hủ như tác phẩm Nam quốc sơn hà. Bài thơ Nam quốc sơn hà hiện nay đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tập 2 Chân trời sáng tạo. Sau đây là mẫu soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 tác giả - tác phẩm

1. Tác giả: không rõ tác giả là ai

- Bài thơ dù chưa rõ tác giả thực sự là ai nhưng qua lời kể lại thì có thể là lời thơ của Lí Thường Kiệt (1019- 1105)

- Ông là một danh tướng lẫy lừng có công đánh thắng quân Tống xâm lăng.

2. Tác phẩm:

a, Hoàn cảnh sáng tác

- Có truyền thuyết rằng năm 1077, quân Tống xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát - hai vị tướng giỏi được tôn là thần sông Như Nguyệt có giọng ngâm bài thơ này.

- Bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.

b, Bố cục: 2 phần:

- Phần 1 (2 câu đầu): Khẳng định chủ quyền lãnh thổ

- Phần 2 (2 câu cuối): Nêu cao quyết tâm chống lại kẻ thù

c, Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

d, Thể thơ

Thất ngôn tứ tuyệt với 4 câu mỗi câu 7 chữ. Các câu 1, 2 và 4 hoặc chỉ có câu 2 và 4 là hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

2. Chuẩn bị đọc văn bản Nam quốc sơn hà

Tìm đọc thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý và trận chiến dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (năm 1077).

Trả lời:

1. Diễn biến:

- Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được.

- Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bắt ngờ đánh vào đồn giặc.

2. Kết quả:

- Quân giặc “Mười phần chết đến năm sáu phần”.

- Quách Quỳ chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.

3. Nguyên nhân - Ý nghĩa:

- Sự ủng hộ tinh thần đoàn kết của quân dân ta

- Tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt

- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.

- Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.

3. Trải nghiệm cùng văn bản Nam quốc sơn hà

Em hiểu thế nào là "thiên thư"?

“thiên thư” tức là sách trời là nói đến thuyết “Nhị thập bát tú” của một số quốc gia Á châu cổ đại, đặc biệt là Trung Hoa. “Nhị thập bát tú” là cách gọi của 28 chòm sao nằm trên bầu trời theo cách chia trong thiên văn học cổ đại. Hay còn có cách hiểu khách là sách trời, là bờ cõi được phân chia theo ý trời.

4. Suy ngẫm và phản hồi bài Nam quốc sơn hà

Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Nam quốc sơn hà là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường?

- Dấu hiệu nhận biết:

+ số câu: 4

+ Số chữ trong 1 câu: 7

Câu 2 trang 8 Văn 8 tập 2 CTST

Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định điều gì? Từ đó, cho biết:

a. Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp trong câu: Nam quốc sơn hà nam đế cư

b. Tác dụnh của việc nói đến "thiên thư" (sách trời) trong câu thơ thứ hai.

Bài giải:

a. Khẳng định nước ta là nước có Vua, có dân chủ, khẳng định chủ quyền của dân tộc cho nên đó là sự thể hiện tự hào của dân tộc. Tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.

b. Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao

- Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn. Phân chia bờ cõi đã có ở sách trời nên không thể nào chiếm đoạt được.

Câu 3 trang 8 Văn 8 tập 2 CTST

Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?

Bài giải:

Ở hai câu cuối, tác giả nói với quân giặc với thái độ căm giận và khinh bỉ hướng về lũ giặc bạo tàn, "nghịch lỗ "- quân mọi rợ làm trái lại với ý trời dám đem quân sang xâm lược nước ta xâm phạm vào

Lời cảnh báo, đe doạ, thách thức, khẳng định sự thất bại thảm hại của lũ giặc nếu chúng cố tình xâm lược nước ta.

Câu 4 trang 8 Văn 8 tập 2 CTST

Xác định bố cục của bài thơ. Cho biết bài thơ làm theo luật bằng hay luật trắc và đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường như thế nào?

Bài giải:

- Bố cục:

Câu 1: Khai – mở vấn đề: Nước Nam là một nước có chủ quyền, có vua.

Câu 2: Thừa – tiếp tục phát triển ý của câu 1: Điều đó được ghi rõ ở sách trời.

Câu 3: Chuyển: hỏi tội kẻ thù.

Câu 4: Hợp – khép lại, khẳng định vấn đề: Chúng bay mà sang xâm lược thì sẽ chịu kết cục thảm hại.

+ Niêm: chữ thứ 2 trong câu một là “trắc” niêm với chữ thứ 2 của câu 4 cũng là “ trắc”, chữ thứ 2 của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ 2 của câu 3 cũng là “bằng”.

+ Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2 và 4 (cư, thư, hư).

+ Đối: Thơ tứ tuyệt không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú.

+ Kết luận: bài thơ tuân thủ quy định về luật, niêm, đối, vần của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc, vần bằng theo luật Đường.

Câu 5 trang 9 Văn 8 tập 2 CTST

Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Bài giải:

Bài thơ là tiếng nói yêu nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta, thể hiện ý chí và sức mạnh Việt Nam. Nam quốc sơn hà là khúc tráng ca chống xâm lăng biểu lộ khí phách và ý chí tự lực tự cường của đất nước và con người Việt Nam. Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.

Câu 6 trang 9 Văn 8 tập 2 CTST

Nam quốc sơn hà thường được xem là một "bản tuyên ngôn đọc lập" bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ "Thần". Hãy phát biểu ý kiến của em về điều này

Bài giải:

Nam quốc sơn hà thường được xem là một "bản tuyên ngôn đọc lập" bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ "Thần", em hoàn toàn đồng ý với hai ý kiến trên vì bài thơ tuy chỉ có bốn câu với 24 chữ, nhưng đã khẳng định được chủ quyền của nước Đại Việt và do vua triều Lý trị vì. Đây là một lẽ tất nhiên, không thể chối cãi, đã được “Sách trời” phân định. Hơn thế nữa, nếu tìm hiểu theo nghĩa gốc Hán tự, thì trong bài “Nam quốc sơn hà”, Lý Thương Kiệt đã đề cao tinh thần tự tôn của một dân tộc độc lập và tư tưởng thoát ly khỏi tư duy nước lớn với tư tưởng bành trướng bá quyền của nhà nước phong kiến Trung Quốc, để khẳng định sự độc lập, tự chủ và bình đẳng về phương diện chính trị. Tư tưởng đó được lột tả qua hai cặp từ “Nam quốc - 南 國” và “Nam đế - 南 帝”. Trong Hán tự, chữ “quốc” là chỉ một nước lớn, không chịu sự phục tùng mà đứng độc lập, ngang hàng với các nước láng giềng, để phân biệt với các nước chư hầu bị lệ thuộc, chi phối bởi nước lớn. Ngược dòng lịch sử, nước Đại Việt từ xa xưa luôn bị Trung Hoa xem là một châu, một quận của họ và họ luôn luôn tìm mọi cách để đồng hoá dân tộc Việt thành bộ phận của Trung Quốc. Tuy nhiên, không chịu khuất phục, trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, người Việt không ngừng đứng lên đấu tranh dành độc lập dân tộc. Đến thời nhà Lý, Lý Thường Kiệt đã dõng dạt tuyên bố với nhà nước phong kiến Trung Quốc về sự độc lập và bình đẳng của Đại Việt trên vũ đài chính trị thông qua việc sử dụng từ “Nam quốc” trong bài thơ của mình. Song hành với chữ “Nam quốc” là “Nam đế”. Nếu đã có “Nam quốc” thì phải có “Nam đế”, đó là tất yếu. Như chúng ta đã biết, thời phong kiến, chỉ có nước lớn mới được xưng “đế”, tức là thiên tử (天子 - con trời), vâng mệnh trời để cai trị thiên hạ, còn các nước chư hầu, nhược tiểu chỉ được thiên tử phong vương hoặc chỉ được xưng vương (王 - vương hoặc 國 王 - quốc vương). Như vậy, có thể thấy, nước Đại Việt thời Lý là một quốc gia độc lập, tự chủ và có quyền tự quyết.

Câu 7 trang 9 Văn 8 tập 2 CTST

Nêu một số dẫn chứng lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chí về độc lập chủ quyền đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Bài giải:

Gợi ý 1

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Gợi ý 2

- Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo: Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc nhằm kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn, tự trọng và ý chí chống giặc ngoại xâm của các tướng sĩ. Mở đầu bài hịch, Trần Quốc Tuấn nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách. Tiếp theo Ngài tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù để khơi dậy lòng căm thù giặc của tướng sĩ. Ngài còn nói lên mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ đồng thời Ngài phân tích phải trái, đúng sai, định hướng hàng ngũ quân sĩ và khẳng định những hành động nên làm.

- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: Đại cáo bình Ngô là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam. Bản cáo này do Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết ngay sau khi dẹp xong quân Minh, cuối năm 1427. Bài cáo là phần tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống xâm lược, trong đó lên án tội ác của quân Minh, kể lại quá trình kháng chiến đầy gian khổ, hi sinh nhưng thắng lợi vẻ vang.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.011
0 Bình luận
Sắp xếp theo