Xác định bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ Chạy giặc

Soạn bài Chạy giặc lớp 8 trang 13 câu 1

Xác định bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ Chạy giặc. Đây là nội dung câu hỏi số 1 trang 13 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Đọc mở rộng theo thể loại Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu. Sau đây là một số gợi ý giúp các em nắm được bố cục, niêm luật của bài Chạy giặc để hoàn thành tốt phần soạn Văn 8 CTST bài Chạy giặc.

Câu 1 trang 13 Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

a. Bố cục: Bốn phần: đề – thực – luận – kết.

+ Đề (câu 1 – 2): giới thiệu tình hình đất nước bị giặc Tây xâm lược.

+ Thực (câu 3 – 4): khắc hoạ chi tiết khung cảnh loạn lạc.

+ Luận (câu 5 – 6): nhìn vấn đề trong một bối cảnh rộng hơn, sâu sắc hơn.

+ Kết (câu 7 – 8): tình cảm yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước.

- Đây là bài thơ thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng:

+ Số câu: 8.

+ Số chữ trong câu: 7.

+ Niêm: Chữ thứ hai câu 1 là “trắc” niêm với chữ thứ hai câu 8 cũng là “trắc”, chữ thứ hai câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ hai câu 3 cũng là “bằng”, chữ thứ hai câu 4 là “trắc” niêm với chữ thứ hai câu 5 cũng là “trắc”, chữ thứ hai câu 6 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 7 cũng là “bằng”.

- Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 (Tây – tay – bay – mây – này).

- Đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

- Nhịp: 2/2/3 ở các câu 1, 3, 4, 5, 6 và nhịp 4/3 ở các câu 2, 7, 8 tạo được cảm xúc dồn dập, biến đổi.

=> Kết luận: Bài thơ tuân thủ quy định về luật, niêm, vần của một bài thơ thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng theo luật Đường.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 457
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm