(Chuẩn) Soạn bài Ôn tập lớp 8 trang 98 tập 2

Hoatieu mời các bạn cùng tham khảo gợi ý soạn bài Ôn tập lớp 8 trang 98 tập 2 hay và chi tiết. Trong bài học này các em sẽ vận dụng những kiến thức mình đã học để trả lời các câu hỏi trang 98 SGK văn 8 tập 2 CTST, từ đó nắm vững hơn các kiến thức đã học về một số yếu tố của truyện lịch sử cũng như nêu được nội dung bao quát của VB, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật.

Trả lời câu hỏi Ôn tập bài 9 Ngữ văn 8 CTST

Trả lời câu hỏi Ôn tập bài 9 Ngữ văn 8 CTST

Câu 1. Nêu và giải thích một số đặc điểm chính của truyện lịch sử.

Truyện lịch sử:

- lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính

- Trong khi kể lại các sự kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức tranh rộng lớn, sinh động về một thời đã qua và mang lại những nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc.

Đặc điểm của truyện lịch sử

- Bối cảnh (thời gian - không gian):

+ gắn với niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm.

- Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính tạo thành một tuyến truyện duy nhất.

- Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện có từ hai chuỗi sư kiện trở lên, gan với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyến truyện, đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau.

- Cốt truyện trong truyện lịch sử: thường sử dụng cốt chuyện đa tuyến.

- Nhân vật trong truyện lịch sử:

+Nhân vật chính thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia. Tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử. + Nhân vật phụ thường do người viết bổ sung, có thể không có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.

+Sự hư cấu: nhà văn sử dụng tri tưởng tượng của mình để tạo ra các chi tiết về ngoại hình, hành vi, tâm lí, lời nói,… của nhân vật chính; tạo ra các nhân vật phụ, cảnh quan, không khí lịch sử bao quanh nhân vật nhằm tái hiện, làm sống dậy các sự kiện, nhân vật trong truyện.

Ngôn ngữ: thường mang đậm sắc thái lịch sử.

Câu 2. Chỉ ra đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện trong các văn bản đã học theo bảng sau (làm vào vở)

Câu 2 trang 98 sgk Ngữ văn 8 Tập 2 CTST

Câu 2 trang 98 sgk Ngữ văn 8 Tập 2 CTST

Câu 3: Chỉ ra một số điểm giống nhau, khác nhau giữa văn bản truyện lịch sử và văn bản thơ kể chuyện lịch sử

Chỉ ra một số điểm giống nhau, khác nhau giữa văn bản truyện lịch sử và văn bản thơ kể chuyện lịch sử

Câu 4. Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến khác nhau như thế nào về đặc điểm và chức năng? Cho ví dụ minh hoạ.

Kiểu câu

Chức năng

Đặc điểm

Câu kể

(Câu trần thuật)

Kể, miêu tả, thông báo, nhận định,...

Thường kết thúc bằng dấu chấm (.).

Câu hỏi

(Câu nghi vấn)

Dùng đế hỏi.

- Sử dụng các từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, vì sao, bao giờ,....

- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?).

Câu cảm

Biểu lộ cảm xúc của người nói (hoặc người viết).

- Sử dụng các từ ngữ cảm thán: ôi, chao, chao ôi, chà, trời,... hoặc các từ chỉ mức độ cùa cảm xúc như: quá, làm, thật,...

- Thường kết thúc bẳng dáu chấm than (!).

Câu khiến

Yêu cầu, đề nghị, ra lệnh,...

- Sử dụng những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đùng, chớ; đi, nào,...

- Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!).

Câu 5. Khi viết một bài văn kể lại một chuyển đi, cần đặc biệt lưu ý những điều gì?

- Nắm vững qui trình viết để thực hành, sử dụng bản kiểm để đánh giá bài của mình.

- Cần sắp xếp sự việc theo trình tự thời gian.

- Thuật lại được diễn biến của chuyến đi với các sự việc quan trọng.

- Tạo được điểm nhấn để tránh kể dàn trải, dài dòng.

- Kết hợp tự nhiên các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Câu 6. Nêu một vài kinh nghiệm rút ra trong việc nắm bắt nội dung chính sau khi nhóm đã trao đổi về một vấn đề lịch sử, xã hội.

Về kĩ năng nghe: Tập trung lắng nghe nội dung trao đổi giữa các thành viên trong nhóm, quan sát nét mặt, cử chỉ, lắng nghe giọng điệu… để nắm bắt được suy nghĩ của học về vấn đề đang trao đổi. Đồng thời nên ghi chép ngắn gọn nhưng đầy đủ những vẫn đề có nhiều ý kiến, những vẫn đề chưa thống nhất; cũng nên ghi nhanh quan điểm của cá nhân sau khi nghe các bạn trình bày.

Về kĩ năng nói: nói đầy đủ, chính xác những vấn đề nhóm đã trao đổi thống nhất, xin ý kiến thêm về những vẫn đề khó, nhóm chưa thống nhất; cần diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu. Sử dụng bảng kiểm để đánh giá bài nói theo yêu cầu cần đạt

Câu 7. Lịch sử dân tộc khi được thể hiện qua các tác phẩm văn học có gì độc đáo, thú vị?

- Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.

- Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.

- Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.

- Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

- Ví dụ: Lễ hội Đền Bà Chúa Kho (người coi giữ lương thực trong thời kì kháng chiến, dạy dân trồng lúa trồng màu) thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Từ đó giúp thế hệ con cháu tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước và có ý thức bảo vệ Tổ quốc để xứng đáng với công lao của các thế hệ cha ông đi trước.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 263
0 Bình luận
Sắp xếp theo