Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên trang 46

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là nội dung bài học trang 46 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo. Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên. Sau đây là một số gợi ý soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên trang 46, mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên CTST

Khái niệm thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là loại văn bản thông tin nhằm giới thiệu những hiểu biết khoa học cơ bản về hiện tượng đó. Nội dung chính của loại văn bản này thường tập trung vào một số thông tin chính như: Đó là hiện tượng gì? Biểu hiện như thế nào? Vì sao có hiện tượng này? Những tác dụng hoặc tác hại của hiện tượng thiên nhiên ấy là gì? Tận dụng hoặc phòng chống, khắc phục tác động của hiện tượng đó như thế nào.

- Nguyên nhân và tác hại trong phần đọc hiểu của bài học này đều là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Để viết được bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, các em cần chú ý:

- Xác định hiện tượng tự nhiên cần giới thiệu, giải thích. Lưu ý chọn những hiện tượng tự nhiên gần gũi với cuộc sống, hấp dẫn và phù hợp với trình độ hiểu biết của lứa tuổi…

- Tìm hiểu về hiện tượng tự nhiên đã xác định thông qua sách, báo, tài liệu khoa học, Internet, đặc biệt, cần vận dụng các hiểu hiết từ những môn học khác như: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí…

- Dựa vào thông tin thu được từ các tài liệu tin cậy, tổng hợp thành bài viết của cá nhân. Những thông tin, số liệu và nội dung dẫn nguyên văn cần ghi rõ nguồn trích và có thể nêu tên các tài liệu đã tham khảo ở cuối văn bản.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Trả lời câu hỏi trang 49 Ngữ văn 8 CTST tập 1

Câu 1. Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần

Bố cục: 3 phần

- Phần mở đầu: Giới thiệu chung về hiện tượng tự nhiên nhật thực và nguyệt thực

- Phần nội dung: Cắt nghĩa, lý giải nhật thực và nguyệt thực, nguyên nhân hình thành, cơ chế hoạt động và tần suất xuất hiện.

- Phần kết thúc: Kết luận lại giá trị của bài thuyết minh

Câu 2. Các đề mục có mối quan hệ như thế nào với nhan đề? Nhận xét về hình thức trình bày nhan đề, các đề mục và tác dụng của chúng

Các đề mục trong bài viết có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Các nhan giúp cho người học hình dung cụ thể về nội dung tri thức của từng phần.

Việc sử dụng nhan đề, đề mục dạng câu hỏi khiến kích thích trí tò mò của người đọc. Ngoài ra việc bôi đậm nhan đề cũng giúp người đọc dễ dàng quan sát và tìm kiếm thông tin.

Câu 3. Tác giả in đậm những từ ngữ nào? Mục đích in đậm là gì?

Các từ ngữ in đậm là:

Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào; Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực diễn ra khi nào; Nhật thực và nguyệt thực diễn ra bao nhiêu lần trong một năm; Nhật thực; Nguyệt thực.

Mục đích: Làm nổi bật nội dung nhan đề, nội dung các đề mục và thông tin chính xoay quanh nhật thực và nguyệt thực.

Câu 4. Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin như thế nào trong bài viết trên? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy? Hiệu quả của cách trình bảy đó là gì?

Cách trình bày: chi tiết, đúng đắn, khách quan.

Căn cứ: ngôn ngữ khi diễn đạt, câu chủ đề luôn xuất hiện đầu đoạn làm nổi bật ý, đề cập trực tiếp đến đối tượng thuyết minh.

Hiệu quả: Cách trình bày logic, khoa học, mang tính khách quan.

Câu 5. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của bài viết

Văn bản sử dụng ngôn từ có tính chính xác, chặt chẽ, sinh động và cô đọng

Câu 6. Bài viết đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Chỉ ra hiệu quả và cách thức trình bày của loại phương tiện ấy trong văn bản

Văn bản đã sử phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh để giúp cho người đọc nhìn nhận nội dung vấn đề trình bày một cách trực quan hơn.

Hướng dẫn quy trình viết trang 49 Ngữ văn 8 tập 1CTST

Trường em tổ chức tuần lễ “Nhà khoa học tương lai” để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Em hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này.

Trong tự nhiên có rất nhiều hiện tượng tự nhiên kì thú. Và một trong số là mưa đá. Vậy mưa đá là gì? Mưa đá có phải hiện tượng thời tiết nguy hiểm?

Mưa đá là gì?

Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.

Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền. và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.

Tại sao có mưa đá và vì sao mưa đá chỉ xuất hiện vào mùa nóng

Mưa đá thường hay hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 4, 5 và 6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10 và 11), Mưa đá được hình thành khi các dòng không khí lên xuống mãnh liệt (hay còn gọi là đối lưu).
Vào mùa nóng ẩm, nắng gay gắt, hàm lượng hơi nước trong không khí rất cao. Khí quyển ở tầng thấp nhận được nhiều nhiệt năng sẽ nóng lên, hình thành cột không khí dưới nóng trên lạnh. Lúc này các dòng không khí lên xuống mãnh liệt làm phát sinh và tạo ra những đám mây vũ tích có khả năng gây mưa đá.

Khi các đám mây gần mặt đất được các luồng không khí bốc lên cao thì phần trên của đám mây thường ở nhiệt độ dưới -20 độ C, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ. Nhưng tầng mây ở dưới thấp hơn, do nhiều nguyên nhân không thể ngưng kết thành băng, lại biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C. Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao sẽ đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây. Ngay sau đó, chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống.

Khi rơi xuống tầng mây thấp, mặt ngoài của băng lại được bao bọc thêm một lớp màng nước, đồng thời lại bị các luồng nước khi mạnh, khi yếu đang không ngừng bốc lên cao tác động vào. Đến lúc này, các luồng khí không thể giữ được các băng ở trên cao và những hạt băng này bị rơi xuống mặt đất, gây ra những trận mưa đá.

Các dạng mưa đá và ảnh hưởng của nó đến con người, vật nuôi và cây trồng

- Mưa đá nhỏ: dưới dạng những hạt băng trong suốt rơi xuống từ đám mây, các hạt hầu như có hình cầu, và đôi khi hình nón, đường kính có thể bằng hoặc lớn hơn 5mm.

- Mưa đá: dưới dạng những hạt nước đá, có thể trong suốt, có thể đục một phần hay tất cả. Cục đá thường hình cầu, hình nón, hoặc không đều. Đường kính từ 5mm đến 50mm. Mưa đá rơi xuống từ đám mây, hoặc rơi rời rạc, hoặc kết thành màn không đều.

Các cục nước đá có trọng lượng khoảng từ 5 gram đến vài ba trăm gram. Vận tốc rơi từ trên cao xuống khá lớn và gia tăng tỉ lệ với kích thước và trọng lượng của cục đá. Tốc độ rơi dao động trong khoảng 30 - 60m/s, cá biệt có thể lên tới 90m/s. Với vận tốc như vậy nên khi rơi xuống mặt đất hay các thảm thực vật, mưa đá đã gây nên những thiệt hại nghiêm trọng.

Như vậy, có thể thấy mưa đá là một hình thái thời tiết khá là nguy hiểm và gây ra những thiệt hại đối với con người. Thông qua văn bản này, hi vọng các bạn đã hiểu rõ hơn mưa đã là gì cũng như nguồn gốc hình thành mưa đá trong tự nhiên.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8

Dưới đây là một số bài văn mẫu thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8 hay và ngắn gọn sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo để lên ý tưởng cho bài làm của mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 7.637
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm