(Chuẩn kiến thức) Thực hành tiếng Việt 8 trang 105 tập 2

Thực hành tiếng Việt bài 10 Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo là nội dung bài học trang 105 SGK. Thông qua bài học này các em sẽ nhận biết được sắc thái nghĩa của từ ngữ và vận dụng vào việc lựa chọn từ ngữ, vận dụng kiến thức về sắc thái nghĩa của từ để làm các bài tập và trong nói và viết. Sau đây là mẫu soạn bài Thực hành tiếng Việt 8 trang 105 tập 2, mời các em cùng tham khảo.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt 8 trang 105 tập 2

Ngữ văn lớp 8 trang 105 tập 2

Câu 1 trang 105 SGK văn 8 tập 2 CTST

Nhận xét về sắc thái nghĩa của từ ngữ in đậm trong trường hợp sau:

a. Có lúc vểnh râu vai phụ lão,

Cũng khi lên mặt dáng văn thân.

(Trần Tế Xương. Tự trào I)

b. Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi,

Này của Xuân Hương đã quệt rồi.

(Hồ Xuân Hương. Mời trầu)

c. Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.

(Nguyễn Khuyến, Tiến sĩ giấy)

Bài giải:

a.

“Vểnh râu”: vốn là từ ngữ chỉ ý “nhàn nhã” với cảm xúc bông đùa hoặc chê trách.

“Lên mặt”: vốn là từ ngữ xấu, nghĩa dùng chỉ ý “tỏ ra kiêu căng, coi thường người khác”.

=> Thể hiện cảm xúc tự châm biếm, tự chế giễu mình của Trần Tế Xương

b. “Quệt”: thể hiện thái độ tự tin, mạnh mẽ và có phần bông đùa, giễu cợt của Hồ Xuân Hương khi mời trầu

c. “Bảnh choẹ”: thể hiện thái độ giễu cợt, coi khinh của Nguyễn Khuyến dành cho những “tiến sĩ giấy

Câu 2 trang 105 SGK văn 8 tập 2 CTST

Có thể thay từ "bác" bằng từ "bạn" trong câu thơ sau không? Vì sao?

Bài giải:

- “Bác” là từ mà những người bạn lớn tuổi dùng để gọi nhau với sắc thái vừa kính trọng vừa thân mật.

- Câu thơ thể hiện cách xưng hô giữa những người bạn đã có tuổi; thể hiện được tình cảm sâu sắc, chân thành mà Nguyễn Khuyến dành cho người bạn
của mình.

-> Nếu thay từ “bác” bằng từ “bạn”, câu thơ sẽ không giữ được sắc thái nghĩa như ban đầu nữa

Câu 3 trang 105 SGK văn 8 tập 2 CTST

Cho câu thơ sau:

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo

Theo em, có thể thay từ "nagng" bằng từ "lên" không? Vì sao?

Bài giải:

Không thể thay từ “ngang” bằng từ “lên” vì “trông ngang” mới bộc lộ được thái độ coi thường, giễu cợt của Hồ Xuân Hương khi đến đền Sầm Nghi Đống ;

(Bởi thông thường khi viếng đền, người ta có thái độ tôn kính đối với vị thần được thờ, nhưng Sầm Nghi Đống là tướng xâm lược bại trận nên không đáng được người đời dành cho thái độ đó)

Câu 4 trang 105 SGK văn 8 tập 2 CTST

Thay từ "cheo leo" trong câu thơ sau bằng một hoặc một từ có nghĩa tương tự. Từ đó, chỉ ra cái hay trong việc sử dụng từ ngữ của Hồ Xuân Hương.

Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo

Bài giải:

- Nghĩa của từ “cheo leo”: cao và
không có chỗ bấu víu, gây cảm giác nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã.

- Thay thế từ “cheo leo” trong câu thơ bằng một hoặc một số từ có nghĩa tương tự như: cao ngất, cao vút, ngất ngưởng, chênh vênh

- Có thể thay thế từ “cheo leo” bằng từ “chênh vênh” vì cả hai từ đều có nghĩa cơ bản là “cao và không có chỗ bấu víu, gây cảm giác nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã”.

- Nhưng từ “cheo leo” ngoài việc vần với từ “treo” theo luật của thơ tứ tuyệt thì còn gợi ra sắc thái giễu cợt rõ ràng hơn: đền có thế đứng không uy nghi, không vững vàng, lại heo hút.

=> Việc thay thế là không phù hợp bởi làm mất đi nét nghĩa trong câu thơ, không phản ánh đúng suy nghĩ, thái độ của tác giả, việc chọn lựa và sử dụng từ ngữ cho chúng ta thấy cái hay trong sử dụng từ ngữ của Hồ Xuân Hương.

Câu 5 trang 105 SGK văn 8 tập 2 CTST

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy:

Sống lâu lâu để làm gì nhỉ?

Lâu để mà xem cuộc chuyển vần

Bài giải:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Câu hỏi tu từ “Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?”

- Tác dụng: Việc sử dụng câu hỏi tu từ giúp tăng sắc thái biểu cảm cho việc diễn đạt, thể hiện thái độ tự trào của tác giả trước cuộc đời, là bức chân dung tự họa chính mình. Đặc biệt, đó còn là những sự đổi thay, biến chuyển của đời sống xã hội lúc bấy giờ.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 44
0 Bình luận
Sắp xếp theo