Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu viễn dương

Đi cấp cứu trên tàu viễn dương là nội dung bài Đọc kết nối chủ điểm trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo. Đi cấp cứu trên tàu viễn dương là một đoạn trích phê phán những thói hư tật xấu của con người đặc biệt là “bệnh sĩ diện”. Sau đây là mẫu soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Đi cấp cứu trên tàu viễn dương lớp 8 CTST, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tóm tắt văn bản Đi cấp cứu trên tàu viễn dương

Ông Toàn Nha, chủ tịch xã kiêm chủ nhiệm hợp tác xã Cà Hạ, vì hảo danh mà phát động một cuộc “thay trời đổi đất, sắp đặt giang sơn”, mong biến xã nhà thành một biểu tượng của phong trào đổi mới nông thôn, mặc dù về trình độ văn hoả, ông mới chỉ “học hết lớp 4”. Với sự tham mưu của thư kí Văn Siêu, ông cho tiến hành một loạt “cải cách” như: đổi tên xã (xã “Cà Hạ” thành xã “Hùng Tâm”); đổi tên các phòng, ban dưới quyền mình thành các “Trung tâm …”; lấy sản xuất pháo nổ, thu mua lông vịt xuất khẩu,… làm trọng điểm phát triển kinh tế xã; coi trọng việc bảo cáo, tuyên truyền về thành tích trong các hội nghị, lễ tổng kết hơn phát triển thực lực của địa phương. Hưng, một anh thợ lái tàu đường sông, người yêu của cô Nhàn, con gái ông Toàn Nha, có chuyển về quê đúng dịp ở địa phương tổ chức lễ tổng kết phong trào đổi mới do ông Toàn Nha chủ trì. Theo lời khuyên của người chủ, anh bất đắc dĩ phải nói dối mình là một thuyền trưởng tàu viễn dương để xuất hiện như một khách mời làm sang cho buổi lễ, nhằm mong được ông Toàn Nha chấp nhận là con rể.

Nhưng vì tự trọng, Hưng bỏ dở “vai diễn”, định lái tàu bỏ trốn. Một vụ cháy nổ lớn xảy ra tại trụ sở Uỷ ban xã, do thuốc pháo không được bảo quản đúng cách, gây nên cảnh náo loạn. Bị bỏng nặng, phải đi cấp cứu bằng đường sông trên chiếc tàu chở phân đạm của Hưng, ông Toàn Nha vẫn mơ màng, hãnh diện rằng ông đang được chở đi trên chuyển “tàu viễn dương” (tàu đi lại trên các vùng biển xa) do chàng rể tương lai – một vị thuyền trưởng dạn dày với hành trình trên các đại dương – điều khiển. Phần văn bản trong bài này được trích ở cảnh cuối của vở kịch.

2. Hướng dẫn đọc văn bản Đi cấp cứu trên tàu viễn dương

Câu 1: Theo em, giữa người coi trọng " sĩ diện" với người mắc " bệnh sĩ" có gì khác nhau? Văn bản trên (và đoạn tóm tắt vở kịch Bệnh sĩ" cho thấy nhân vật nào hiện thân đầy đủ cho người mắc" bệnh sĩ"? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến.

Bài giải:

Theo em người coi trọng"sĩ diện" với người mắc "bệnh sĩ" có gì khác nhau? Về hành động, người coi trọng sĩ diện sẽ làm mọi việc để bảo vệ lòng tự trọng của bản thân còn người mắc bệnh sĩ diện sẽ làm mọi việc để thể hiện bản thân. Văn bản trên (và đoạn tóm tắt vở kịch Bệnh sĩ" cho thấy nhân vật Ông Toàn Nha hiện thân đầy đủ cho người mắc"bệnh sĩ". Bởi ông vì háo danh mà phát động cuộc thay trời đổi đất dù ông học hết lớp 4, cho người đóng giả thuyền trưởng tàu viễn dương.....Ông làm mọi việc để có thể thể hiện bản thân, nâng cao tên tuổi của mình mà bất chấp làm giả, thậm chí có thể hại người khác.

Câu 2: Điều gì khiến ông Toàn Nha nghĩ rằng ông đang được chở đi cấp cứu trên một con tàu viễn dương, mặc dù trên thực tế đó chỉ là chiếc tàu chở phân đạm cho địa phương?

Bài giải:

Vì ông háo danh nên bảo anh Hưng giả làm thuyền trưởng tàu viễn dương. Vì bệnh sĩ của mình mà đến khi đi cấp cứu ông vẫn nghĩ rằng ông đang được chở đi cấp cứu trên một con tàu viễn dương, mặc dù trên thực tế đó chỉ là chiếc tàu chở phân đạm cho địa phương

Câu 3: Nêu một số ví dụ trong văn bản về lời đối thoại và lời chỉ dẫn sân khấu.

Bài giải:

Lời đối thoại là lời in thẳng, còn lời chỉ dẫn sân khấu là lời in nghiêng trong ngoặc đơn.

- Cá lửa nữa, phải dập mau... ta phải về đấy! Nào, Nhàn!

(Có mấy người định chạy đi thì có tiếng huyên náo)

- Ở đấy đã! Đã có người dập lửa! Cứu người cần hơn! Các anh ở đây đã! Cứu người! Cấp cứu!

(Anh Văn Sửu cùng ông Độp, ông Thình khiêng một cái cáng trên đó ông Toàn Nha nằm bất tỉnh, áo quần tơi tả, lấm lem khói pháo, người nhiều vết bỏng, tay, măt đen sì...) .......

Câu 4: Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột giữa một trong các nhóm nhân vật sau: giữa Tiến, Hưng và Xoan, Nhàn; giữa Hưng và Nhàn.

Bài giải:

Hành động làm nảy sinh xung đột giữa Hưng với Nhàn: Hưng nói dối Nhàn về thân phận lái con tàu chở phân đạm.

Hành động giải quyết xung đột: Hưng nói sự thật cho Nhàn biết

Câu 5: Phân tích một số thủ pháp trào phúng trong văn bản.

Bài giải:

Nhà văn đã xây dựng tình huống xung đột giữa các nhân vật để tô đậm lên tác hại của sự giả dối. Như Hưng nói dối Nhàn nhưng Nhàn lại biết sự thật; Ông Nha bị bỏng nhưng khi tỉnh dậy vẫn nghĩ mình đang ở trên tàu viễn dương....

Nhà văn sử dụng từ ngữ mang tính mỉa mai: Hảo danh sĩ, cứ phải viễn dương cơ, biển cơ. Không có cái hảo danh của các vị thì làm gì có việc gì rắc rối....

Nhà văn sử dụng câu từ mỉa mai, lối nói châm biếm và xây dựng các tình huống truyện xung đột để khắc họa rõ nét tính cách các nhân vật từ đó châm biếm thói sống hảo danh, mắc bệnh sĩ để rồi hại đến bản thân mà vẫn không biết sai.

Câu 6: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên là hài kịch?

Bài giải:

Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên là hài kịch: văn bản có bố cục các phần rõ ràng, có sự phân chia nhân vật tách biệt, có các lời kể, hướng dẫn sân khâu cũng như sử dụng câu từ, xây dựng tình huống truyện thể hiện sự mỉa mai, châm biếm rõ nét của tác giả.

Câu 7: Cùng các bạn trong nhóm phân vai, diễn xuất hoặc đọc diễn cảm một cảnh trong văn bản trên.

Bài giải: Học sinh tự thực hiện.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 85
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm