Soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ lớp 8 ngắn gọn

Văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ là bài học mở đầu của bài 8 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo. Đây là một văn bản thuyết minh kết hợp biểu cảm, tự sự, nghị luận của tác giả Trần Mạnh Cường về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Sau đây là gợi ý soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ trang 46 hay và ngắn gọn giúp các em chuẩn bị nội dung bài học tốt hơn.

Soạn Chuyến du hành về tuổi thơ

1. Chuẩn bị đọc Chuyến du hành về tuổi thơ

Tìm đọc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh và chia sẻ với bạn những cảm nhận của em về tác phẩm này.

Trả lời

Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm về đề tài tuổi thơ. Tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác nhiều khía cạnh khác nhau trong văn chương ở câu chuyện về thế giới trẻ thơ, giúp gợi nhớ lại những kí ức đẹp mà chúng ta đã từng trải qua. Cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” chỉ vỏn vẹn 12 chương ngắn ngủi nhưng đã vẽ lên cả một thế giới tràn ngập những kí ức tuổi thơ của mỗi người chúng ta. Có thể nói, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một khúc nhạc dịu êm đưa chúng ta trở về với quá khứ nơi có những kí ức rất đẹp đẽ, hồn nhiên trong sáng và đáng để được trân trọng.

2. Trải nghiệm cùng văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ

Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn 2

Nội dung chính của đoạn 2 là những kỉ niệm đã ùa về trong trí nhớ của Mùi, Mùi nhớ về những ngày còn bé của mình cùng các bạn

Câu 2: Mục đích của tác giả ở đoạn văn này là gì?

Đoạn văn này tác giả muốn nói đến những trò chơi và những phi vụ nghich của những đứa trẻ với người lớn để nhắc lại những trò chơi kỉ niệm của các đứa trẻ.

3. Suy ngẫm và phản hồi Chuyến du hành về tuổi thơ

Câu 1: Văn bản gồm mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần.

Văn bản gồm có 3 phần

Phần 1: Giới thiệu về tác phẩm Cho tôi một vé về tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, kể về lời tự thuật của MÚi bé và Múi lớn về một thế giới đầy mầu sắc mơ ước của cậu bé và các bạn. Ở nơi đó không có nỗi buồn, không bị cha mẹ mắng, nỗi lo thường trực về vật chất,.....

Phần 2: Tác giả nói về sự nhàm chán của cuộc sống, tất cả mọi thoái quen, công việc cứ lặp đi lặp lại, không còn sự yêu thích, phân khởi. Vì vậy cũng bé đã bày ra những trò vui thích thú của bản thân để tạo nên những câu chuyện, phiên tòa "xét xử" tội danh người lớn.

Phần 3: Kết luận về tác phẩm Cho tôi một vé đi tuổi thơ đã chia sẻ câu chuyện và thông qua câu chuyện của cậu bé để chiêm nghiệm về hành trình trưởng thành của mỗi con người.

Câu 2: Nội dung chính của văn bản này là gì? Nội dung đó thể hiện qua những chi tiết nào?

Nội dung chính của văn bản là những dòng hồi tưởng của Mùi và những người bạn về trò chơi nghịch ngợm của cậu bé về tuổi thơ.

Chi tiết: Một ngày chợt nhận ra thấy cuộc sống thật buồn chán và tẻ nhạt.....Cậu bé quyết định lấp đầy những ngày tháng buồn tẻ nằng những "phi vụ" nghịch ngợm mà cũng hết sức đáng yêu. Bắt đầu trò chơi giả bộ làm phụ huynh rồi đặt tên đồ vặt bằng tên gọi không liên quan..."xét xử" tội danh người lớn.

Câu 3: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong sa-pô và các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 của văn bản, phân tích tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung của đoạn.

Phương thức biểu đạt trong sapo là biểu cảm

+ Phương thức biểu đạt Đ1: thuyết minh kết hợp nghị luận.

-> Cung cấp thông tin về tác giả, tác phẩm, kết hợp thể hiện nhận xét của người viết.

+ Phương thức biểu đạt Đ2: thuyết minh kết hợp nghị luận.

-> Giới thiệu nội dung kết hợp nhận xét về câu chuyện.

+ Phương thức biểu đạt Đ3: tự sự kết hợp nghị luận -> Thuật lại nội dung câu chuyện kết hợp bàn luận.

+ Phương thức biểu đạt Đ4: nghị luận kết hợp biểu cảm -> Thể hiện đánh giá, cảm xúc của người viết

+ Phương thức biểu đạt Đ5: nghị luận -> Nhận xét về giá trị của tác phẩm.

Câu 4: Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vẻ đi tuổi thơ và chỉ ra mục đích của việc sử dụng những từ ngữ ấy.

Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vẻ đi tuổi thơ là: chiếc vé quý giá, bồi hồi, đắm mình trong dòng suối mát, ngọt ngào, vui sướng, ngỡ ngàng, lắng đọng, chiêm nghiệm

Mục đích sử dụng những từ ngữ trên để thể hiện sự yêu thích và ngạc nhiên của tác giả khi đọc tác phẩm giúp bản thân trở về với những năm tháng quê hương hồi tưởng lại những năm tháng đã qua.

Câu 5: Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.

Cách đặt nhan đề của tác giả đã giúp người đọc hình dung được nội dung và chủ đề của tác phẩm hướng tới là câu chuyện về tuổi thơ đồng thời tạo sự tò mò cho người đọc khi đặt là chuyến du hành thay vì đặt cái tên khác càng thúc đẩy bản thân người đọc tìm hiểu và chiêm nghiệm về những chia sẻ của tác giả về tuổi thơ

Câu 6: Mục đích viết của văn bản này là gì? Cách bố cục và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản đã thể hiện được mục đích đó như thế nào?

Mục đích của văn bản này là kể về câu chuyện tuổi thơ của nhân vật của cậu bé Mùi bé và Mùi lớn trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh.

Cách bố cục và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản đã thể hiện được sự chiêm nghiệm và hồi ức về tuổi thơ giúp người đọc dễ thấu hiểu, đồng thời truyền đạt cảm xúc tới người đọc dễ dàng hơn.

Câu 7. Dựa vào nội dung văn bản và cảm nhận của em về cuốn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, hãy thiết kế một áp phích để giới thiệu cuốn sách này với bạn bè.

Dựa vào nội dung văn bản và cảm nhận của em về cuốn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, hãy thiết kế một áp phích để giới thiệu cuốn sách này với bạn bè.

Soạn văn 8 CTST Chuyến du hành về tuổi thơ

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 491
0 Bình luận
Sắp xếp theo