Soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng trang 77

Soạn Văn 8 bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Viên tướng trẻ và con ngựa trắng là một đoạn trích từ tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng kể về người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn Hoài Văn Hầu. Đoạn trích Viên tướng trẻ và con ngựa trắng hiện được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo. Sau đây là gợi ý soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng trang 77 hay và ngắn gọn giúp các em chuẩn bị bài tốt nhất trước khi học.

Soạn Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

1. Chuẩn bị đọc bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Trong Đại Nam quốc sử diễn ra có hai câu lục bát ca ngợi một nhân vật lịch sử thời nhà Trần:

...tuổi trẻ chí cao

Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công

Em biết nhân vật ấy là ai, có công trạng gì mà được tôn ving như vậy không? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp?

Trả lời

Nhân vật đó là Trần Quốc Toản

Trần Quốc Toản (1267- 1285) thuộc dõng dõi vua Trần. Cha mất sớm, ông ở với mẹ và được chú là Chiêu Thành Vương dạy dỗ chu đáo. Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu võ nghệ và lòng quả cảm hơn người, rất ham đọc sách quân sự và có chí lớn. Ông được phong tước Hoài Văn Hầu khi mới 15 tuổi.

Năm 1282, vua Trần Nhân Tông tổ chức Hội nghị quân sự cấp cao gồm các Vương hầu và tướng lĩnh tại bến Bình Than để bàn kế sách chống giặc Mông - Nguyên. Vì còn ít tuổi nên Trần Quốc Toản không được tham dự Hội nghị để bàn việc quân. Hổ thẹn, uất ức, Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết. Không nản lòng, ông đã tập hợp những người thân thuộc và trai tráng trong vùng thành đạo quân hơn 1000 người tự sắm sửa vũ khí, chiến thuyền và cùng nhau ngày đêm luyện võ, tập trận chờ thời cơ đánh giặc. Đội quân trẻ tuổi của Trần Quốc Toản giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, đền ơn vua).

Tiếng vang của Trần Quốc Toản và lá cờ thêu sáu chữ vàng được lan truyền khắp mọi nơi. Hưng Đạo Vương khen ngợi và cho Trần Quốc Toản đem quân đến tham gia cuộc duyệt binh lớn ở Thăng Long.

2. Trải nghiệm cùng văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Câu 1: Em hình dung thế nào về đoàn quân của Hoài Văn?

Đoàn quân của Hoài Văn là là đoàn quân hùng mạnh, chiến đâu vì chính nghĩa nên được bà con vô cùng quý mến.

Câu 2: Theo dõi và tóm tắt trận đánh của liên quân Hoài Văn - Thế Lộc

Đây là trận đánh cho thấy tài trí hơn người của Trần Quốc Toản, tính cách cương trực, mạnh mẽ, thẳng thắn đã kết nghĩa thêm được người tài là Thế Lộc. Dù tương quan lực lượng giữa ta và địch khá lớn nhưng nhờ sự chỉ huy, kế sách tài tình mà bọn giặc đã bị mắc mưu, dẫn đến thất bại thảm hại.

Câu 3: Từ chương XI đến chương XII -XIII, tuyến truyện có gì thay đổi?

Từ chương XI đến chương XII -XIII, tuyến truyện thay đổi sang gia đoạn truyện mới, kết thúc trận đánh của Thế Lộc và Hoài Văn tuyến truyện chuyển sang câu chuyện của Chiêu Thành Vương đi đánh đuổi Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc kẻ đầu hàng quân Nguyên.

Câu 4: Đội quân nào sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương?

Đội quân Hoài Văn Hầu và Thế Lộc sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương

Câu 5: Em hiểu thêm điều gì về nhân vật Hoài Văn qua câu nói này?

Hoài Văn là một người chú trọng nghĩa khí, dám nghĩ dám làm và chính chú ruột của Hoài Văn cũng không nghĩ rằng anh sẵn sàng sả thân cứu ông trong hoạn nạn để thấy anh là một người trọng tình nghĩa và chiến đâu về chính nghĩa bảo vệ đất nước, đánh tan quân giặc.

3. Trả lời câu hỏi bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng trang 84, 85

Câu 1: Tóm tắt các sự kiện trong văn bản trên và cho biết các sự kiện được kể theo mấy tuyến. Đó là những tuyến nào?

Các sự kiện trong văn bản được kể theo hai tuyến:

Tuyến Hoài Văn Hầu – Thế Lộc:

– Hoài Văn Hầu chiêu mộ binh sĩ, dựng cờ “Phá cường địch báo hoàng ân”, cùng 600 chàng trai trẻ tìm giặc Nguyên mà đánh.

– Hai đội quân của Hoài Văn Hầu và Thế Lộc gặp nhau ở vùng rừng núi hiểm trở.

– Hai đội quân kết hợp với nhau, áp dụng những kế sách đánh quân Nguyên và lập nên một số chiến công oanh liệt.

Tuyến Chiêu Thành Vương:

– Chiêu Thành Vương và cuộc truy bắt Trần Ích Tắc.

– Chiêu Thành Vương lâm trận bị trọng thương, lâm vào tình thế phải liều thân, cảm tử. – Toán quân lạ tiếp ứng.

– Hai chú cháu nhận ra nhau; Chiêu Thành Vương được chữa lành vết thương Hoài Văn Hầu chia tay Thế Lộc, hội quân với các cánh quân của triều đình chuẩn bị cho trận đánh lớn.

Câu 2: Xác định nội dung bao quát của văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại truyện lịch sử.

Nội dung bao quát của văn bản nói về vị tướng trẻ Hoài Văn Hầu một vị anh hùng anh dũng hiên ngang chiến đấu với quân giặc bảo vệ đất nước trước quân giặc. Đồng thời Hoài Văn Hầu là một người anh hùng chính chực căm ghét những người phản quốc đầu hàng theo giặc đều sẽ bị chém đầu. Nên khi thấu Chiêu Vương Thành đánh đuổi quân giặc phản nước theo giặc không suy nghĩ nhiều về lợi ích hay mệnh lệnh được giao sẵn sàng ứng cứu những trận chiến vì đất nước vì nhân dân.

Em nhận biết được đây là thể loại truyện lịch sử vì có dấu mốc thời gian và các sự kiện trong quá khứ về các trận đánh.

Câu 3: Nêu những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu

Can đảm, dũng cảm, hiên ngang, quyết đoán yêu nước đặc biệt căm ghét quân giặc, sẵn sàng chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm và quân phản nước.

Câu 4: Theo em, sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Hoài Văn Hầu?

Sự xuất hiện của các nhân vật có tác dụng thể hiện tính tình và lòng yêu nước, nhân cách của Hoài Văn Hầu. Ta có thể thấy được nhiều mặt tính cách của nhân vật xem xét nó một cách toàn vẹn.

Câu 5: Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?

Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ có tác dụng thể hiện chủ đề của văn bản bởi hình ảnh người tướng trẻ cùng đoàn quân anh dung tràn đầy nhựa sống cùng với con ngựa, lá cờ luôn kề bên mỗi lần phất cao ngọn cờ, tiếng ngựa hí là một lần đoàn quân trẻ dành được thắng lợi.

Câu 6: Nhận xét về nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả (lưu ý cách sử dụng ngôi kể, cách quan sát, miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử; cách dùng lời người kể chuyện, lời của nhân vật;...)

Ngôi kể sử dụng ngôi kể thứ 3 để kể câu chuyện chân thật, mang đến nhiều góc nhìn toàn diện về nhân vật.

Cách quan sát và miêu tả: tinh tế, kĩ lưỡng tái hiện nhân vật toàn cảnh trận đấu và nhân vật diễn ra trong trận chiến.

Tái hiện bối cảnh lịch chân thật cùng ngôn từ sắc lạnh, quả quyết, ngắn ngọn, súc tính

Ta có thể thấy được qua ngòi bút tinh tế, tác giả khéo léo tái hiện nhân vật và trận đấu toàn vẹn đầy khí thế, khơi ngợi một truyền thống hào hùng đánh và giữa nước của dân tộc ta

Câu 7: Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên có những điểm trong đồng và khác biệt nào so với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca?

Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca là hình ảnh quả quyết, gan dạ yêu nước được thể hiện rõ ràng chân thật thông qua các chi tiết để lột tả con người cũng như ý chí đánh giặc và miêu tả trận chiến, mưu lược của của Hoài Văn Hầu nhưng trong Đại Nam quốc sử diễn ca hình ảnh anh hùng hiện lên hào hùng tuy nhiên không được toàn vẹn và đanh thép thông qua lời thoại để thấy được cốt canh cũng như tính cách thông qua lời nói một phần.

Hai tác phẩm đều thể hiện toàn vẹn anh hùng nhưng ở hai mặt khác nhau để vẽ lên hình ảnh của anh hùng lịch sử.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 286
0 Bình luận
Sắp xếp theo