Top 2 Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức 2024 (Có đáp án)

Tải về

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây bao gồm ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 KNTT, đề thi học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức có gợi ý đáp án chi tiết sẽ giúp các em học sinh nắm được kiến thức trọng tâm ôn tập thi học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 KNTT cũng như cấu trúc đề thi cuối kì 2 Lịch sử Địa lí lớp 8.

Bộ đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 KNTT 2024

1. Nội dung bộ đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 KNTT 2024

STTNội dungMa trậnBản đặc tảĐáp án
Đề 1

Trắc nghiệm: 16 câu (4 điểm)

Tự luận: 4 câu (6 điểm)

Đề 2

Trắc nghiệm: 16 câu (4 điểm)

Tự luận: 4 câu (6 điểm)

Để xem toàn bộ nội dung chi tiết 2 đề thi học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 sách Kết nối tri thức có đáp án cùng với ma trận và bản đặc tả, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

2. Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 KNTT - đề 1

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Địa lí

1

Thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam

Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng

1

1

5%

0,5

Ba nhóm đất chính

1

1

5%

0,5

Tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

1

10%

1

2

Biển đảo Việt Nam

Khái quát về phạm vi biển đông

1

2,5%

0,25

Các vùng biển của Việt Nam ở biển đông

3

7,5%

0,75

Môi trường biển đảo Việt Nam

1/2

1/2

20%

2

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

5

Phân môn Lịch sử

1

Việt nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn ( nữa đầu thế kỉ XIX)

1

2,5%

0,25

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1884

1

1/2

1/2

17,5%

1,75

Phong trào chống Pháp từ năm 1885 đến 1896

1

1

1/2

1

1/2

22,5%

2,25

Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1917

1

1

1

7,5%

0,75

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

5

Tổng hợp chung

40%

30%

20%

10%

100%

10

3. Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 sách mới Kết nối tri thức - đề 1

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 8

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Phân môn Địa lí

Câu 1. Đâu là biểu hiện của thoái hóa đất?

A. Đất trở nên giàu dinh dưỡng.

B. Nguy cơ hoang mạc hóa giảm.

C. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng.

D. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng giảm.

Câu 2. Ở nước ta lớp vỏ phân hóa của thổ nhưỡng rất dày do:

A. địa hình dốc.

B. đá mẹ dễ phân hóa.

C. thời gian hình thành lâu.

D. nằm trong khu vực nhiệt đới.

Câu 3. Quan sát hình 9.3, hãy cho biết nhóm đất feralit phân bố chủ yếu ở:

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 KNTT

A. Tây Nguyên.

B. đồng bằng Nam Bộ.

C. đồng bằng Bắc Bộ.

D. các tỉnh trung du và miền núi.

Câu 4. Nhóm đất feralit có màu đỏ vàng do:

A. chịu tác động của con người.

B. lớp phân hóa dày, thoáng khí.

C. đất phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp.

D. chứa nhiều ôxít sắt và ôxít nhôm.

Câu 5. Quan sát hình 11.4, cho biết nước nào dưới đây không chung Biển Đông với Việt Nam?

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 KNTT

A. Thái Lan.

B. Hàn Quốc.

C. Ma-lay-xia.

D. Cam-pu-chia.

Câu 6. Mốc 0 - để xác định đường cơ sở nằm ở đâu?

A. Đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.

B. Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.

C. Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau.

D. Ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia.

Câu 7. Đâu không phải đặc điểm của biển Đông?

A. Biển lớn thứ 3 thế giới.

B. Lớn thứ 1 ở Thái Bình Dương.

C. Biển Đông là một biển nửa kín.

D. Nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương.

Câu 8.

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 KNTT

Căn cứ vào lược đồ trên, em hãy cho biết có bao nhiêu điểm đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ?

A. 20 điểm đường.

B. 21 điểm đường.

C. 22 điểm đường.

D. 23 điểm đường.

Phân môn Lịch sử

Câu 9. Ai là người lập ra triều Nguyễn?

A. Nguyễn Ánh

B. Nguyễn Huệ.

C. Quang Trung

D. Nguyễn Nhạc.

Câu 10. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

A. Kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh”.

B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế

C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.

D. Chiếm Đà Nẵng, khống chế cả miền Trung.

Câu 11. Cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương là:

A. Khởi nghĩa Ba Đình.

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

C. Khởi nghĩa Hương Khê.

D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh

Câu 12. Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình như thế nào?

A. Gia đình trí thức yêu nước.

B. Gia đình nông dân nghèo yêu nước

C. Gia đình công nhân nghèo yêu nước

D. Gia đình địa chủ yêu nước.

Câu 13. Tại sao phong trào nông dân Yên Thế bị thất bại?

A. Phạm vi hoạt động bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.

B. So sánh lực lượng chênh lệch, bị thực dân Pháp và phong kiến cấu kết và đàn áp.

C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.

D. Hoàng Hoa Thám đầu hàng triều đình.

Câu 14. Giải thích vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước mà Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX đã chọn ?

A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng

B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản

C. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của chế độ phong kiến

D. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của con đường đó.

Câu 15. Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình ?

A. Đều thực hiện chủ trương dùng bao lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.

B. Đều noi gương Nhật Bản để tự cường.

C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.

D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 16. Điều gì chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là đúng đắn?

A. Nhân dân các tỉnh Nam Kì tích cực kháng chiến.

B. Nhân dân ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì tích cực chống Pháp.

C. Nhân dân cả nước luôn nêu cao tinh thần kháng chiến chống Pháp.

D. Ngay từ đầu khi Pháp xâm lược, quân dân ta đã anh dũng chống trả.

B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Phân môn Địa lí

Câu 1. (1 điểm). Hãy chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Câu 2. (2 điểm) Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam. Bản thân em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo?

Phân môn Lịch sử

Câu 3. (1,5 điểm). Trình bày những diễn biến chính của chiến sự ở Đà Nẵng 1858. Nêu dẫn chứng quân Pháp bước đầu thất bại ở Đà Nẵng?

Câu 4. (1,5 điểm). Nêu những nội dung chính của hiệp ước Patonot. Em thử đánh giá về trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc ký hiệp định Patonot 1884?

4. Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 sách mới Kết nối tri thức - đề 2

Xem trong file tải về.

5. Đáp án đề kiểm tra cuối kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 sách mới Kết nối tri thức

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 8.676
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm