Đề thi cuối kì 1 Văn 8 Cánh Diều

Tải về

Đề kiểm tra Ngữ văn 8 cuối học kì 1 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu đề kiểm tra môn Văn lớp 8 được thiết kế theo chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 8 của bộ sách Cánh Diều. Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 8 Cánh Diều dưới đây bao gồm đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 có ma trận và đáp án chi tiết sẽ là tài liệu ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 bổ ích cho các em học sinh.

1. Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 Cánh Diều

TT

Kĩ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ Đường luật

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Đề thi cuối kì 1 Văn 8 Cánh Diều - đề 1

A. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu

CÂU CHUYỆN XIÊNG MIỆNG

Người Lào ai cũng biết chuyện Xiêng Miệng. Xiêng Miệng thông minh, hay chơi khăm bọn chúa đất nên chúng vẫn tìm cách buộc tội anh.

Một hôm, chúa nắm chặt một con chim nhỏ trong tay, cho gọi Xiêng Miệng đến hỏi:

Ngươi bảo ta để con chim này sống hay bóp chết nó?

Xiêng Miệng đang đứng cạnh cái cột liền trèo lên lưng chừng, rồi hỏi lại:

Vậy thì nhà chúa bảo bây giờ tôi sẽ trèo lên nữa hay tụt xuống?

Chúa đất biết mình không thể thắng Xiêng Miệng trong cuộc đó, nên đành để Xiêng Miệng về.

Hôm sau, chúa đất đến gặp Xiêng Miệng đang tắm dưới ao, liền hỏi:

Xiêng Miệng, ta đố nhà người làm cho ta xuống ao được đấy!

Xiêng Miệng nhảy lên bờ, gãi đầu, gãi tai nói:

Hiện giờ nhà chúa đang ăn mặc thế kia mà lại đố nhà chúa cởi cả ra để xuống ao thì khó quá. Nếu nhà chúa ở dưới nước mà đố nhà chúa lên bờ thì rất dễ, tôi làm được ngay.

Chúa đất vội vàng cởi phăng quần áo, nhảy ùm xuống ao, định bắt Xiêng Miệng đố mình lên bờ. Nhưng lão chưa kịp nói thì Xiêng Miệng đã cười khà khà, chế giễu:

Đấy nhé, nhà chúa xuống ao rồi! Thế là thua cuộc nhé!

Tiếp đó, Xiêng Miệng thản nhiên lấy quần áo của chúa đất làm ra bộ mặc vào.

Chúa đất tưởng Xiêng Miệng định cướp quần áo liền vội vã lên bờ. Xiêng Miệng ôm quần áo, vừa đi giật lùi vừa nói:

Đấy, thế là nhà chúa lại thua cuộc lần thứ hai nhé! Ban nãy tôi đã làm cho nhà chúa xuống ao, bây giờ lại buộc nhà chúa phải lên bờ. Nhà chúa đã chịu thua chưa nào?

Xiêng Miệng vừa nói vừa chạy, cố nhử cho chúa đất phải chạy theo. Dân chúng thấy chúa đất trần như nhộng đuổi theo Xiêng Miệng liền đổ ra xem. Ai nấy đều bò lăn ra cười.

Cuối cùng chúa đất đành phải chịu thua, Xiêng Miệng mới trả lại quần áo…

(Nguồn: Kể chuyện 3, trang 123, NXB Giáo dục Việt Nam)

I. Chọn phương án đúng bằng cách chép lại cả chữ cái và đáp án (2.0 điểm)

Câu 1. “Câu chuyện Xiêng Miệng” kể về đối tượng nào?

A. Người tài giải đố.

B. Bọn quan lại ngu ngốc.

C. Đứa trẻ thông minh.

D. Tình huống oái oăm.

Câu 2. Đối tượng gây cười trong truyện là ai?

A. Xiêng Miệng.

C. Thầy lý.

B. Chúa đất.

D. Thầy đồ.

Câu 3. Sự việc nào không có trong “Câu chuyện Xiêng Miệng”?

A. Phạt Xiêng Miệng.

C. Hỏi về con chim.

B. Làm cho xuống ao.

D. Chúa ở trần đuổi theo.

Câu 4. Nhân vật trong câu chuyện trên được khắc họa qua phương diện nào?

A. Lai lịch, diện mạo.

C. Đối thoại, nội tâm.

B. Đối thoại cử chỉ, hành động, trí tuệ.

D. Một chặng đường đời.

Câu 5. Chúa đất biết mình không thể thắng trong cuộc đối đầu tiên và đành để Xiêng Miệng về vì lí do nào?

A. Xiêng Miệng trèo lên cây trong cuộc đó.

B. Xiêng Miệng thông minh trong cuộc đó.

C. Chúa đất vẫn tìm cách buộc tội anh.

D. Chúa đất biết mình không thể thắng Xiêng Miệng trong cuộc đó.

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở câu văn: “Chúa đất vội vàng cởi phăng quần áo, nhảy ùm xuống ao, định bắt Xiêng Miệng đố mình lên bờ.”?

A. Liệt kê.

C. Ẩn dụ.

B. Nhân hóa.

D. Hoán dụ.

Câu 7. Phương pháp gây cười trong “Câu chuyện Xiêng Miệng” là gì?

A. Phóng đại sự việc; mâu thuẫn trái với tự nhiên.

C. Cử chỉ gây cười, hoàn cảnh gây cười.

B. Hoàn cảnh gây cười.

D. Lời nói gây cười.

Câu 8. Đối tượng nào bị phê phán trong “Câu chuyện Xiêng Miệng”?

A. Kẻ giàu thích được xu nịnh.

C. Kẻ keo kiệt, tham lam.

B. Những kẻ ngu ngốc, háo danh.

D. Kẻ giàu có ngu ngốc, thích ta đây.

II. Thực hiện bài tập (4.0 điểm)

Câu 9. (0,5 điểm) Ghi lại chính xác tên một văn bản khác mà em biết có cùng thể loại với “Câu chuyện Xiêng Miệng”.

VD: Lợn cưới, áo mới; Thi nói khoác,…

Câu 10. (1,0 điểm) Hãy nhận xét cách kết thúc truyện. Em tưởng tượng điều gì xảy ra kế tiếp sau kết thúc ấy?

Về kết thúc truyện:

Bất ngờ, dù các chi tiết trước đó không quá gay cấn.

Cảnh tượng kết thúc vô cùng hài hước, làm bật tiếng cười hả hê: người trung tuổi ở trần đuổi theo người trẻ tuổi ôm quần áo chạy trước (vừa chạy vừa la)

(Hs th diễn đạt theo cách khác nhau song vẫn đảm bo ý đúng vẫn cho điểm).

Học sinh thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của mình (yêu cầu logic với sự việc, vị thế của nhân vật trong truyện). HS có thể tưởng tượng như:

Từ đó về sau, chúa đất không ra vẻ ta đây nữa

Từ đó về sau, chúa đất và Xiêng Miệng kết thân với nhau

…..

Câu 11. (2,5 điểm) Chọn một bài học mà em tâm đắc nhất từ “Câu chuyện Xiêng Miệng”. Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 7 câu để giải thích điều đó; trong đoạn văn có sử dụng từ Hán – Việt (gạch chân hoặc chú thích rõ).

Về hình thức:

HS viết một chuỗi câu nối tiếp nhau (khoảng 7 câu), đúng hình thức đoạn diễn dịch.

Tiếng Việt: HS sử dụng một từ Hán – Việt phù hợp (có gạch chân hoặc chú thích rõ)

Về nội dung: HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng chỉ ra được một bài học tâm đắc nhất (0.75đ), giải phù hợp đảm bảo ý nghĩa của bài học 

GV thể tham khảo định hướng:

Chỉ ra được 01 bài học phù hợp. HS có thể đưa ra:

Không nên vì giàu có mà hợm hĩnh, khinh thường người khác.

Đề cao trí tuệ thông minh của con người

Phê phán kẻ giàu có ngu dốt, hay lên mặt,..

Lí giải phù hợp bài học em rút ra qua các chi tiết, sự việc,  tình huống,… trong câu chuyện hoặc dựa vào thực tế cuộc sống

Ý nghĩa của bài học đó với bản thân em

B. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn với dung lượng khoảng 1,5 trang giấy thi kể lại một chuyến đi (hoặc một hoạt động xã hội) để lại ấn tượng sâu sắc đối với em.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội.

c. Yêu cầu về nội dung

Học sinh có thể triển khai thành nhiều đoạn văn nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn tự sự kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội có ý nghĩa:

Mở bài: Giới thiệu về một chuyến đi/ hoạt động xã hội để  lại trong em ấn tượng sâu sắc, mục đích, lí do tham gia.

Thân bài:

Lần lượt kể lại chuyến đi theo trình tự nhất định:

Kể về hình thức tổ chức hoạt động của chuyến đi/ họat động (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, …).

Kể về quá trình tiến hành chuyến đi/hoạt động (bắt đầu, hoạt  động chính, kết thúc).

Nêu kết quả, ý nghĩa của chuyến đi, nêu cảm xúc, tâm trạng của em sau chuyến đi (về vật chất và về tinh thần)

Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để kể lại.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia  chuyến đi / hoạt động.

d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, giọng kể mang đậm cá tính của người viết, kết hợp yếu tố miêu tả, phát biểu những cảm nghĩ, nhận xét, suy nghĩ của nguời viết.

3. Đề thi Văn cuối kì 1 lớp 8 Cánh Diều - đề 2

Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu:

CHẠY TÂY

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Ðồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng?
Nỡ để dân đen mắc nạn này!

Câu 1: Bài thơ Chạy giặc được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn trường thiên

C. Thất ngôn

D. Thất ngôn bát cú

Câu 2:

“Tan chợ vưa nghe tiếng súng Tây,”

“Súng Tây” là chỉ tiếng súng của ai?

A. Thực dân Pháp

B. Đế quốc Mĩ

C. Thực dân Anh

D. Tất cả đều sai

Câu 3 : Thời điểm khi diễn ra cuộc tàn sát của thực dân Pháp?

A. Tan học

B. Tan chợ

C. Tan ca

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 4 : Trong bài thơ Chạy giăc, hình ảnh nào lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam?

A. Bầy chim

B. Dân đen

C. Tan chợ

D. Súng Tây

Câu 5 : Hai câu thơ nào sau đây trong hài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nét nhất sự hoảng hốt, ngơ ngác, mất phương hướng của nhân dân khi giặc Pháp xâm lược?

A. Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, / Một bàn cờ thế phút sa tay”

B. “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, / Mất ổ đàn chim dáo dác bay”

C. “Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

D. “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng / Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

Câu 6 : Nội dung chính của các câu thơ dưới đây là gì?

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

A. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược

B. Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh nước mất, nhà tan

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 7 : Đáp án không phải nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Chạy giặc?

A. Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối

B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, thành ngữ dân gian

C. Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm

D. Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc

Câu 8 :

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ đàn chim dáo dác bay”

Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Đảo ngữ

Câu 9: Bài thơ gửi đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 10: Em hãy kể một việc làm thể hiện tinh thần yêu nước

II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích bài thơ “Chạy Tây” của Nguyễn Đình Chiểu.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

A

0,5

4

C

0,5

5

A

0,5

6

A

0,5

7

C

0,5

8

D

0,5

9

1. Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.

2. Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.

3. Giặc đến tàn phá cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.

4. Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân.

0,25

0,25

0,25

0,25

10

- HS kể một vài việc làm thể hiện tinh thần yêu nước

1,0

II

VIẾT

4,0

a.Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích một tác phẩm văn học ( bài thơ Đường luật)

- Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Phân tích được nội dung cơ bản và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ

- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một tác phẩm văn học

0,25

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Mở bài

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác: Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu viết bài Chạy giặc .

– Dẫn đề (ghi lại bài thơ).

– Chuyển mạch: phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

2. Thân bài

* Hai câu đề

– Từ chính xác, gợi tả, hình ảnh thực, sinh động: tan chợ, vừa, tiếng súng Tây, cờ thế, phút sa tay.

– Tiếng súng của giặc Pháp đột ngột nổ vang, phá tan cuộc sống yên lành của nhân dân ta và đẩy nước nhà đến chỗ nguy nan, thất bại hoàn toàn.

– Cảm xúc mở đầu bài thơ: bàng hoàng, tuyệt vọng.

* Hai câu thực

– Biện pháp ẩn dụ, đảo ngữ, những trạng từ gợi hình ảnh loạn li, tan tác của nhân dân ta: lơ xơ, dáo dác.

– Cách ngắt nhịp chẵn – lẻ của thơ Đường luật thể hiện lời than thở xót xa:

Bỏ nhà / lũ trẻ / lơ xơ chạy,

Mất ổ / đàn chim / dáo dác bay.

– Nỗi khổ của nhân dân ta trong cảnh chạy giặc.

*Hai câu luận

– Biện pháp đảo ngữ được tiếp tục sử dụng, hình ảnh gợi tả: quê hương thân yêu Bến Nghé, Đồng Nai, bị giặc thiêu huỷ, cướp bóc, của tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây.

– Sự tố cáo tội ác của giặc vừa cụ thể vừa khái quát bằng giọng thơ u uất, căm hờn.

– Tội ác dã man của giặc xâm lược.

*Hai câu kết

– Ngôn ngữ châm biếm sắc cạnh (rày đâu vắng, nỡ để dân đen), than oán triều đình nhà Nguyễn sợ giặc, bỏ mặc dân tình khổ ải.

– Nỗi cảm khái trước cảnh điêu linh của nhân dân.

3. Kết luận

– Giá trị hiện thực: tái hiện cảnh chạy giặc của người dân trong những ngày thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ.

– Giá trị tư tưởng, tình cảm: biểu lộ lòng yêu nước, thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc xâm lược bạo tàn.

0,25

2,5

0,25

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, chặt chẽ, có cảm xúc, sáng tạo.

0,25

4. Đề thi cuối kì 1 Văn 8 Hai kiểu áo

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

HAI KIỂU ÁO

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi :

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?

Quan lớn ngạc nhiên :

- Nhà ngươi biết để làm gì ?

Người thợ may đáp :

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo :

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trường Chính - Phong Châu)

Câu 1 (0.5 điểm). Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào?

A. Truyện cười.

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3 (0.5 điểm): Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 4 (0.5 điểm). Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

A. Mua vui, giải trí.

B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan.

C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại .

D. Phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của quan.

Câu 5 (0.5 điểm): Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”?

A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên.

B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới.

C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.

D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới.

Câu 6 (0.5 điểm): Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì?

A. Khi gặp quan trên, ngài sẽ luồn cúi, nên vạt trước chùng lại

B. Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.

C. Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.

D. Cả A và B

Câu 7 (0.5 điểm): Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì?
A. Có ý nịnh nọt quan để được thưởng.

B. Có ý để quan may thêm một cái áo nữa.

C. Thể hiện thái độ kính trọng đối với quan.

D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.

Câu 8 (0.5 điểm): Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào?

A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới.

B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới.

C. Hay nịnh nọt cấp trên.

D. Khinh ghét người nghèo khổ.

Câu 9 (1 điểm): Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.

Câu 10 (1 điểm): Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

II. VIẾT. (4,0 điểm)

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.

5. Đáp án đề thi Văn cuối kì 1 lớp 8 Cánh Diều - đề 3

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I. Đọc hiểu

1

A

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

C

0,5

5

C

0,5

6

D

0,5

7

D

0,5

8

A

0,5

9

Bài học:

- Nên có thái độ với những người quan chuyên đi đối xử tồi tệ với dân.

- Chúng ta nên có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người chứ không nên phân biệt đối xử.

0,5

0,5

10

Tác giả phê phán kiểu người trong xã hội bấy giờ:

- Một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình

- Thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ.

0,5

0,5

II. Viết

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Tình yêu thương trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

Mở bài :

+ Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.

+ Nêu vấn đề: Tình yêu thương trong cuộc sống.

Thân bài :

+ Nêu quan niệm về tình yêu thương?

Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.

+ Nêu biểu hiện của tình yêu thương trong đời sống ( HS nêu được từ 3-4 biểu hiện GV cho điểm tối đa)

- Trong gia đình ông bà cha mẹ anh chị em yêu thương đùm bọc nhau.

- Cha mẹ hi sinh, chấp nhận những khó khăn gian khổ để đổi lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con.

- Con cái biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và yêu thương anh chị em.

- Ngoài xã hội: Tình yêu thương được biểu hiện ở hành động nhường chỗ trên xe bus cho cụ già, chia sẻ phần ăn sáng của mình cho em bé đang đói bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm chia sẻ với họ cả vật chất lẫn tinh thần…

+ Phân tích ý nghĩa của tình yêu thương:

- Tình yêu thương thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

- Tình yêu thương sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn.

- Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

- Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

- Yêu thương còn tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu đối với những người lầm đường lạc lối, mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin để họ sống tốt đẹp hơn.

- Tình yêu thương con người còn là cơ sở để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp khác như lòng biết ơn, dũng cảm, vị tha…Chúng ta cần có tình yêu thương còn bởi nó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN...

+ Dẫn chứng về tình yêu thương

- Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã biết yêu thương đùm bọc nhau để chống lại kẻ thù xâm lược, có biết bao nhiêu bà mẹ VN nuôi giấu bộ đội như con đẻ của mình, biết bao nhiêu chiến sĩ coi đồng đội của mình như anh em ruột thịt, sẵn sàng đồng cam cộng khổ, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu đồng đội. Và chính có tình yêu thương, đoàn kết đó mà nhân dân ta đã dành lại được độc lập, tự do.

- Ngày nay, nhân dân ta thể hiện tình yêu thương qua những hành động cụ thể như giúp đỡ nhau để xoá đói giảm nghèo, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu, giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Hay mỗi khi một vùng nào trong cả nước gặp thiên tai hạn hán, lũ lụt thì nhân nhân cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài cùng chung tay giúp đỡ chia sẻ vật chất, động viên tinh thần để họ có thể ổn định cuộc sống.

- Nhiều phong trào nhân đạo được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng như “Trái tim cho em, Lục lạc vàng, Vì bạn xứng đáng, Cặp lá yêu thương, Hiến máu nhân đạo...

* Phản biện:

Bên cạnh những người sống có tình yêu thương thì trong XH vẫn còn những người sống vô cảm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, nhận vào thật nhiều nhưng không muốn cho đi, không quan tâm, giúp đỡ người khác. Hay những người thể hiện tình yêu thương mà thiếu đi sự chân thành… Những người đó cần phải lên án và phê phán.

* Liên hệ bản thân

- Tiếp theo cần có ý thức rèn luyện tình yêu thương ở mọi lúc mọi nơi bằng những hành động thiết thực trong cuộc sống.

- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn.

- Học tập theo những tấm gương có tình yêu thương con người.

- Sống có trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình và những người xung quanh.

- Tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện: chăm sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh...

Kết bài :

+ Khẳng định vai trò của tình yêu thương.

+ Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em.

3,5

0,5

0,25

0,25

1,0

0,5

0,25

0,25

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, mới mẻ trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 11.473
Đề thi cuối kì 1 Văn 8 Cánh Diều
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm