Soạn bài Cái kính lớp 8
Soạn văn 8 Cánh Diều bài Cái kính
Cái kính là nội dung bài học trang 93 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Cánh Diều tập 1. Cái kính là một câu chuyện cười xoay quanh những lần đi đo kính của nhân vật “tôi”. Vì không có bệnh về mắt nên người đàn ông đeo kính nào cũng không phù hợp, dù rằng đã đi khám đủ các bác sĩ trong ngoài nước. Sau đây là mẫu soạn bài Cái kính lớp 8 Cánh Diều hay và ngắn gọn Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc.
1. Soạn bài Cái kính tác giả - tác phẩm
Tác giả: A-dít Nê-xin
- A-dít Nê-xin: 1915-1995
+ Quê: Thổ Nhĩ Kì
+ Là nhà văn nổi tiếng, có nhiều tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết và truyện cười được dịch sang tiếng Việt.
+ Tác phẩm: Những người thích đùa, Chát xình! Chát chát bùm!, Cầu thủ bóng đá, …
Tác phẩm
- Xuất xứ: trích trong “Những người thích đùa”, Thái Hà dịch (NXB Văn học, Hà Nội, 2014)
- Thể loại: truyện cười
- PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Tóm tắt bài Cái kính
Truyện kể về nhân vật "tôi" - một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác sĩ bảo anh ta cận và cho anh ta đeo kính cận, kết quả là khi đeo anh ta luôn cảm thấy buồn nôn. Lần hai đi khám, anh ta bị bảo là mắt bị viễn thị, anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Lần thứ ba đi khám, người ta bảo anh bị loạn thị, anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm... nhưng vẫn không nhìn rõ được. Một lần, anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ.
Chuẩn bị trang 93 Ngữ văn 8 tập 1 Cánh Diều
- Văn bản là truyện cười hiện đại. Truyện “Cái kính” kể lại câu chuyện một người bị “bệnh” tưởng, mắt bình thường nhưng vì ám ảnh mắt mình bị bệnh nên đi khám bác sĩ. Mỗi bắc sĩ phán một kiểu khác nhau, ngược nhau cho đến khi anh bị ngã, kính rơi ra, bị vỡ thì lúc đó anh mới nhìn mọi thứ rõ ràng.
- Đặc điểm của truyện cười được thể hiện trong văn bản ở những phương diện:
+ Cốt truyện: kể về những lần đi khám và cắt mắt kính của nhân vật “tôi”, và khi mắt anh có thể nhìn thấy rõ ràng cũng là lúc mắt kính bị vỡ.
+ Nhân vật: nhân vật “tôi”, các bác sĩ ở bệnh viện tư, bệnh viện nhà nước, từ Mỹ, Đức về khám.
+ Hành động thông qua mỗi lần đi khám và cắt mắt kính của nhân vật “tôi”.
+ Lời thoại: hóm hỉnh, hài hước.
+ Thủ pháp trào phúng: sau những lần đi khám mắt để cắt kính, hết bị buồn nôn, đau mắt, không thể sinh hoạt bình thường,…cho đến khi anh bị ngã, kính rơi ra thì lúc đó anh mới nhìn mọi thứ rõ ràng. Và khi về kể với vợ của mình, anh mới biết chiếc kính của mình rơi ra từ lúc đó.
+ Kết thúc bất ngờ: anh bị ngã, kính rơi vỡ nhưng anh lại nhìn rõ mọi thứ hơn cả khi đeo kính.
- Một vài ý kiến về mục đích, đặc điểm, vai trò và tác dụng của truyện cười (dân gian hay hiện đại):
+ Mục đích: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh, những tình huống trớ trêu.
+ Đặc điểm: ngắn gọn, nặng về lí trí, có kết cấu chặt chẽ và kết thúc đột ngột, bất ngờ.
+ Vai trò: đem lại tiếng cười giải trí thư giãn, đồng thời ẩn chứa trong đó là những bài học ý nghĩa về cuộc sống.
+ Tác dụng: giải trí và giáo dục con người.
Đọc hiểu văn bản Cái kính
Câu 1. Vì sao nhân vật “tôi” muốn đeo kính?
Vì muốn mình ra dáng một người tri thức.
Câu 2. Lần đầu khám, bác sĩ nói mắt của nhân vật “tôi” bị bệnh gì và hậu quả của việc đeo kính thế nào?
- Bị cận thị 1,75 đi-ốp.
- Hậu quả: cứ đeo kính là thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được, thậm chí là có nhiều lần nôn thật.
Câu 3. Kính mới khác kính trước như thế nào?
Kính mới là kính viễn thị 2 đi-ốp, nhân vật “tôi” chuyển từ chóng mặt, buồn nôn sang mắt đỏ hoe như khóc.
Câu 4. Chiếc kính thứ ba gây ra hậu quả gì?
Hậu quả: nhìn cái gì cũng như lùi hẳn ra xa, khó bắt tay người quen, nhìn cái gì cũng bé xíu, không ăn uống được.
Câu 5. Chiếc kính thứ tư có hạn chế gì?
Hạn chế: nhìn cái gì cũng hóa hai.
Câu 6. Cuối cùng, các bác sĩ có xác định được bệnh mắt của nhân vật “tôi” không?
Không xác định đúng được bệnh của nhân vật “tôi”
Câu 7. Điều gì đã xảy ra với nhân vật “tôi”?
Nhìn cái gì cũng không rõ ràng, khi xa, khi gần khi đen, khi đục,...
Câu 8. Kết thúc truyện có gì bất ngờ?
Nhân vật tôi có thể nhìn rõ mọi thứ khi chiếc kính bị vỡ, bởi mắt anh ta vốn chẳng bị gì hết.
Trả lời câu hỏi bài Cái kính trang 97
Câu 1 trang 97 văn 8 Tập 1 Cánh Diều
Hãy tóm tắt nội dung của truyện Cái kính. Nội dung của truyện liên quan như thế nào đến tên tập sách Những người thích đùa của Nê-xin?
Trả lời:
- Tóm tắt nội dung: Truyện “Cái kính” kể lại câu chuyện một người bị “bệnh” tưởng, mắt bình thường nhưng vì ám ảnh mắt mình bị bệnh nên đi khám bác sĩ. Mỗi bắc sĩ phán một kiểu khác nhau, ngược nhau cho đến khi anh bị ngã, kính rơi ra, bị vỡ thì lúc đó anh mới nhìn mọi thứ rõ ràng.
- Nội dung truyện “Cái kính” như là một câu chuyện đùa, phê phán một cách nhẹ nhàng những người hay mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh, nghe dư luận bên ngoài mà không tin vào chính mình,… Qua đó cũng phê phán một số thầy thuốc, bác sĩ chuyên môn kém, hay phán bệnh bừa bãi. Nội dung ấy phù hợp với cái tên chung của tập sách là Những người thích đùa.
Câu 2 trang 97 văn 8 Tập 1 Cánh Diều
Nêu hậu quả của mỗi lần nhân vật “tôi” thay kính mới.
Trả lời:
- Lần thứ nhất: bị buồn nôn và chóng mặt.
- Lần thứ hai: nước mắt chảy, đỏ hoe.
- Lần thứ ba: nhìn thấy vật gì cũng xa dần, không thể sinh hoạt bình thường được.
- Lần thứ tư: nhìn mọi thứ từ một hóa thành hai.
- Lần thứ năm: không phân biệt được sáng tối.
- Lần thứ sáu: nhìn xa thấy gần.
- Những lần tiếp theo: nhìn cái gì cũng ra màu xanh, mọi thứ lẫn lộn hết.
Câu 3 trang 97 văn 8 Tập 1 Cánh Diều
Em có nhận xét gì về các bác sĩ khám mắt và nhân vật “tôi” trong truyện cười này? Điều gì là sự thật và điều gì đã được phóng đại?
Trả lời:
- Các bác sĩ trong truyện là những người không có chuyên môn, hành nghề không có tâm. Mắt của nhân vật "tôi" vốn chẳng bị gì hết nhưng lại bị phóng đại thành có bệnh, rồi bệnh này sang bệnh kia.
- Sự thật: có một số người thường mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh mình do ảnh hưởng từ dư luận ben ngoài, tự làm khổ chính mình.
- Điều được phóng đại: Nhân vật “tôi” đi khám mắt nhiều lần, mỗi lần đi khám lại phát hiện ra một loại bệnh về mắt. Cuối cùng, ngã vỡ kính mới biết mình không bị bệnh gì cả.
Câu 4 trang 97 văn 8 Tập 1 Cánh Diều
Hãy phân tích một số đặc điểm của truyện cười được thể hiện ở văn bản Cái kính.
Trả lời:
- Truyện ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật: Truyện kể về những lần đi khám và cắt mắt kính của nhân vật “tôi”, và khi mắt anh có thể nhìn thấy rõ ràng cũng là lúc mắt kính bị vỡ.
- Truyện như là một câu chuyện đùa, phê phán những người hay mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh, nghe dư luận bên ngoài mà không tin vào chính mình, và sự thiếu trách nhiệm của một số y, bác sĩ.
- Truyện đưa ra các chi tiết gây cười theo trình tự logic, tạo nên những tình huống bất ngờ kết hợp sử dụng biện pháp trào phúng khiến câu chuyện về nhân vật “tôi” trở nên hấp dẫn, hài hước.
Câu 5 trang 97 văn 8 Tập 1 Cánh Diều
Theo em, truyện Cái kính nêu lên và châm biến, phê phán điều gì? Điều đó có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?
Trả lời:
- Phê phán những người hay mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh, nghe dư luận bên ngoài mà không tin vào chính mình, và sự thiếu trách nhiệm của một số y, bác sĩ.
- Thông điệp, tư tưởng của truyện vẫn luôn mới mẻ và cần thiết với cuộc sống con người ngày nay.
Câu 6 trang 97 văn 8 Tập 1 Cánh Diều
Từ điển tiếng Việt giải nghĩa từ bệnh tưởng là “trạng thái tinh thần lo lắng do bị ám ảnh là mình đã mắc một bệnh nào đó, kì thật không phải”. Theo em, nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng hay không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, nhân vật “tôi” trong truyện mắc bệnh ảo tưởng nghiêm trọng. Chỉ vì muốn được trong tri thức mà anh ta bất chấp đánh đổi sức khoẻ để đeo kính. Anh ta thậm chí đã thay đổi kính những bốn lần mặc dù mắt anh ta hoàn toàn bình thường, đây là biểu hiện của sự ảo tưởng và vô trách nhiệm với bản thân. Giá trị của mỗi người là ở chính bản thân họ chứ không phải chỉ nhờ vào cặp kính.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống lớp 8 trang 77
Đoạn văn nói về tác hại của bệnh sĩ trong cuộc sống (3 mẫu)
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Cánh Diều
Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiên tượng tự nhiên trang 80
Soạn bài Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường
Đoạn văn diễn dịch về ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng đối với đời sống con người lớp 8
Soạn bài Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại ngắn nhất
Viết đoạn văn nêu những điều về chim bồ câu mà em thích
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn bài Mở đầu Văn 8 Cánh Diều
- Soạn bài Tôi đi học lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Gió lạnh đầu mùa Cánh Diều lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 24 Cánh Diều tập 1
- Thực hành đọc hiểu Người mẹ vườn cau lớp 8
- Soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một hoạt động xã hội lớp 8 Cánh Diều
- Tự đánh giá Chuỗi hạt cườm màu xám
- Soạn bài Nắng mới Cánh Diều
- Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa trang 44
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 46 Cánh Diều tập 1
- Soạn bài Đường về quê mẹ trang 47
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ bảy chữ Cánh Diều
- Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ Cánh Diều
- Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 54 lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Quê người trang 56 Cánh Diều ngắn gọn
- Soạn bài Sao băng lớp 8 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI trang 64 ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 68 Cánh Diều
- Soạn bài Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại ngắn nhất
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Cánh Diều
- Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống lớp 8 trang 77
- Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiên tượng tự nhiên trang 80
- Soạn bài Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường
- Soạn Văn 8 bài Đổi tên cho xã
- Soạn bài Cái kính lớp 8
- Soạn Văn 8 Cánh Diều tập 1 trang 97
- Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trang 98
- Soạn bài Thi nói khoác ngắn nhất
- Soạn Văn 8 Cánh Diều Nghị luận về một vấn đề của đời sống
- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống - Cánh Diều trang 107
- Soạn bài Tự đánh giá Treo biển trang 108
- Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Nước Đại Việt ta siêu ngắn
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 118 Cánh Diều
- Thực hành đọc hiểu Chiếu dời đô lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ Cánh Diều
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 8 Cánh Diều
- Tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 8 Cánh Diều trang 136
- Soạn Văn Lão Hạc lớp 8
- Soạn bài Trong mắt trẻ ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 8 Cánh Diều trang 19 tập 2
- Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm truyện lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 Cánh Diều trang 30
- Tự đánh giá Cố hương lớp 8
- Soạn bài Mời trầu lớp 8 Cánh Diều
- Soạn văn 8 Cánh Diều bài Cảnh khuya
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 43 Cánh Diều tập 2 (chuẩn)
- Thực hành đọc hiểu Xa ngắm thác núi Lư
- Soạn bài Vịnh khoa thi Hương lớp 8 Cánh Diều
- Soạn Viết phân tích một tác phẩm thơ lớp 8 Cánh Diều
- Nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một tác phẩm thơ
- Soạn bài Tự đánh giá Qua đèo Ngang lớp 8
- Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí lớp 8 Cánh Diều
- Soạn Văn 8 Đánh nhau với cối xay gió ngắn gọn
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 67 tập 2
- Soạn Văn 8 Cánh Diều bài Bên bờ Thiên Mạc
- Soạn Nghị luận về một vấn đề của đời sống lớp 8 trang 72
- Soạn Nghe và tóm tắt nội dung người khác giới thiệu trang 75
- Soạn bài Tức nước vỡ bờ Cánh Diều
- (Ngắn nhất) Soạn bài Người cha và con gái
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 112 tập 2
- Soạn Văn 8 - Cánh Diều trang 113 Tập 2
- Soạn Viết bài giới thiệu một cuốn sách lớp 8 Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu một cuốn sách lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Tập truyện quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 kì 2 sách mới Cánh Diều 2024
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 lớp 8 Cánh Diều
- Tự đánh giá cuối học kì 2 Văn 8 Cánh Diều
Bài viết hay Ngữ văn 8 Cánh Diều
Bài Nếu mai em về Chiêm Hóa thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả đối với quê hương?
Tìm hiểu về tác giả Đoàn Văn Cừ
Theo em nhân vật tôi trong chuyện cái kính có mắc bệnh tưởng không?
Thực hành tiếng Việt 8 trang 46 Cánh Diều tập 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8 Cánh Diều có đáp án
Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiên tượng tự nhiên trang 80