Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 Cánh Diều
Soạn Văn 8 Cánh Diều bài Hịch tướng sĩ
- 1. Soạn Hịch tướng sĩ tác giả tác phẩm
- 2. Đọc hiểu Hịch tướng sĩ lớp 8 Cánh Diều
- 3. Trả lời câu hỏi bài Hịch tướng sĩ trang 116
- Câu 1. Xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ.
- Câu 2. Trình bày bố cục của bài hịch, cho biết luận điểm của từng phần và mối quan hệ của mỗi phần với mục đích của bài hịch.
- Câu 3. Hãy chỉ ra cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch
- Câu 4. Văn nghị luận không chỉ thuyết phục bằng lí lẽ mà còn bằng cả tình cảm, cảm xúc. Hãy dẫn ra một số câu văn trong bài hịch nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn.
- Câu 5. Nêu khái quát các giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài hịch.
- Câu 6. Theo em, nội dung bài hịch có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hôm nay?
- Câu 7. Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác?
Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 Cánh Diều - Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh mẫu soạn bài Hịch tướng sĩ trang 111 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Cánh Diều tập 1 sẽ giúp các em nắm được nội dung tác giả tác phẩm bài Hịch tướng sĩ cũng như trả lời các câu hỏi bài Hịch tướng sĩ lớp 8 sách Cánh Diều.
1. Soạn Hịch tướng sĩ tác giả tác phẩm
1. Tác giả
- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1232 - 1300), quê ở Nam Định.
- Tước Hưng Đạo Vương, là một danh tướng đời Trần có công lao lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên 1285 và 1288.
- Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (năm 1285) và thứ ba (năm 1287 – 1288), ông đều được vua Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều chiến thắng oanh liệt.
- Ông là một nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của dân tộc, được tôn là Đức Thánh Trần.
2. Văn bản
- Hoàn cảnh ra đời: ngay trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai, được viết trong cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn.
- Thể loại: Hịch.
+ Hịch là thể văn chính luận trung đại. Do vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh, phong trào dùng hịch để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
+ Mục đích của hịch là khích lệ tinh thần, tình cảm của người nghe -> Hịch đòi hỏi phải có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn đanh thép.
- Bố cục: 4 phần
+ Phần 1 − mở đầu: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ lưu danh trong sử sách và hiện tại.
+ Phần 2: Lòng căm thù và thái độ kiên quyết không đội trời chung với kẻ thù xâm lược.
+ Phần 3: Nhắc lại ân tình và khích lệ ý thức trách nhiệm của tướng sĩ với triều đình, đất nước, biết làm theo điều đúng, gạt bỏ điều sai.
+ Phần 4 – kết thúc: Khuyên nhủ tướng sĩ luyện tập binh pháp để trừ giặc, bảo vệ xã tắc, non sông.
2. Đọc hiểu Hịch tướng sĩ lớp 8 Cánh Diều
Câu 1. Chú ý việc nêu các tấm gương trong sử sách và đương thời như các bằng chứng khách quan.
- Nêu các tấm gương trong sử sách và đương thời làm bằng chứng: Cao Đế - Kỉ Tín (vua – tôi), Chiêu Vương – Do Vu (vua – tôi), Trí Bá – Dự Nhượng (chủ - gia thần), Tề Trang Công – Thân Khoái (vua – tôi), Đường Thái Tông – Kính Đức (vua – tôi), Cảo Khanh – An Lộc Sơn (bề tôi – kẻ thù của vua), Vương Công Kiên – Nguyễn Văn Lập (chủ tướng – tì tướng), Cốt Đãi Ngột Lang – Xích Tu Tư (chủ tướng – tì tướng),…
Câu 2. Nội dung chính của phần (2) là gì?
- Nội dung chính của phần (2): tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
Câu 3. Chú ý nội dung được nêu trong đoạn mở đầu phần (3)
- Nội dung được nêu trong đoạn mở đầu phần (3): Mối ân tình giữa chủ tướng và tướng sĩ.
Câu 4. Những thái độ, hành động nào bị tác giả phê phán?
- Phê phán hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.
- Ham thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn, rượu ngon...
Câu 5. Việc nêu lên hậu quả nhằm mục đích gì?
- Việc nêu lên hậu quả nhằm mục đích muốn các tướng sĩ quyết tâm tiêu diệt giặc, nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng.
Câu 6. Những vấn đề nào được nêu ở đoạn cuối phần (3)?
- Ở đoạn cuối phần (3), tác giả tập trung vào vấn đề nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Đồng thời khích lệ binh sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.
Câu 7. Câu hỏi “Vì sao vậy?” nhằm giải thích cho điều gì?
- Câu hỏi “Vì sao vậy?” nhằm mở đầu cho việc Trần Quốc Tuấn giải thích lí do việc phải làm ở đoạn văn đầu tiên của phần 4, cụ thể hơn là cho câu: “Nếu các ngươi....nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.”
3. Trả lời câu hỏi bài Hịch tướng sĩ trang 116
Câu 1. Xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ.
Mục đích: phê phán tinh thần mất cảnh giác của tướng sĩ đồng thời khích lệ tinh thần chiến đấu của họ.
Đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ là các tướng sĩ.
Câu 2. Trình bày bố cục của bài hịch, cho biết luận điểm của từng phần và mối quan hệ của mỗi phần với mục đích của bài hịch.
- Bài hịch bố cục thành 4 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến "còn lưu tiếng tốt"): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
+ Phần 2 (từ "Huống chi" đến "cũng vui lòng"): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
+ Phần 3 (từ "Các ngươi" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không?"): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.
+ Phần 4 (đoạn còn lại): Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
- Giữa các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích chung là khích lệ tướng sĩ hăng say tập luyện, chống giặc ngoại xâm.
Câu 3. Hãy chỉ ra cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch
(Gợi ý: Vì sao tác giả mở đầu bài hịch bằng cách nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ? Vì sao tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ? Lời khuyên nhủ của tác giả dựa trên cơ sở nào?...)
- Tác giả muốn những binh lính, tướng sĩ thấy được những tấm gương trung thần nghĩa sĩ để noi theo những tấm gương đó. Khơi gợi tinh thần yêu nước, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
- Các tấm gương đó đều có điểm chung là những vị anh hùng, hào kiệt, yêu nước và rất trung thành với chủ tướng.
Câu 4. Văn nghị luận không chỉ thuyết phục bằng lí lẽ mà còn bằng cả tình cảm, cảm xúc. Hãy dẫn ra một số câu văn trong bài hịch nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn.
- Những câu văn trong bài hịch thể hiện tấm lòng của người chủ tướng:
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."
Câu 5. Nêu khái quát các giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài hịch.
1. Nội dung
Bài Hịch phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông − Nguyên xâm lược, thể hiện qua lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược.
2. Nghệ thuật
Giọng điệu đa dạng; ngôn ngữ trang trọng, uyên bác, giàu tính ước lệ, tượng trưng; lời văn biền ngẫu đăng đối, truyền cảm; biện pháp cường điệu, ẩn dụ, câu hỏi tu từ; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Đây là một áng văn nghị luận xuất sắc trong lịch sử văn học dân tộc.
Câu 6. Theo em, nội dung bài hịch có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hôm nay?
- Bài hịch thể hiện “hào khí Đông A”, hào khí đó được hội tụ từ tinh thần yêu nước quật cường, lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của đất nước, bảo vệ lợi ích của từng dòng họ và con người Đại Việt, với ý chí quyết không chịu làm nô lệ ngoại bang.
- Để bảo vệ được Tổ quốc thì phải luôn nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tích cực rèn luyện, học tập để có được sức mạnh và trí tuệ phục vụ Tổ quốc. Đất nước có hùng mạnh thì mới có thể chống lại kẻ thù xâm lược.
- Luôn phải đặt lợi ích dân tộc, quyền lợi của đất nước lên trên hết, phải hiểu việc bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc cũng chính là bảo vệ gia đình và bản thân mình.
Câu 7. Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác?
Từ văn bản, em thấy rằng lập luận, lí lẽ và dẫn chứng là các yếu tố vô cùng quan trọng trong việc viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác. Lập luận, lí lẽ cần mạch lạc rõ ràng, dẫn chứng phải tiêu biểu thì văn bản mới có sức thuyết phục.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống - Cánh Diều trang 107
Soạn bài Thi nói khoác ngắn nhất
Soạn bài Tự đánh giá Treo biển trang 108
Trình bày ý kiến của em về vấn đề tự tin và khiêm nhường
Soạn Văn 8 Cánh Diều Nghị luận về một vấn đề của đời sống
Theo em nhân vật tôi trong chuyện cái kính có mắc bệnh tưởng không?
Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là người thế nào?
- Soạn bài Mở đầu Văn 8 Cánh Diều
- Soạn bài Tôi đi học lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Gió lạnh đầu mùa Cánh Diều lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 24 Cánh Diều tập 1
- Thực hành đọc hiểu Người mẹ vườn cau lớp 8
- Soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một hoạt động xã hội lớp 8 Cánh Diều
- Tự đánh giá Chuỗi hạt cườm màu xám
- Soạn bài Nắng mới Cánh Diều
- Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa trang 44
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 46 Cánh Diều tập 1
- Soạn bài Đường về quê mẹ trang 47
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ bảy chữ Cánh Diều
- Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ Cánh Diều
- Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 54 lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Quê người trang 56 Cánh Diều ngắn gọn
- Soạn bài Sao băng lớp 8 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI trang 64 ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 68 Cánh Diều
- Soạn bài Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại ngắn nhất
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Cánh Diều
- Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống lớp 8 trang 77
- Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiên tượng tự nhiên trang 80
- Soạn bài Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường
- Soạn Văn 8 bài Đổi tên cho xã
- Soạn bài Cái kính lớp 8
- Soạn Văn 8 Cánh Diều tập 1 trang 97
- Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trang 98
- Soạn bài Thi nói khoác ngắn nhất
- Soạn Văn 8 Cánh Diều Nghị luận về một vấn đề của đời sống
- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống - Cánh Diều trang 107
- Soạn bài Tự đánh giá Treo biển trang 108
- Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Nước Đại Việt ta siêu ngắn
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 118 Cánh Diều
- Thực hành đọc hiểu Chiếu dời đô lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ Cánh Diều
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 8 Cánh Diều
- Tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 8 Cánh Diều trang 136
- Soạn Văn Lão Hạc lớp 8
- Soạn bài Trong mắt trẻ ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 8 Cánh Diều trang 19 tập 2
- Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm truyện lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 Cánh Diều trang 30
- Tự đánh giá Cố hương lớp 8
- Soạn bài Mời trầu lớp 8 Cánh Diều
- Soạn văn 8 Cánh Diều bài Cảnh khuya
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 43 Cánh Diều tập 2 (chuẩn)
- Thực hành đọc hiểu Xa ngắm thác núi Lư
- Soạn bài Vịnh khoa thi Hương lớp 8 Cánh Diều
- Soạn Viết phân tích một tác phẩm thơ lớp 8 Cánh Diều
- Nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một tác phẩm thơ
- Soạn bài Tự đánh giá Qua đèo Ngang lớp 8
- Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí lớp 8 Cánh Diều
- Soạn Văn 8 Đánh nhau với cối xay gió ngắn gọn
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 67 tập 2
- Soạn Văn 8 Cánh Diều bài Bên bờ Thiên Mạc
- Soạn Nghị luận về một vấn đề của đời sống lớp 8 trang 72
- Soạn Nghe và tóm tắt nội dung người khác giới thiệu trang 75
- Soạn bài Tức nước vỡ bờ Cánh Diều
- (Ngắn nhất) Soạn bài Người cha và con gái
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 112 tập 2
- Soạn Văn 8 - Cánh Diều trang 113 Tập 2
- Soạn Viết bài giới thiệu một cuốn sách lớp 8 Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu một cuốn sách lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Tập truyện quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 kì 2 sách mới Cánh Diều 2024
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 lớp 8 Cánh Diều
- Tự đánh giá cuối học kì 2 Văn 8 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 8 Cánh Diều
Tự đánh giá Chuỗi hạt cườm màu xám
Bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa
Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống
Đoạn văn nêu cảm nghĩ sau khi học bài Hịch tướng sĩ có sử dụng từ Hán Việt
Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống lớp 8 trang 77
Tóm tắt văn bản Người mẹ vườn cau ngắn gọn