Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trang 98
Soạn văn 8 Cánh Diều bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
- Soạn Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục tác giả tác phẩm
- Trả lời câu hỏi bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trang 102
- Câu 1. Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về chuyện gì? Nhận biết và nêu tác dụng của các chỉ dẫn sân khấu ở văn bản này
- Câu 2. Nêu lên một số chi tiết gây cười trong văn bản. Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết nào?
- Câu 3: Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là người thế nào? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.
- Câu 4: Theo em, đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục muốn phê phán điều gì?
- Câu 5: Nếu người thân hoặc bạn của em có tính cách như ông Giuốc-đanh, em sẽ khuyên họ như thế nào?
- Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục là nội dung bài học trang 98 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Cánh Diều. Văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục được trích từ vở kịch Trưởng giả học làm sang của nhà văn người Pháp Mô-li-e. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục ngắn gọn giúp các em trả lời câu hỏi trang 98-102 SGK Văn 8 tập 1 Cánh Diều.
Soạn Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục tác giả tác phẩm
* Tiểu sử
- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin.
- Mô-li-e sinh ở Paris, cha ông là nhà buôn len dạ giàu có sau đó làm hầu cận nhà vua. Lên 10 tuổi, Mô-li-e mồ côi mẹ. Ông học ở Jesuit Clermont College (nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi học sinh phần nhiều học bằng tiếng Latin.
- Mô-li-e thông thạo tiếng Latinh và đã dịch tác phẩm "Về bản chất sự vật" của thi hào Lucretius sang tiếng Pháp (bản dịch bị thất lạc). Vào năm 1639, ông học xong Jesuit Clermont College, năm 1639 – 1640 học luật tại Đại học Orlean. Bố của Poquelin thường nhắc con theo con đường của ông - nối nghiệp chức vị trong cung đình. Tuy nhiên ông không theo ý cha, nhường công việc này cho em trai và chọn nghề diễn viên.
- Vào năm 1643, ông thành lập đoàn kịch Illustre Théâtre và lấy nghệ danh Mô-li-e từ đây. Sau một số thất bại do mắc nợ nhiều, đoàn kịch phải giải thể, ông bị bỏ tù..
* Sự nghiệp
- Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu
- Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”.
- Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”.
* Tác phẩm:
- Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” gồm 5 hồi, được ra đời là theo lời đề nghị của vua Lu- i XIV, nhân dịp đón tiếp xứ quán Thổ Nhĩ Kì.
- Thể loại: Hài kịch.
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu → các nhà quý phái: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may trước khi mặc lễ phục.
- Phần 2: Còn lại: Cuộc đối thoại của ông Giuốc-đanh và những tay thợ phụ sau khi mặc lễ phục.
Tóm tắt văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
Đoạn trích kể chuyện bác phó may mang đến cho ông Giuốc-đanh bộ lễ phục thêu hoa ngược khiến ông tức giận. Nhưng khi nghe bác ta nói tất cả những người quý tộc đều mặc như vậy cả thì Giuốc-đanh tỏ vẻ rất hài lòng.
Đọc hiểu văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
Câu 1. Chú ý cách nói phóng đại của phó may.
- Cách nói phóng đại của phó may: hai chục chú thợ phụ để may bộ lễ phục.
Câu 2: Ông Giuốc-đanh bực bội vì điều gì?
+ Bộ lễ phục mang đến chậm, không phải màu đen, may hoa ngược.
+ Đôi bít tất: chật đến nỗi đã đứt 2 mắt.
+ Đôi giày: cũng chật khiến chân đau ghê gớm.
+ Vải may áo bị cắt bớt.
Câu 3: Phó may đã lừa ông Giuốc-đanh ra sao?
- Phó may đã nói rằng những người quý phái đều mặc áo ngược hoa.
Câu 4: Ông Giuốc-đanh phát hiện ra điều gì?
- Ông Giuốc-đanh phát hiện ra phó may đang mặc áo được may bằng vải mà ông đưa cho để may bộ lễ phục.
Câu 5: Các chỉ dẫn (in nghiêng) có tác dụng gì?
- Tác dụng: chỉ dẫn hành động của các nhân vật.
Câu 6: Chi tiết nào chứng tỏ ông Giuốc-đanh thích nịnh nọt?
Ông Giuốc-đanh: Yêu cầu nhắc lại, sung sướng, cười lớn, liên tục thưởng tiền ->Kẻ háo danh, ưa nịnh
Câu 7: Đám thợ phụ đã tôn xưng ông Giuốc-đanh bằng những từ nào?
Đám thợ phụ đã tôn xưng ông Giuốc-đanh bằng những từ: ông lớn, cụ lớn, đức ông.
Trả lời câu hỏi bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trang 102
Câu 1. Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về chuyện gì? Nhận biết và nêu tác dụng của các chỉ dẫn sân khấu ở văn bản này
- Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về việc ông Giuốc-đanh mặc thử bộ lễ phục do bác phó may may nhưng vì may hoa ngược nên ông rất tức giận. Tuy nhiên, sau khi thấy bác phó may bảo các quý tộc đều mặc thể nên đã vui vẻ mặc. Ngoài ra, ông lại được bốn thợ phụ đi theo bác phó may mặc đồ phụ, tung hô với cách xưng hô ông lớn, cụ lớn, đức ông nên ông Giuốc-đanh rất hài lòng và thưởng cho họ tiền.
- Những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản này được in nghiêng, đặt trong dấu ngoặc đơn, có tác dụng hướng dẫn người đọc nắm được các hành động của diễn viên kịch. Đồng thời giúp hiểu rõ về bối cảnh, không gian vở kịch.
Câu 2. Nêu lên một số chi tiết gây cười trong văn bản. Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết nào?
- Chi tiết gây cười trong văn bản:
+ Chi tiết hoa may ngược: phó may nói những người quý phái họ đều mặc vậy.
+ Thợ may xấu nhất lại đi thách thợ may giỏi nhất may được.
+ Bộ lễ phục xuề xòa, trông lố bịch lại được khen tấm tắc đẹp, quý phái.
+ Thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh: ông lớn, cụ lớn và đức ông. Sau mỗi lần gọi, ông Giuốc-đanh đều thưởng tiền cho họ.
- Biện pháp phóng đại được thể hiện rõ nhất ở chi tiết khi bốn thợ phụ mặc đồ cho ông Giuốc-đanh và gọi ông bằng loạt cái danh ông lớn, cụ lớn, đức ông để nịnh bợ mà lần nào ông Giuốc-đanh cũng vui vẻ và thưởng tiền cả ba lần.
Câu 3: Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là người thế nào? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.
Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-Đanh là một người thích ăn diện, muốn có vẻ bề ngoài sang trọng nhưng lại ngu dốt không có chút kiến thức nào về ăn mặc. Tính cách của Giuốc-đanh được thể hiện rõ trong đối thoại với bác phó may về bộ lễ phục. Ngoài ra, khi được bốn thợ phụ mặc đồ cho, được gọi bằng những danh xưng ông lớn, cụ lớn, đức ông thì ông cảm thấy sung sướng ra mặt, thấy mình sang trọng, quý phái nên đã thưởng cho bốn thợ phụ cả ba lần nịnh bợ mình.
Câu 4: Theo em, đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục muốn phê phán điều gì?
- Theo em, qua đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, tác giả muốn phê phán những người dốt nát muốn học đòi làm sang.
Câu 5: Nếu người thân hoặc bạn của em có tính cách như ông Giuốc-đanh, em sẽ khuyên họ như thế nào?
- Nếu người thân hoặc bạn của em có tính cách như ông Giuốc-đanh, em sẽ khuyên họ nhìn nhận lại bản thân, cần phải loại bỏ lập tức tính cách đó trong cuộc sống, bởi nó có thể gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh mình.
Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn bài Mở đầu Văn 8 Cánh Diều
- Soạn bài Tôi đi học lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Gió lạnh đầu mùa Cánh Diều lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 24 Cánh Diều tập 1
- Thực hành đọc hiểu Người mẹ vườn cau lớp 8
- Soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một hoạt động xã hội lớp 8 Cánh Diều
- Tự đánh giá Chuỗi hạt cườm màu xám
- Soạn bài Nắng mới Cánh Diều
- Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa trang 44
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 46 Cánh Diều tập 1
- Soạn bài Đường về quê mẹ trang 47
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ bảy chữ Cánh Diều
- Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ Cánh Diều
- Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 54 lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Quê người trang 56 Cánh Diều ngắn gọn
- Soạn bài Sao băng lớp 8 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI trang 64 ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 68 Cánh Diều
- Soạn bài Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại ngắn nhất
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Cánh Diều
- Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống lớp 8 trang 77
- Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiên tượng tự nhiên trang 80
- Soạn bài Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường
- Soạn Văn 8 bài Đổi tên cho xã
- Soạn bài Cái kính lớp 8
- Soạn Văn 8 Cánh Diều tập 1 trang 97
- Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trang 98
- Soạn bài Thi nói khoác ngắn nhất
- Soạn Văn 8 Cánh Diều Nghị luận về một vấn đề của đời sống
- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống - Cánh Diều trang 107
- Soạn bài Tự đánh giá Treo biển trang 108
- Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Nước Đại Việt ta siêu ngắn
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 118 Cánh Diều
- Thực hành đọc hiểu Chiếu dời đô lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ Cánh Diều
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 8 Cánh Diều
- Tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 8 Cánh Diều trang 136
- Soạn Văn Lão Hạc lớp 8
- Soạn bài Trong mắt trẻ ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 8 Cánh Diều trang 19 tập 2
- Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm truyện lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 Cánh Diều trang 30
- Tự đánh giá Cố hương lớp 8
- Soạn bài Mời trầu lớp 8 Cánh Diều
- Soạn văn 8 Cánh Diều bài Cảnh khuya
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 43 Cánh Diều tập 2 (chuẩn)
- Thực hành đọc hiểu Xa ngắm thác núi Lư
- Soạn bài Vịnh khoa thi Hương lớp 8 Cánh Diều
- Soạn Viết phân tích một tác phẩm thơ lớp 8 Cánh Diều
- Nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một tác phẩm thơ
- Soạn bài Tự đánh giá Qua đèo Ngang lớp 8
- Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí lớp 8 Cánh Diều
- Soạn Văn 8 Đánh nhau với cối xay gió ngắn gọn
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 67 tập 2
- Soạn Văn 8 Cánh Diều bài Bên bờ Thiên Mạc
- Soạn Nghị luận về một vấn đề của đời sống lớp 8 trang 72
- Soạn Nghe và tóm tắt nội dung người khác giới thiệu trang 75
- Soạn bài Tức nước vỡ bờ Cánh Diều
- (Ngắn nhất) Soạn bài Người cha và con gái
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 112 tập 2
- Soạn Văn 8 - Cánh Diều trang 113 Tập 2
- Soạn Viết bài giới thiệu một cuốn sách lớp 8 Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu một cuốn sách lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Tập truyện quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 kì 2 sách mới Cánh Diều 2024
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 lớp 8 Cánh Diều
- Tự đánh giá cuối học kì 2 Văn 8 Cánh Diều
Bài viết hay Ngữ văn 8 Cánh Diều
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 8 Cánh Diều
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh
Soạn bài Tự đánh giá Treo biển trang 108
Soạn Văn Lão Hạc lớp 8
Soạn bài Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI trang 64 ngắn nhất
Soạn bài Trong mắt trẻ ngắn nhất