Đoạn văn nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích (3 mẫu)

Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó. Đây là nội dung câu hỏi số 4 trang 98 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Cánh Diều bài Thực hành tiếng Việt về nghĩa hàm ẩn và nghĩa tường minh trong câu. Sau đây là một số đoạn văn nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích ngắn gọn, mời các em cùng tham khảo.

1. Đoạn văn ngắn nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích - mẫu 1

Trong kho tàng văn học dân gian của ông cha ta có rất nhiều câu tục ngữ mang tính triết lý sâu sắc đối với đời sống con người. Một trong số các câu tục ngữ mà em cảm thấy rất tâm đắc chính là câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Xét theo nghĩa đen, ta hiểu rằng sự bền bỉ của đồ vật quan trọng nhất vẫn là dựa vào chất liệu của nó. Nếu được làm từ một loại gỗ tốt, chắc hẳn đồ vật ấy sẽ còn bền mãi với thời gian thay vì một chất liệu kém được phủ một lớp sơn bóng bẩy bên ngoài. Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa hàm chứa trong câu nói này chính là lời khuyên vô cùng quý giá khi nhìn nhận, đánh giá một con người. Chớ coi trọng cái vẻ hòa nhoáng bên ngoài mà quên mất những giá trị đích thực bên trong. Câu tục ngữ khuyên răn con người cần sống chân thật với con người của mình, chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”. Quả thực, đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng em vẫn thấy giá trị của câu tục ngữ vẫn luôn song hành với thời gian.

2. Đoạn văn ngắn nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích - mẫu 2

Tục ngữ ca dao là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nền văn học Việt Nam. Ông cha ta từ xa xưa đã khuyên dạy chúng ta rất nhiều điều qua những câu tục ngữ đó. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên đúng đắn về sự kiên trì nhẫn nại được cha ông ta gửi gắm tới thế hệ sau. Hiểu theo nghĩa đen của câu tục ngữ thì việc kiên trì mài sắt ta có thể tạo ra được một chiếc kim. Tuy nhiên hàm ý sâu xa của câu nói chính là một bài học giáo dục lòng kiên trì, nhẫn nại, vận dụng ý chí, nghị lực, lòng kiên trì vào công việc phục vụ cho con người, cho xã hội. Cho dù ở bất cứ thời đại nào việc học tập và rèn luyện đòi hỏi người ta phải nỗ lực không ngừng mới đạt được kết quả. Bởi vậy, không thể không "mài sắt" để "thành kim".

3. Đoạn văn ngắn nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích - mẫu 3

Từ xưa, nhân dân ta đã khẳng định rằng môi trường xã hội và đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi con người. Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng đã nói lên điều đó. Người xưa mượn mực để ám chỉ những cái xấu xa. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng. Đến gần đèn ta sẽ được soi sáng. Cho nên đèn tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa. Mượn hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ ngầm nhở: Nếu giao du với với hạng người xấu, ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; nếu ta kết bạn với những người tốt thì ta sẽ học tập được nhiều điều hay, điều tốt. Câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng là một lời khuyên thiết thực và bổ ích. Em cũng rút ra từ đó bài học bổ ích cho bản thân là phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong để có được một quan điểm sống lành mạnh, đúng đắn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.415
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm