Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Cánh Diều

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là nội dung bài học trang 74 SGK Ngữ văn 8 Cánh Diều tập 1. Trong bài học này các em sẽ được tiếp thu các kiến thức về cách tạo lập một văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. Sau đây là gợi ý soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8 Cánh Diều trang 74, mời các bạn cùng tham khảo.

Thực hành trang 74 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh Diều

Đề bài: Giới thiệu hiện tượng núi lửa

1. Dàn ý giới thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên núi lửa

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên núi lửa

Ví dụ: Trong tự nhiên có rất nhiều hiện tượng lí thú mà con người cần tìm hiểu. Một trog những hiện tượng có thể kể đến chính là hiện tượng núi lửa phun trào

- Thân bài: Thuyết minh, giải thích về hiện tượng tự nhiên núi lửa:

+ Giải thích núi lửa là gì?

+ Hiện tượng núi lửa phun trào

+ Phân loại núi lửa như thế nào?

+ Lợi ích và tác hại mà núi lửa mang lại với con người, với môi trường tự nhiên.

- Kết bài: Khái quát lại về hiện tượng núi lửa.

2. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên núi lửa

Núi lửa là một hiện tượng thiên nhiên có tác động trực tiếp đến đời sống con người cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Vậy bạn đã biết núi là gì chưa hay những nguyên nhân hình thành lên núi lửa cũng như những tác động của núi lửa đối với đời sống của con người?

Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Các khoáng chất này vẫn được gọi là dung nham. Dung nham là đá nóng chảy trào ra từ núi lửa trong quá trình phun trào. Khi phun trào từ núi lửa, nó ở thể lỏng ở nhiệt độ khoảng 700 °C đến 1.200 °C.

Phân loại núi lửa

  • Núi lửa đang hoạt động
  • Núi lửa đang hồi dung nham
  • Núi lửa không hoạt động nữa

Nguyên nhân hình thành núi lửa

Do hiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng.

Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

Tác hại của núi lửa 

  • Dung nham nóng chảy trào trên mặt đất, với số lượng lớn, tốc độ nhanh, phủ trên diện rộng có thể hủy diệt các vật thể sống
  • Phủ lấp, làm hư hại các công trình giao thông thủy lợi… cũng như các tài sản khác do con người tạo ra
  • Gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên sinh học của vùng bị ảnh hưởng, tăng tính nhạy cảm của những thiên tai nguy hiểm như: lũ lụt, lở đất, sói mòn…
  • Thảm họa sóng thần: các núi lửa hoạt động dưới hoặc xung quanh biển có thể gây nên những con sóng cao khủng khiếp, gọi là sóng thần.
  • Ô nhiễm môi trường: số lượng lớn tro bụi sinh ra sau mỗi đợt núi lửa phun trào sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự hô hấp của con người và động vật, làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước…
  • Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: khi hơi nước (được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động) kết tụ lại dẫn đến mưa lớn và nguy cơ lũ lụt. Ngoài ra, người ta còn cho rằng lượng khí được phun ra rất giàu lưu huỳnh sau đó sẽ tích tụ trong bầu khí quyển trong khoảng thời gian dài góp phần làm thủng tầng ozone và tầng bình lưu. Khi những đám tro bụi độc bay lên, chúng sẽ hóa ion không khí, gây ra bão điện.

Lợi ích của núi lửa

  • Nguồn tài nguyên khoáng sản: Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Các khoáng sản này bao gồm thiếc, bạc, vàng, đồng và thậm chí kim cương cũng hiện diện trong đá núi lửa.
  • Năng lượng địa nhiệt: Hơi nóng từ trong lòng đất được sử dụng để chạy các tuốc-bin sản sinh ra điện năng, hoặc được ứng dụng cho nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình và chạy máy nước nóng.
  • Đất đai màu mỡ: Đá núi lửa rất giàu các khoáng chất thiên nhiên. Nhưng phải trải qua hàng ngàn năm, các khối đá này mới bị bể vụn do tác động của thời tiết, môi trường… tạo thành nền đất vô cùng trù phú, màu mỡ.
  • Hoạt động du lịch: Hàng năm vào các mùa khác nhau, các ngọn núi lửa thu hút hàng triệu du khách tham quan. Đa phần du khách chờ đến thời khắc được tận mắt ngắm nhìn những khối tro bụi nóng màu đỏ lửa bắn tung lên bầu trời.

Như vậy, có thể thấy ngoài những tác hại đối với đời sống còn người và tự nhiên thì núi lửa cũng mang lại những mặt tích cực nhất định đối với đời sống con người.

3. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp, phối hợp

Đoạn văn diễn dịch về lợi ích của núi lửa

Núi lửa khi phun trào mang lại nhiều lợi ích đối với đời sống con người. Đá núi lửa rất giàu các khoáng chất thiên nhiên sẽ tạo thành nền đất vô cùng trù phú, màu mỡ. Hàng năm vào các mùa khác nhau, các ngọn núi lửa thu hút hàng triệu du khách tham quan. Ngoài ra, Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản cũng góp phần làm giàu thêm nguồn tài nguyên của đất nước.

Đoạn văn quy nạp về lợi ích của núi lửa

Mỗi khi núi lửa phun trào mang theo rất nhiều hành phần khoáng sản trong dung nham. Đá núi lửa rất giàu các khoáng chất thiên nhiên cũng là một trong những yếu tố kiến tạo nền đất trở nên vô cùng trù phú và màu mỡ thuân lợi cho phát triển nông nghiệp. Cùng với đó là vẻ đẹp trời phú cho những ngọn núi lửa đã thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan mỗi năm thúc đẩy phát triển ngành du lịch của đất nước. Tóm lại, núi lửa khi phun trào mang lại nhiều lợi ích tới đời sống con người.

Đoạn văn phối hợp về lợi ích của núi lửa

Trong đời sống ngày này, chúng ta không thể phủ nhận được những lợi ích mà những ngọn núi lửa mang lại. Trước hết, chúng mang lại nguồn mỏ khoáng sản phong phú, dồi dào, thúc đẩy nền kính tế khai thác khoáng sản lên cao. Núi lửa còn mang lại năng lượng địa nhiệt: hơi nóng từ miệng núi lửa có thể được sử dụng để chạy các tua bin sản sinh ra điện năng hoặc được ứng dụng cho nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình và chạy máy nước nóng. Ngoài ra, tro bụi mà lửa phun trào có thể làm đất đai tơi xốp, màu mỡ thích hợp canh tác các sản phẩm nông nghiệp như nho, rau củ quả, cam, chanh, dược thảo, hoa,… Như vậy, núi lửa không chỉ gây ra những tác hại ghê gớm mà chúng còn đem lại cho con người nhiều lợi ích.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 3.786
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm