Soạn Nghe và tóm tắt nội dung người khác giới thiệu trang 75
Soạn bài Nói và nghe trang 75 SGK văn 8 Cánh Diều tập 2
Nghe và tóm tắt nội dung người khác giới thiệu là nội dung bài Nói và nghe trang 75 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Cánh Diều. Thông qua bài học này, các em sẽ nắm được cách nghe và tóm tắt lại những thông tin từ người khác truyền tới một cách chính xác nhất. Sau đây là gợi ý soạn bài Nói và nghe - Nghe và tóm tắt nội dung người khác giới thiệu lớp 8 Cánh Diều, mời các em cùng tham khảo.
Đề bài: Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về nhân vật Trần Bình Trọng với câu nói bất hủ: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”
Chuẩn bị
Bước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt.
- Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.
- Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày:
+ Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu để ghi tóm tắt.
+ Tóm lược các ý chính dưới dạng từ, cụm từ.
- Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.
Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa.
- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).
- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.
Bài viết tham khảo
Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về nhân vật Trần Bình Trọng với câu nói bất hủ: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
Trong lịch sử nước Việt ta còn ghi lại rất nhiều câu nói bất hủ của các bậc anh hùng dân tộc, làm rạng danh nước nhà. Một trong những câu nói bất hủ phải kể đến là lời mắng: "Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc" của danh tướng Trần Bình Trọng thời nhà Trần.
Trần Bình Trọng sinh năm Kỷ Mùi (1259), là người xã Bảo Thái (nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Ông vốn là hậu duệ của vua Lê Đại Hành. Do cha Trần Bình Trọng làm quan dưới triều Trần Thánh Tông lập được nhiều công trạng lớn, nên được nhà vua ân sủng ban cho quốc thích (cho mang theo họ vua). Bởi vậy, Trần Bình Trọng mới có họ Trần, thay vì mang họ Lê. Về chuyện này, sách Toàn thư, quyển V, kỷ Nhân Tông hoàng đế có đoạn viết: "Bình Trọng dòng dõi Lê Đại Hành, chồng sau của công chúa Thụy Bảo, do ông cha làm quan đời Trần Thái Tông, nên được cho quốc tính nhà họ Trần".
Câu chuyện Trần Bình Trọng hy sinh oanh liệt sau lời mắng nhiếc lũ giặc ngoại xâm xảy ra dưới thời vua Trần Nhân Tông, trong cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 do sự chênh lệch quá lớn về quân số, mũi quân đánh chặn của Trần Bình Trọng thất bại, Trần Bình Trọng bị bắt sống. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cầm chân địch khi chúng hoàn toàn mất dấu vết nhà Trần sau trận đánh này.
Để moi móc thông tin, tướng giặc đã dùng mọi cách với Trần Bình Trọng, từ dọa dẫm tới mềm mỏng. Nhưng Trần Bình Trọng quyết không nói nửa lời. Cuối cùng, tướng giặc dụ dỗ sẽ xin phong vương nếu Trần Bình Trọng quy hàng, nhưng ông đã khẳng khái thét mắng vào mặt chúng: "Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc". Lời thét mắng ấy thể hiện rõ quan điểm khẳng định Đại Việt là một nước độc lập và có ý coi thường triều đình phương Bắc khi ông chỉ gọi nhà Nguyên Mông là "đất Bắc". Lời thét mắng ấy của Trần Bình Trọng khiến quân giặc giận tím mặt. Chúng giết ông ngay tức khắc. Sử sách còn ghi lại thời điểm ấy là tháng Chạp năm Ất Dậu (1285). Năm ấy, Trần Bình Trọng mới có 26 tuổi. Câu nói của ông đã thể hiện tinh thần bất khuất và tấm lòng yêu nước to lớn của một vị chính nhân quân tử. Câu nói ấy đến ngày nay vẫn còn truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, để học biết sống và cống hiến cho Tổ quốc.
Nhờ sự chiến đấu anh dũng và sự hy sinh oanh liệt, thà chết chứ không chịu làm lộ thông tin quân sự của triều đình, của Trần Bình Trọng, triều đình nhà Trần mới có thời gian và điều kiện để chuẩn bị lực lượng phản công. Sau đó chỉ vài tháng, quan quân nhà Trần đã dốc toàn lực phản công, đập tan quân Nguyên Mông. Nhiều tướng giặc bị chém đầu tại trận, trong đó có Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán. Riêng Thoát Hoan hoảng sợ phải chui vào ống đồng để tránh tên bắn, bắt quân lính khiêng chạy chối chết về nước.
Cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ 2 thắng lợi ròn rã nhờ công đóng góp không nhỏ của Trần Bình Trọng. Bởi thế, khi xét công trạng, vua Nhân Tông đã truy phong ông là Bảo nghĩa vương.
Tưởng nhớ công ơn và cảm khí tiết của Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, ngày nay, tên của ông được đặt cho nhiều đường, phố ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Riêng ở Hà Nội, tên của Trần Bình Trọng được đặt cho tuyến phố nối từ phố Trần Hưng Đạo tới phố Trần Nhân Tông - hai nhân vật anh hùng cùng thời với Trần Bình Trọng gắn liền với chiến thắng vang dội trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, lần thứ 2 và lần thứ 3.
Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc
Mắt Biếc là cuốn tiểu thuyết kể về cuộc đời của Ngạn. Ngạn sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng tên Đo Đo, thuộc xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đây cũng là quê quán của tác giả. Lớn lên cùng với Ngạn là cô bạn hàng xóm có đôi mắt đẹp tuyệt trần tên Hà Lan. Tuổi thơ của Ngạn và Hà Lan đã gắn bó với nhau cùng với những kỉ niệm đẹp như đồi sim, đánh trống trường,…
Tình bạn thời còn trẻ thơ dần dần biến thành tình yêu thầm lặng của Ngạn dành cho Hà Lan. Đến khi trưởng thành, cả hai phải rời làng ra thành phố để tiếp tục học. Tuy tấm lòng của Ngạn luôn hướng về Hà Lan, nhưng Hà Lan không thể cưỡng lại những cám dỗ của cuộc sống ở nơi xa hoa chốn thành thị, và cuối cùng cô cũng ngã vào vòng tay của Dũng. Dũng là một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi võ nhưng thiếu đứng đắn. Ngạn rất đau khổ khi nhìn Hà Lan phải sống một cuộc sống không có hạnh phúc.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn Nghị luận về một vấn đề của đời sống lớp 8 trang 72
Soạn Văn 8 Cánh Diều bài Bên bờ Thiên Mạc
Suy nghĩ ý kiến Ai chiến thắng mà không hề chiến bại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần
Soạn Văn 8 Đánh nhau với cối xay gió ngắn gọn
Suy nghĩ câu Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc
Suy nghĩ về câu tục ngữ chết trong còn hơn sống đục lớp 8 siêu hay
Thực hành tiếng Việt 8 trang 67 tập 2
Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí lớp 8 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn bài Mở đầu Văn 8 Cánh Diều
- Soạn bài Tôi đi học lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Gió lạnh đầu mùa Cánh Diều lớp 8
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 24 Cánh Diều tập 1
- Thực hành đọc hiểu Người mẹ vườn cau lớp 8
- Soạn bài Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một hoạt động xã hội lớp 8 Cánh Diều
- Tự đánh giá Chuỗi hạt cườm màu xám
- Soạn bài Nắng mới Cánh Diều
- Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa trang 44
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 46 Cánh Diều tập 1
- Soạn bài Đường về quê mẹ trang 47
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ bảy chữ Cánh Diều
- Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ Cánh Diều
- Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 54 lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Quê người trang 56 Cánh Diều ngắn gọn
- Soạn bài Sao băng lớp 8 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI trang 64 ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 68 Cánh Diều
- Soạn bài Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại ngắn nhất
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Cánh Diều
- Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống lớp 8 trang 77
- Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiên tượng tự nhiên trang 80
- Soạn bài Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường
- Soạn Văn 8 bài Đổi tên cho xã
- Soạn bài Cái kính lớp 8
- Soạn Văn 8 Cánh Diều tập 1 trang 97
- Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trang 98
- Soạn bài Thi nói khoác ngắn nhất
- Soạn Văn 8 Cánh Diều Nghị luận về một vấn đề của đời sống
- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống - Cánh Diều trang 107
- Soạn bài Tự đánh giá Treo biển trang 108
- Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Nước Đại Việt ta siêu ngắn
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 118 Cánh Diều
- Thực hành đọc hiểu Chiếu dời đô lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ Cánh Diều
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 8 Cánh Diều
- Tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 8 Cánh Diều trang 136
- Soạn Văn Lão Hạc lớp 8
- Soạn bài Trong mắt trẻ ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 8 Cánh Diều trang 19 tập 2
- Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm truyện lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội lớp 8 Cánh Diều trang 30
- Tự đánh giá Cố hương lớp 8
- Soạn bài Mời trầu lớp 8 Cánh Diều
- Soạn văn 8 Cánh Diều bài Cảnh khuya
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 43 Cánh Diều tập 2 (chuẩn)
- Thực hành đọc hiểu Xa ngắm thác núi Lư
- Soạn bài Vịnh khoa thi Hương lớp 8 Cánh Diều
- Soạn Viết phân tích một tác phẩm thơ lớp 8 Cánh Diều
- Nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một tác phẩm thơ
- Soạn bài Tự đánh giá Qua đèo Ngang lớp 8
- Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí lớp 8 Cánh Diều
- Soạn Văn 8 Đánh nhau với cối xay gió ngắn gọn
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 67 tập 2
- Soạn Văn 8 Cánh Diều bài Bên bờ Thiên Mạc
- Soạn Nghị luận về một vấn đề của đời sống lớp 8 trang 72
- Soạn Nghe và tóm tắt nội dung người khác giới thiệu trang 75
- Soạn bài Tức nước vỡ bờ Cánh Diều
- (Ngắn nhất) Soạn bài Người cha và con gái
- Thực hành tiếng Việt 8 trang 112 tập 2
- Soạn Văn 8 - Cánh Diều trang 113 Tập 2
- Soạn Viết bài giới thiệu một cuốn sách lớp 8 Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu một cuốn sách lớp 8 Cánh Diều
- Soạn bài Tập truyện quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 kì 2 sách mới Cánh Diều 2024
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 lớp 8 Cánh Diều
- Tự đánh giá cuối học kì 2 Văn 8 Cánh Diều
Bài viết hay Ngữ văn 8 Cánh Diều
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 8 Cánh Diều
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh
Soạn bài Tự đánh giá Treo biển trang 108
Soạn Văn Lão Hạc lớp 8
Soạn bài Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI trang 64 ngắn nhất
Soạn bài Trong mắt trẻ ngắn nhất