Nêu điều tác giả muốn nói qua bài thơ Mời trầu

Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm. Nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ này bằng một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng). Đây là nội dung câu hỏi số 5 trang 41 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Cánh Diều bài Mời trầu của Hồ Xuân Hương. Sau đây là một số đoạn văn nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ Mời trầu hay và ngắn gọn, mời các bạn cùng tham khảo.

Đoạn văn nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ Mời trầu

Đoạn văn nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ Mời trầu - mẫu 1

Bài thơ mời trầu là một thi phẩm xuất sắc được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích của Hồ Xuân Hương. Bài thơ Mời Trầu mang đậm phong cách thơ của bà, là tiếng nói bênh vực số phận bi thảm của người phụ nữ trong thời kì xưa. Chỉ với bốn câu thơ nhưng cũng đủ bộc lộ những tâm tư của bà về tình duyên và cuộc đời. Từ miếng trầu, Hồ Xuân Hương muốn nói đến tình người, đến mối quan hệ giữa con người với nhau không phải ở hình thức giao đãi bên ngoài mà chủ yếu là sự gắn chân tình thủy chung với nhau. Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại. Qua đó là một tiếng nói trân trọng người phụ nữ, trân trọng những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.

Đoạn văn nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ Mời trầu - mẫu 2

Mời trầu là mộ trong những bài thơ nổi tiếng của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Thông qua hình ảnh mời trầu tác giả muốn thể hiện tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ muốn được vẹn tình, khát khao với tình yêu và cuộc đời. Hình ảnh miếng trầu đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng về miếng trầu truyền thống gắn liền với những niềm vui như đám cưới, nó cũng gắn liền với những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam trong sự tích trầu cau. Còn ở đây thì sao? Miếng trầu ấy thể hiện được nỗi lòng Xuân Hương khao khát có một tình yêu thật sự, một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm. Bài thơ không chỉ đơn giản nói về duyên trầu mà Hồ Xuân Hương đã nói đến duyên phận của con người, của người phụ nữ thời phong kiến. Cái duyên ấy bấp bênh bạc bẽo như vôi. Như trong một số bài khác bà có nhắc nhiều đến duyên phận của người phụ nữ ‘thân em vừa trắng lại vừa tròn – bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi nước). Qua đó gợi lòng thương cảm tới những con người có niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi, một tình yêu son sắt thủy chung.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 173
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm