Thực hành đọc hiểu Xa ngắm thác núi Lư

Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật của Lý Bạch. Qua bài thơ các em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lý Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm trạng phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ. Sau đây là mẫu soạn bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 8 Cánh Diều, mời các em cùng tham khảo.

 Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư

1. Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 8 tác giả tác phẩm

1. Tác giả:

- Lí Bạch (701-762).

- Là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, được mệnh danh là “Tiên thi”.

- Thơ ông luôn thề hiện một tâm hồn tự do, phóng khoáng. Lý Bạch

Hình ảnh trong thơ ông thường kì vĩ, lãng mạn, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.

- Tác phẩm tiêu biểu: Ông viết cà ngàn bài thơ vê đề tài chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn trong đó tiêu biểu như: Tĩnh dạ tứ.

Nguyệt hạ độc chước kỳ 1, Nguyệt dạ giang hành ký Thôi viên ngoại Tông Chi, Đối tửu, Cửu nguyệt thập nhật tức sự, Vọng Lư sơn bộc bố.

2. Tác phẩm:

a. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

b. Xuất xứ bản dịch:

- Bài thơ được Tương Như dịch, trong thơ Đường tập II, nhà xuất bản văn học, Hà Nội 1987. 2. Tác phẩm

- In trong tập thơ Đường, tập II.

c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả.

d. Bố cục (2 phần):

- Câu 1: Tả đỉnh núi Hương Lô.

- Câu 2, 3, 4: Vẻ đẹp khác nhau của thác nước.

2. Đọc hiểu Xa ngắm thác núi Lư

Chú ý các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong mỗi câu thơ.

Trả lời:

Nghệ thuật so sánh và phóng đại.

3. Trả lời câu hỏi cuối bài Xa ngắm thác núi Lư trang 46

Câu 1 trang 46 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2 Cánh Diều

Qua phần Dịch thơ, hãy xác định một số đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt Đường luật của bài Xa ngắm thác núi Lư.

Trả lời:

- Bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

Câu 2 trang 46 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2 Cánh Diều

Có thể chia bài Xa ngắm thác núi Lư thành hai phần: câu đầu và ba câu còn lại. Hãy cho biết nhiệm vụ mỗi phần của bài thơ.

Trả lời:

- Phần 1: Miêu tả khung cảnh núi Hương Lô.

- Phần 2: Miêu tả khung cảnh thác nước núi Lư.

Câu 3 trang 46 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2 Cánh Diều

Xác định vị trí đứng ngắm thác nước của Lý Bạch và cho biết lợi thế của việc chọn điểm nhìn đó để quan sát và miêu tả cảnh vật.

Trả lời:

- Vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả: từ xa và ở vị trí thấp hơn so với chiều cao của thác nước.

- Lợi thế: Vị trí đó giúp nhà thơ có thể nhìn thấy toàn cảnh của thác nước.

Câu 4 trang 46 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2 Cánh Diều

Vẻ đẹp của thác nước đã được Lý Bạch miêu tả như thế nào trong cả bài thơ? Hãy phân tích để thấy được vẻ đẹp đó.

Trả lời:

- Vẻ đẹp của thác nước đã được Lý Bạch miêu tả:

+ Câu thứ 2: Hình ảnh trung tâm của bức tranh là thác nước đã hiện lên ngay trước mắt chúng ta qua việc dùng từ “quải” rất thành công của tác giả: từ “quải” (treo) đã biến cái động thành tĩnh, vì đứng từ xa ngắm nên nhìn thác nước giống như một dải lụa trắng được treo giữa vách núi và dòng sông phía trước. Từ “quải” đã mang lại giá trị thẩm mĩ cao cho bài thơ, giúp cho hình tượng thác nước trở nên sống động và hùng vĩ.

+ Câu thứ 3: Tác giả đã miêu tả dòng thác chảy từ trên cao xuống “ba nghìn thước” trong trạng thái động ở các phương diện:

Tốc độ dòng chảy: “phi” (bay) nhanh khủng khiếp.

Độ dốc của thác: “trực há” đổ thẳng xuống thành đường thẳng đứng vuông góc với dòng sông.

Độ cao: cao vời vợi tới ba nghìn thước.

= > Câu thơ như mở ra một không gian ba chiều rộng lớn, một khung cảnh hùng vĩ và tráng lệ.

+ Câu thứ tư: Dòng thác như dải Ngân Hà tuột khỏi chín tầng mây = > Thác nước không chỉ kì vĩ mà rất đẹp và huyền ảo

Câu 5 trang 46 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2 Cánh Diều

Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật mà nhà thơ sử dụng để khắc họa hình ảnh đó.

Trả lời:

- Hình ảnh khiến em ấn tượng nhất là: “Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”. Tác giả sử dụng cách nói trừu tượng khiến cho hình ảnh dải sáng nhạt với những vì tinh tú nhấp nháy, vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ, không phải là một dòng sông thực, mà chỉ là một dòng sông trong tưởng tượng.

Câu 6 trang 46 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2 Cánh Diều

Qua vẻ đẹp của cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em có thể thấy được những nét gì trong tâm hồn và tính cách của Lý Bạch?

Trả lời:

Qua vẻ đẹp của cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, ta thấy Lí Bạch là người có tấm lòng yêu thiên nhiên, trân trọng và tự hào đối với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Đồng thời qua đó ta cũng thấy được tài thơ điêu luyện, tính cách hào phóng và mạnh mẽ, dứt khoát của nhà thơ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 925
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm