Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích Cánh Diều

Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích Cánh Diều là nội dung đề 1 trang 138 Ngữ văn 8 Cánh Diều tập 1 thuộc phần Tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 8 Cánh Diều trang 136. Sau đây là một số gợi ý chi tiết giúp các em nắm được cách viết bài giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên, mời các em cùng tham khảo.

Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích - nhật thực

Một trong những hiện tượng tự nhiên vô cùng lý thú mà chúng ta vẫn được nghe thấy hoặc chứng kiến trong tự nhiên chính là nhật thực. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nhật thực là gì cũng như nguyên lý xảy ra hiện tượng này.

Có thể hiểu nhật thực là hiện tượng mặt trời bị che khuất hoàn toàn hoặc một phần bởi mặt trăng khi chúng cùng nằm trên một đường thẳng với Trái Đất. Trong khi mặt trăng di chuyển qua mặt trời, nó sẽ che phủ mặt trời và làm cho nó trở nên tối hơn. Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, và mặt trăng che khuất hoàn toàn hoặc một phần của mặt trời từ quan sát trên Trái Đất.

Ta có thể phân loại nhật thực ra làm 3 các như sau:

Nhật thực toàn phần: Khi mặt trăng, mặt trời và trái đất thẳng hàng với nhau. Đồng thời mặt trăng ở gần trái đất nên che phủ hoàn toàn mặt trời.

Nhật thực một phần: Khi mặt trăng, mặt trời và trái đất không hoàn toàn thẳng hàng với nhau. Lúc này mặt trăng chỉ có thể che khuất một phần mặt trời.

Nhật thực hình khuyên: Khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm thẳng hàng với nhau nhưng do mặt vị trí của mặt trăng khá xa trái đất nên không thể che khuất được hết mặt trời mà chỉ tạo ra hình tròn màu đen ở giữa.

Nhật thực lai: Nhật thực lao bao gồm nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Khi nhật thực lai xảy ra, một số vùng trên Trái Đất sẽ quan sát được pha toàn phần, một số vùng khác sẽ quan sát được pha hình khuyên, một số nơi khác nữa chỉ thấy được một phần.

Có thể thấy đây là một hiện tự nhiên rất thú vị. Nhật thực không hề mang đến điềm xui cho con người như những quan niệm cổ đại. Tuy nhiên để quan sát hiện tượng tự nhiên này một cách an toàn, các bạn nhớ bảo vệ mắt một đúng cách nhé.

Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích - nguyệt thực

Cùng với nhật thực, nguyệt thực cũng là một hiện tượng tự nhiên thú vị, được nhiều người yêu thích và mong chờ.

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng nằm trên cùng một đường thẳng, trong đó Trái Đất nằm ở giữa. Ngoài ra, hiện tượng này còn cần một điều kiện quan trọng không kém đó là nó chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn mà thôi. Lúc này, toàn bộ ánh sáng Mặt Trời sẽ bị bóng của Trái Đất che khuất, khiến Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời và không thể phản chiếu lại bất kì ánh sáng nào cả. Đó chính là cách mà nguyệt thực diễn ra.

Mỗi lần xuất hiện, nguyệt thực có thể kéo dài trong vài giờ và có thể nhìn từ bất kì vị trí nào trên Trái Đất. Đặc biệt, con người có thể thoải mái quan sát hiện tượng này bằng mắt thường mà không lo bị ảnh hưởng. Đó là những ưu điểm của hiện tượng này so với nhật thực.

Hiện tượng nguyệt thực được chia thành hai loại dựa vào diện tích Mặt Trăng bị Trái Đất che khỏi tia sáng Mặt Trời. Nếu Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng tối của Trái Đất thì khi đó ánh trăng sẽ chuyển sang màu đỏ đồng hoặc cam sẫm, gọi là nguyệt thực toàn phần. Nếu Mặt Trăng chỉ nằm trong vùng tối Trái Đất một phần, phần còn lại vẫn tiếp nhận tia sáng Mặt Trời, thì ta có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen hoặc đỏ sẫm che khuất một phần Mặt Trăng, gọi là nguyệt thực một phần. Trong đó, hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện trước hoặc sau khi xảy ra nguyệt thực toàn phần.

Màu sắc của nguyệt thực tạo ra cho mặt trăng đã trở thành điểm nhấn của hiện tượng tự nhiên này. Nó thu hút nhiều người cùng xem và chụp ảnh lưu niệm. Đồng thời, vì màu đỏ đặc trưng mà hiện tượng này còn được nhiều người cho rằng là tín hiệu của một điều gì đó sắp xảy đến.

Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích - cực quang

Mẹ thiên nhiên luôn ẩn chứa trong mình những điều bí ẩn kì diệu. Và trong bài thuyết trình ngày hôm nay, mình xin chia sẻ đến các bạn một số thông tin tìm hiểu về hiểu tượng cực quang.

Cực quang là gì?

Cực quang là hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm. Những dải sáng đủ màu sắc thay đổi liên tục không ngừng và chuyển động lên xuống giống như những dải lụa uốn lượn mềm dẻo sặc sỡ trên bầu trời. Hiện tượng này sẽ diễn ra mạnh nhất sau khi xảy ra sự phun trào của ánh sáng mặt trời.

Nguyên nhân hình thành hiện tượng cực quang?

Theo thiên văn học, hiện tượng cực quang được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt Trời với tầng khí quyển bên trên của Trái Đất. Giải thích cụ thể là do các hạt mang điện trong luồng vật chất từ Mặt Trời phóng tới Trái Đất, khi các hạt này tiếp xúc với từ trường của Trái Đất thì chúng bị đổi hướng do tác dụng của lực Lorentz. Lực này làm cho các hạt chuyển động theo quỹ đạo xoắn ốc dọc theo đường cảm ứng từ của Trái Đất. Tại hai cực các đường cảm ứng từ hội tụ lại và làm cho các hạt mang điện theo đó đi sâu vào khí quyển.
Khi đi sâu vào khí quyển các hạt mang điện va chạm với các phân tử, nguyên tử trong khí quyển Trái Đất và giải phóng ra các photon (ánh sáng). Do thành phần khí quyển chứa nhiều khí khác nhau, khi bị kích thích mỗi loại khí phát ra ánh sáng có bước sóng khác nhau, tức là nhiều màu sắc khác nhau do đó tạo ra nhiều dải sáng với nhiều màu sắc trên bầu trời ở hai cực.

Đặc điểm và tính chất của hiện tượng cực quang

Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích - cực quang

Đặc điểm

Các hiện tượng cực quang có một đặc điểm chung đó là có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Ngoài ra, do sự tương tác của những cơn gió mang điện từ mặt trời tới trái đất là không giống nhau. Vì thế, màu sắc của các dải ánh sáng cũng sẽ khác nhau. Thông thường, cực quang sẽ có màu vàng ánh lục. Tuy nhiên, các tia trên cao có thể sẽ có màu đỏ ở đỉnh. Một số khác sẽ có màu lam nhạt do sự va chạm của ánh sáng mặt trời và phần đỉnh của các tia cực quang. Các cung cực quang sáng và rõ ở độ cao lên tới 100km trên bề mặt Trái Đất. Khi bắt đầu xuất hiện, các cung cực quang gần như đứng im sau đó sẽ chuyển động và đổi hướng.

Bên cạnh việc tạo ra các ánh sáng với nhiều dải màu khác nhau, cực quang có một đặc điểm nữa là các hạt mang năng lượng còn tạo ra nhiệt. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của bức xạ hồng ngoại và các trận gió mạnh trên lớp khí quyển, nhiệt có thể bị tiêu tan.

Tính chất

Màu của cực quang sẽ phụ thuộc vào loại khí cụ thể có trong khí quyển cũng như trạng thái cụ thể của chúng khi va chạm với các hạt mang năng lượng. Hai màu lục và đỏ được tạo bởi oxi nguyên tử và khí nitơ tạo ra cực quang màu lam.

Có thể quan sát hiện tượng cực quang ở đâu?

Ở càng gần hai cực của trái đất thì bạn càng dễ dàng quan sát được cực quang. Nhưng ở hai cực này khí hậu rất khắc nghiệt thậm chí có những nơi còn không có người sống. Tại các nước Bắc Âu bạn có thể đã quan sát hiện tượng cực quang này. Điểm “săn” cực quang được nhiều người yêu thích nhất chính là các quốc gia như: Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, Bắc Siberia, Alaska và Bắc Canada.

Như vậy, có thể thấy cực quang là một hiện tượng tự nhiên rất kì thú. Nếu có dịp các bạn có thể ghe thăm các nước du lịch có tổ chức các điểm ngắm cực quang để tự mình trải nghiệm hiện tượng tự nhiên có một không hai này nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 95
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm