Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh. Đây là nội dung đề số 1 phần thực hành viết trang 34 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Cánh Diều tập 1 bài Nói và nghe - Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội. Sau đây là một số gợi ý của Hoatieu giúp các em nắm được cách làm bài viết trình bày suy nghĩ về thói hay đổ lỗi cho người khác. Mời các em cùng tham khảo.

Suy nghĩ về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh

1. Dàn ý suy nghĩ về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh

Dàn ý suy nghĩ về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh

Dàn ý suy nghĩ về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh

2. Nghị luận về hiện tượng đổ lỗi cho người khác

Trong cuộc sống, để trường thành có lẽ chúng ta đã không ít lần vấp ngã. Tuy nhiên, mỗi lần vấp ngã lại mang đến cho một bài học vô cùng quý giá nếu như ta đón nhận nó một cách tích cực. Trái lại, nếu luôn trốn tránh thì đích đến cảu đường đời sẽ trở nên dài bất tận. Và thói quen hay đổ lỗi cũng sẽ là một rào cản nếu chúng ta không biết cách vượt qua nó để trở thành một phiên bản hoàn thiện hơn cho chính bản thân mình.

Trước hết, ta cần hiểu đổ lỗi cho người khác là hành động như thế nào? Đổ lỗi có lẽ là một thói quen không ít người mắc phải. Đổ lỗi chính là hành vi chối bỏ mọi trách nhiệm, mọi sai lầm của mình, đùn đẩy hay viện mọi lí do để thoái thác hậu quả hoặc gán trách nhiệm đó cho một người khác.

Câu cửa miệng của những con người ấy mỗi khi bị người khác hỏi về lỗi lầm phạm phải là “Tại vì thế nọ, tại vì thế kia…”. Đó chính là sự tự hạ thấp lòng tự trọng của bản thân cũng như thiếu sự tôn trọng đối với người khác.

Biểu hiện của hiện tượng trên đang phổ biến ở khác nhiều nơi. Trong công việc, nếu chúng ta làm việc không có trách nhiệm, khi có lỗi sai lại đùn đẩy thì không chỉ dẫn đến thất bại mà còn ảnh hưởng đến sự đoàn kết của tập thể. Ở trường, lớp, việc chúng ta sai chưa ảnh hưởng tới kinh tế, nhưng sẽ ảnh hưởng tới công việc chung như trong làm việc nhóm, chỉ cần sai một lỗi nhỏ mà không rà soát lại kĩ càng thì sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ bài thuyết trình. Nhưng bạn cứ đùn đẩy hết người này tới người kia, dẫn tới kết cục cả nhóm bị trừ điểm đó là sự thiếu tôn trọng, sự ích kỉ, hèn nhát của bản thân mà ảnh hưởng tới một tập thể.

Từ đâu dẫn tới hiện trạng đó? Đầu tiên xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm và tự trọng của bản thân mỗi người. Lòng ích kỉ luôn đặt bản thân mình lên đầu chỉ nghỉ bản thân không quan tâm cảm xúc người khác nên không cần nhìn nhận sự việc mà cứ thế đổ lỗi. Việc đổ lỗi cũng xuất phát từ sự sống thiếu trách nhiệm với bản thân. Tại sao không thấy rằng mình sai thì mình nhận, từ đó mà rút ra được kinh nghiệm cho bản thân mình để lần sau sửa sai thành đúng. Thiếu trách nhiệm với bản thân, thiếu đi lòng dũng cảm và sự thật thà, thứ mà chúng ta luôn đề cao trong bản chất con người. Hay thậm chí, là từ trong cách nuôi dạy con trẻ, khi một em bé vấp ngã ở đâu, người lớn luôn có câu nói rằng: “A mẹ thương, đánh chừa cái sàn hư này,…” hay nếu em bé có những hành vi không đúng mực lại được bao biện bởi lối nghĩ “Nó còn nhỏ đã biết gì đâu”. Ở lớp, thấy con mình học không tốt có phụ huynh sẽ nghi ngờ năng lực GV mà chưa cần hỏi con mình học như thế nào, có tự giác làm bài hay nghiêm túc nghe giảng không? Hay khi con mình làm điều xấuđã vội đổ lên người bạn của con, cho rằng do con chơi với những người xấu nên như vậy, chứ bản chất con mình hoàn toàn trong sạch và đẹp đẽ. Nhưng họ đã quên đi mất rằng nếu con tốt đẹp thì dù có chơi với ai cũng không dễ bị ảnh hưởng, thậm chí còn làm cho người khác tốt lên.

Việc sống đổ lỗi cho người khác sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, xã hội. Đầu tiên, đó chính là mất đi những người thật lòng yêu quý mình. Tiếp theo, đó sẽ tạo nên sự ích kỉ lớn, đặt cái “tôi” của bản thân lên quá cao. Họ không biết suy nghĩ cho bản thân người khác, chỉ nghĩ tới “mình được hay mất cái gì” để thực hiện. Còn những người khác có được lợi hay không, có vui hay không thì kệ họ, mình không cần quan tâm. Những người hay đổ lỗi thì rất khó để có thể thành công. Tiến sĩ tâm lý học lừng danh Menis Yousry, tác giả cuốn "Tìm lại chính mình", nói rằng: "Những người luôn đổ lỗi cho người khác là những người không bao giờ thành công, bởi bạn sẽ không thể biết được mình thất bại ở điểm gì để lần sau còn rút kinh nghiệm". Nếu chúng ta cứ mãi nghĩ cho lợi ích cá nhân trước mắt mà quên đi sau nó có những gì, quên đi trong tương lai nếu phạm vào thì có đổ được lỗi cho ai không? Đừng vì ngọn cỏ trước mắt mà quên đi phía sau nó là cả cánh đồng, nhận lỗi của bản thân để nhớ rằng sau này mình sẽ không phạm phải sai lầm đó nữa, rút kinh nghiệm cho bản thân để trưởng thành hơn.

Là một ngươi trẻ, tôi tự ý thức được hậu quả của việc sống đổ lỗi cho người khác nghiêm trọng đến như thế nào. Vì vậy, chúng ta hay sống cho đúng, hãy luôn sống có ích từng ngày, có trách nhiệm với cuộc sống của chính chúng ta để dù tương lai có thế nào cũng không bao giờ phải hối tiếc.

3. Suy nghĩ về Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh - mẫu 1

Việc mắc những lỗi lầm trong cuộc sống chắc hẳn ai cũng có. Tuy nhiên lại có một số người không dám đối mặt với những lỗi lầm của mình mà lại đổ lỗi cho người khác.

Có thể nói thói quen hay đổ lỗi cho người khác là một đức tính xấu cần phải được loại bỏ. Ngay từ khi còn nhỏ, mỗi người trong chúng ta đều đã được dạy đức tính trung thực, thật thà dũng cảm. Khi mắc lỗi ta cần trung thực nhận lỗi và dũng cảm để sửa đổi những sai sót của mình. Những lỗi lầm do ta gây ra thì bản thân mình phải biết nhận lỗi vừa sửa sai với một thái độ trung thức và cầu thị. Người xưa đã có câu: Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Nếu khi mắc sai lầm mà chúng ta thẳng thắn nhận lỗi và sửa đổi thì chắc chắn mọi người sẽ luôn vui vẻ và tha lỗi. Trái lại, nếu chỉ biết đổ lỗi vô hình chung ta đã biến mình trở thành một kẻ hèn nhát và dối trá.

Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Chính vì vậy, em mong trong tất cả chúng ta không ai mắc phải căn bệnh hay đổ lỗi này để hoàn thiện bản thân trưởng thành tốt hơn.

4. Suy nghĩ về Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh - mẫu 2

Trong cuộc sống, không ai tránh khỏi việc mắc phải những sai lầm. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải biết chấp nhận lỗi và sửa chữa, thay vì đổ lỗi cho người khác. Đổ lỗi là một thói quen xấu mà chúng ta cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù lớn hay nhỏ, điều quan trọng là tự xem xét và tự đánh giá bản thân. Những sai lầm trong cuộc sống thường bắt nguồn từ chính chúng ta, do đó chúng ta phải có khả năng nhận lỗi và sửa chữa để trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Việc đổ lỗi là kết tập của nhiều thói quen xấu khác nhau. Chúng ta cần nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ để nhận ra sai lầm của mình. Nếu chúng ta chỉ biết đổ lỗi, chúng ta sẽ không bao giờ tiến bộ. Hãy tưởng tượng một người suốt đời chỉ biết trách phạt người khác, liệu họ có thể trở nên kiên cường và vững chắc trước những khó khăn của cuộc sống? Nếu chỉ biết đổ lỗi, chúng ta sẽ không thể phát triển và không ai muốn ở bên cạnh một người luôn tránh trách nhiệm. Khi chúng ta biết chấp nhận lỗi, cuộc sống trở nên yên bình hơn rất nhiều, không gây phiền toái hay căng thẳng cho người khác trong giao tiếp.

Người thường đổ lỗi là những người không nhìn thấy điểm yếu của bản thân, luôn cho rằng mình đúng và đổ lỗi cho người khác sau mỗi thất bại. Một lời xin lỗi không làm chúng ta trở nên yếu đuối, mà ngược lại, nó thể hiện sự trưởng thành. Việc nhận lỗi và sửa chữa không làm chúng ta suy yếu, mà ngược lại, nó giúp chúng ta hoàn thiện và trở nên tốt hơn.

“Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp” - Benjamin Franklin. Hãy luôn cố gắng nhận lỗi và sửa chữa, để chúng ta ngày càng hoàn thiện và trở nên tốt đẹp hơn. Điều này không chỉ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn, mà còn mang lại sự hoàn thiện cho bản thân, để cuộc sống trở nên tốt hơn và thuận lợi hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 bộ sách Cánh Diều của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
29 28.128
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm