Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 kì 2 sách mới Cánh Diều 2024

Tài liệu ôn tập học kì 2 Văn 8 Cánh Diều

Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 kì 2 sách mới được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là tài liệu ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 8 sách Cánh Diều với đầy đủ các nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm môn Ngữ văn 8 học kì 2 kèm theo một số đề đọc hiểu vận dụng giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn thật tốt trước khi đi thi. Sau đây là nội dung chi tiết đề cương ôn thi học kì 2 Ngữ văn 8 Cánh Diều, mời các em cùng tham khảo.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Cánh Diều học kì 2

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

PHẦN 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Truyện:

- Khái niệm về đề tài, chủ đề

+ Đề tài: là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản.

+ Chủ đề: là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản.

- Cách xác định đề tài, chủ đề trong tác phẩm văn học

+ Để xác định đề tài, người ta thường đặt câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì (hiện tượng, phạm vi cuộc sống)?

+ Để xác định chủ đề, người ta thường trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu lên là gì?

2.Thơ Đường luật

Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Đường luật là thể thơ rất nổi tiếng trong văn học Trung Quốc, có từ thời Đường (618 - 907), sau đó du nhập sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản.

- Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu).

- Bố cục của một bài bát cú gồm bốn phần: để, thực, luận, kết, mỗi phấn có hai câu (gọi là liên). Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp.

- Niêm (nghĩa đen: dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau): Âm tiết (chữ) thứ hai của câu chẵn thuộc liên trên phải cùng thanh (niêm) với âm tiết thứ hai của câu lẻ thuộc liên dưới, ở bài bát cú thì các cặp câu 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7 phải niêm với nhau; ở bài tứ tuyệt là các câu 1 - 4, 2 - 3.

- Luật: Thơ Đường luật buộc phải tuân thủ luật bằng trắc. Nếu chữ thứ hai của câu thứ nhất thanh bằng (không dấu, dấu huyền) thì bài thơ thuộc luật bằng và là luật trắc nếu mang thanh trắc (dấu hỏi, ngã, sắc, nặng).

- Vần: Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1,2,4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1,2,4.

- Nhịp: Thơ Đường luật thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn).

- Đối: Trong thơ Đường luật, ở phán thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau vế âm, vế từ loại và về nghĩa; ví dụ: chữ vân bằng đối với chữ vân trắc, danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ,…

3.Truyện lịch sử và tiểu thuyết

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện đa tuyến và đơn tuyến, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ của người kể chuyện,...) trong truyện lịch sử và tiểu thuyết.

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện lịch sử là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lịch sử không chỉ đơn thuần liệt kê các sự kiện, kể về những con người có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động.

2. Cốt truyện

Cốt truyện của truyện lịch sử là một hệ thống sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc được sắp xếp theo ý đồ nhất định của tác giả nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm.

3. Bối cảnh

Bối cảnh của truyện lịch sử là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.

4. Nhân vật chính

Nhân vật chính của truyện lịch sử thường là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; ngoài ra, tác giả còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác.

5. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ của truyện lịch sử phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả, trần thuật ... tác giả tái hiện lại không khí, sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động.

4. Nghị luận văn học.

Khái niệm

Văn bản nghị luận văn học là loại văn bản trong đó người viết trình bày quan điểm, đánh giá về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học (tác giả, tác phẩm, thể loại,...)

Các thành tố của bài văn nghị luận văn học

- Luận đề: là vấn đề trọng tâm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc phần mở đầu văn bản.

- Luận điểm:

+ Là những ý chính được triển khai nhằm cụ thể hóa luận đề, dựa trên đặc điểm của đối tượng được bàn luận.

+ Thường được trình bày bằng một câu khái quát và được làm sáng tỏ bởi lí lẽ và dẫn chứng.

- Lí lẽ: là những căn cứ được sử dụng để giải thích, làm rõ cho luận điểm.

- Bằng chứng: là những ví dụ cụ thể về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học (các hình ảnh, chi tiết, câu văn, câu thơ…) hoặc ví dụ từ thực tế được đưa ra nhằm chứng minh, củng cố cho lí lẽ.

Mối liên hệ giữa các thành tố

- Luận điểm gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp một cách hệ thống, hợp lí để giúp cho luận đề của văn bản được sáng rõ, thuyết phục.

- Lí lẽ phải sức thuyết phục, nhằm giải thích làm rõ được luận điểm, lí lẽ cần chặt chẽ, xác đáng.

- Bằng chứng được đưa ra nhằm chứng minh, củng cố cho lí lẽ. Muốn có sức thuyết phục, bằng chứng cần phù hợp, tiêu biểu.

PHẦN II: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Từ toàn dân

- Từ ngữ được sử dụng rộng rãi trong mọi vùng miền của đất nước.

VD: cha, mẹ, sắn, ngô, gì, nào, sao, thế,…

- Là khối từ ngữ cơ bản và có số lượng lớn nhất của ngôn ngữ.

- Từ ngữ toàn dân không chỉ có vai trò quan trọng trong giao tiếp ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa và sử dụng đúng từ ngữ toàn dân là điều kiện để giao tiếp có hiệu quả.

2.Từ ngữ địa phương

- Là những từ ngữ được sử dụng ở một vùng miền nhất định.

VD: thầy, u, mì, bắp, chi, răng, rứa,…

- Số lượng không lớn, phạm vi dùng hạn chế

- Phản ánh nét riêng của con người, sự vật mỗi vùng miền, có vai trò quan trọng đối với hoạt động giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày và đối với sáng tác văn chương.

- Cần hiểu được nghĩa và biết sử dụng đúng chỗ, đúng mức nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp.

3. Biệt ngữ xã hội

- Là những từ ngữ được dùng với nghĩa riêng trong một nhóm xã hội nhất định.

VD: pó tai, rùi, bít, ga tô,…

- Trong tác phẩm văn chương, lời ăn tiếng nói của nhân vật cũng có thể phản ánh biệt ngữ của nhóm xã hội mà nhân vật thuộc vào.

- Việc sử dụng cần có chừng mực để đảm bảo hiệu qủa giao tiếp và giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.

4. Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh.

- Đảo ngữ là biện pháp tu từ, theo đó, một bộ phận câu được chuyển từ vị trí thông thường (vốn có) sang vị trí khác.

->Tác dụng:

+ Nhằm nhấn mạnh vào sự vật, sự việc được biểu thị bởi bộ phận đó.

+ Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các càu trong văn bản. Trong một số trường hợp, đảo ngữ vừa nhấn mạnh vừa tạo sự liên kết.

- Câu hỏi tu từ là câu có đặc điểm hình thức của câu hỏi nhưng không dùng để hỏi mà dùng để gián tiếp biểu thị các mục đích giao tiếp khác như cắu khiến, biểu cảm, khẳng định, phủ định.

- Từ tượng hình, từ tượng thanh:

+ Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh của sự vật.

+ Từ tượng thanh là từ gợi tả (mô phỏng) âm thanh của tự nhiên hoặc âm thanh do con người.

->Tác dụng:

+ Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao

=>Thường được sử dụng trong thơ văn và khẩu ngữ.

5. Câu khẳng định, câu phủ định.

a. Câu khẳng định:

- Về chức năng: Câu khẳng định dùng để thông báo, xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việc nhất định.

- Về hình thức: câu khẳng định thường không chứa các từ ngữ mang ý nghĩa phủ định.

- Lưu ý: Câu khẳng định được dùng với hình thức “phủ định của phủ định”; tức là lặp đi lặp lại hai lần từ ngữ mang nghĩa phủ định.

Ví dụ: “Tháng Tám, hồng hạc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu...” (Băng Sơn)

b. Câu phủ định

- Về chức năng: là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc hoặc bác bỏ một ý kiến, một nhận định nào đó.

- Về hình thức: câu phủ định thường có các từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải, chẳng phải, đâu (có), có...đâu, làm gì, làm sao, ...

.........................

Nội dung chi tiết đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Cánh Diều học kì 2 mời các bạn xem thêm trong file tải về.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 18
0 Bình luận
Sắp xếp theo